Ngày đăng: 23/02/2010 - 09:07:06
Trước cửa CLB Hanoi lại Sapa có ai đó gõ cửa. Một người đàn ông Việt Nam 23 tuổi lóng ngóng đi vào trung tâm tư vấn. Anh ta đến Praha năm ngoái và bây giờ đang gặp hoạn nạn. Anh không biết phải làm gì. Con đường sang đây có giá 12 nghìn đô-la, vào khoảng 235 nghìn korun, anh ra đi để lại khoản nợ lớn ở nhà.
“Một dịch vụ môi giới hứa sẽ thay đổi mục đích cư trú cho tôi và tôi đã trả thêm 21 nghìn nữa. Nhưng họ không làm gì cả, chỉ hứa không,“ người đàn ông kể. Cuộc bàn bạc giữa hai bên được giúp đỡ với phiên dịch.
Khi anh ta ốm và nằm một tuần trong bệnh viện, anh biết thêm rằng dịch vụ môi giới còn làm bảo hiểm sai và vì thế anh nợ cả bệnh viện.
“Tôi mất cả công việc tạm thời đang tạo ra tiền để tồn tại. Giờ tôi ở nhờ người quen và gia đình tại Việt Nam nuôi tôi,“ anh nói đầy thất vọng.
Ở nhà là người vợ và 2 con. Ai cũng tin anh sẽ đi làm trở lại và trả nợ lẫn lãi. Nếu không trả được họ sẽ mất cả căn nhà cũng như căn nhà của cha mẹ.
Tại trung tâm tư vấn anh bàn về tình hình của mình với luật sư, họ khuyên anh làm bảo hiểm sức khỏe hợp lý và cả bác sĩ. Anh nhận được gợi ý học khóa hội nhập kèm dạy tiếng Séc. Thích thú với điều đó, anh nói: “Tôi muốn biết tiếng tốt hơn vì tôi còn phải ở đây lâu. Không còn sự lựa chọn nào khác.“
Chủ tịch CLB Eva Pechová gần đây nghe nhiều cầu chuyện tương tự. Người Việt Nam tìm các tư vấn luật pháp. Họ không có thói quen kí hợp đồng và không hiểu tại sao phải đóng bảo hiểm sức khỏe.
Gia đình họ có nguy cơ bị siết nợ
Người Việt Nam tại Séc lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Cuộc khủng hoảng kinh tế động tới chủ yếu những người mới đến, họ phải trả rất nhiều tiền cho các dịch vụ môi giới lao động. Điều này được xác nhận bởi chương trình nghiên cứu trong cộng đồng Việt Nam được làm bởi nhiều tổ chức.
Giá của việc môi giới làm cư trú lao động nhiều khi tới tận 15 nghìn đô-la, nghĩa là khoảng 295 nghìn korun.
“Gia đình họ ở Việt Nam phải thế chấp đến 4 căn nhà để có thể gửi thành viên gia đình mình tới Séc. Người Việt Nam còn phải trả tiền ứng trước một đến hai nghìn đô-la, mà được trả lại sau 3 năm. Chiến lược của họ là cố ở lại đây và trả nợ,“ Irena Konečná, chủ tịch tổ chức La Strada giải thích.
Nếu không có khả năng trả nợ thì cả gia đình có nguy cơ bị siết nợ.
Theo bà Konečná thì nhiều người di cư đến đây sống bằng “giấy tờ“, họ kiếm tiền bằng cách làm hộ người khác việc kéo dài cư trú, làm thuế, trợ cấp xã hội và bảo hiểm y tế. Nhiều khi chính gia đình họ ở Việt Nam phải gửi tiền sang giúp.
Nhận được thông tin sai
Theo nghiên cứu của các tổ chức bằng việc góp nhặt lời khai của 30 người Việt Nam tại Praha thì tình trạng dừng cấp thị thực lao động cuối năm 2008 đã khiến nhiều người nước ngoài phải làm thị thực kinh doanh. Điều này khó khăn hơn và cần vai trò của người môi giới, như một người trong họ đã nói, người “kinh doanh“ cuối cùng cũng chỉ trụ được giống như công nhân.
“Tất cả mọi thứ đều khác sự tưởng tượng của tôi. Tôi làm việc 30 ngày một tháng, làm thêm giờ cũng không nhận được gì hết. Tôi có lương sạch là 8 nghìn và không phải trả tiền ăn,“ một người nói. Điều đó có nghĩa là anh được trả khoảng 23 korun một giờ làm việc.
Tác giả cuộc nghiên cứu nhằm vào cả sự tuyên truyền ở Việt Nam. Họ tìm thấy rằng người nước ngoài xuất cảnh ra thế giới cùng với lượng thông tin quá ít. Đối lập với những bức tranh lí tưởng mà các công ty môi giới tại đó vẽ ra, ở đây họ sống trong điều kiện vô nhân phẩm. Nhiều người đi làm chỉ được ăn và có chỗ ở. “Nghiên cứu chúng tôi thấy cả dấu hiệu bóc lột,“ bà Konečná nói.
Những người mới đến theo bà phải được phân biệt rõ khỏi các nhóm người Việt ở Praha đang buôn rau quả hay thực phẩm. Nhiều khi họ đã là thế hệ thứ hai rồi.
Khóa học tiếng Séc
2 lần một tuần các cửa sổ tại trường Tiểu học Meteorologická ở Libuš sáng đèn tới đêm. Khoảng 20 người Việt đang học khóa tiếng Séc dành cho người mới bắt đầu.
“Họ có vấn đề lớn nhất với đại từ, trong tiếng Việt không có, họ nói về mình với ngôi thứ ba. Trong tiếng của chúng tôi ngữ pháp đơn giản hơn nhiều và không có chia cách hay chia thời,“ cô giáo Nguyen Giang Linh 30 tuổi cười. Chị là bà mẹ của 2 đứa con đã ở Séc 15 năm. Học xong công nghệ thông tin ở trường Toán-Lý nhưng chị rất thích dạy tiếng Séc buổi tối cho những đồng hương kém tri thức hơn.
“Tôi làm, bạn làm, anh ấy làm, chúng tôi làm …“ Linh viết lên bảng. Sinh viên, thường là phụ nữ, nhắc lại rất tập trung. Họ thuộc nhanh nhưng khó hiểu tại sao những một từ lại có nhiều đuôi khác nhau vậy. Học sinh học từ những quyển sách tự tạo bởi cô giáo. Không có sách nào hợp lí được bày bán và ngay cả từ điển Séc-Việt chất lượng cũng không. Nhưng học sinh có lí do để cố gắng. Cuộc thi lấy bằng tiếng Séc A1 cho người nước ngoài là bắt buộc để xin định cư lâu dài.
“Nhu cầu về tiếng Séc của họ đã vượt qua cả sức của chúng tôi. 120 người đăng ký, chúng tôi chỉ chọn 40 người cần nhất. Đó là những người không hề biết từ tiếng Séc nào. Trong khóa hội nhập tiếp theo chúng tôi dạy họ cách điền các mẫu đơn,“ Eva Pechová từ CLB Hanoi nơi tổ chức khóa học tiếng Séc cho người Việt Nam nói. Khóa thứ nhất bắt đầu năm ngoái vào tháng 10, tháng 3 sẽ tiếp tục phần hội nhập. Chi phí các khóa học này được trả bởi quý Xã hội châu Âu và thành phố.
Chồng mang chị ấy đến
Thom, 32 tuổi cũng theo khóa học, chị là người duy nhất trong 8 anh chị em đến Séc từ thành phố Huế. Câu chuyện của chị lại khác với những người đồng hương.
“Tôi có chồng người Séc. Chúng tôi quen nhau ở một nhà hàng Việt Nam nơi tôi từng làm việc. Tôi sống ở Praha từ năm 2008 và chúng tôi có một bé trai 1 tuổi. Tôi vẫn chưa biết tiếng Séc tốt nên muốn học khóa này,“ cô gái kể.
Chồng đưa chị đến khóa học này. Jiří Kocourek là người giám sát chuyên nghiệp tại đây. Anh là nhà xã hội học và Việt Nam học chủ yếu nhằm vào những người mới sang, di cư từ Việt Nam với hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
“Những năm gần đây người Việt ở Praha đông hơn. Họ kéo về chợ Sapa sau khi cuộc khủng hoảng lấy mất việc làm. Trong hoàn cảnh khó khăn họ thường còn mang nợ và chỉ trông mong vào sự đoàn kết của cộng đồng,“ Jiří Kocourek giải thích.
Anh đến với tiếng Việt nhiều năm trước nhờ thầy giáo dạy bõ. Đầu tiền anh học từng từ một, rồi một thời gian anh tới Việt Nam để mở rộng thêm kiến thức của mình. Rồi anh gặp vợ.
Họ bắt đầu thích tiếng Séc
Học sinh chăm chỉ tập trung học 2 tiếng rưỡi chỉ với giờ giải lao nhỏ. Người Việt rất siêng năng.
“Chúng tôi thích ở đây, bởi vì tôi thấy mình học tốt lên. Tôi bán ở quầy quần áo và cần hiểu nhiều hơn,“ Vu Thi Thu 42 tuổi nói một cách hài lòng, chị sang đây nhiều năm trước với con trai 8 tuổi, con gái thì đã sinh ra ở Séc.
Lúc đầu không dễ dàng gì. “Chúng tôi chen chúc ở nhà thuê, giờ đây chúng tôi có nhà to hơn. Cuộc sống ở đây vẫn dễ hơn ở Việt Nam,“ chị nói thêm.
Nguồn tin: Vietinfo
- TIỆC ÂM NHẠC GIỮA NHỮNG NGƯỜI BẠN II(20/08/2023 - 20:06:16)
- THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG MỪNG XUÂN QUÝ MÃO 2023(13/01/2023 - 09:02:03)
- Tin buồn(25/07/2020 - 00:00:00)
- Thông báo dừng thu nhận ủng hộ Việt Nam và CH Séc chống dịch bệnh Covid 19(26/03/2020 - 20:46:22)
- Thông báo về việc ủng hộ Việt Nam và CH. Séc chống dịch bệnh Covid 19(23/03/2020 - 00:00:00)
- THÔNG BÁO MỜI THAM DỰ TIỆC MỪNG XUÂN CANH TÝ 2020 VÀ GIẢI TENIS HỮU NGHỊ VIỆT-SÉC(15/01/2020 - 07:50:41)
- Thông báo triệu tập Đại biểu dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Hữu nghị Việt Nam - Séc lần thứ IV, nhiệm kỳ 2019 - 2024(06/06/2019 - 00:00:00)
- Thông báo chương trình hoạt động chào mừng Xuân Kỷ Hợi(28/01/2019 - 10:40:10)
- LIÊN HOAN PHIM SÉC – SLOVAKIA LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM(01/11/2018 - 00:00:00)
- Đại sứ quán Cộng hòa Séc thông báo về việc mở Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực ngắn hạn Schengen tại Hà Nội(08/10/2018 - 14:21:50)