Ngày đăng: 30/04/2010 - 17:08:32
Người Việt Nam đã sống và học tập ở Praha ngay bên cạnh chúng ta hàng mấy chục năm nay. Ban đầu, từ thời kỳ xã hội chủ nghĩa, người cn sang Séc học tập hoặc lao động như các công nhân trong các nhà máy hay là làm y tá trong các bệnh viện (cho đến nay ta vẫn nghe thấy là người Việt Nam có những bàn tay rất nhạy cảm, có điều giờ đây những bàn tay ấy không chăm sóc bệnh nhân mà chuyển sang làm mát sa).
Người Việt Nam quen mà lạ
Mặc dù chúng ta hàng ngày gặp người Việt Nam nhưng nhiề người trong chúng ta chẳng biết gì về họ ngoài những chuyện xấu xa như thanh toán lẫn nhau, buôn bán ma túy và ăn ở mất vệ sinh. Họ đã tạo nên một cộng đồng kín dáo nhất ngay giữ lòng châu Âu và tiếp tục sống theo tinh thần truyền thống của đất nước mình. Qả là một nghịch lý khi ta không thấy những điều nổi trội của họ, bởi vì triết lý văn hóa Phương Đông vẫn giữ được truyền thống của mình nga trên đất Séc. Vậy các bạn hãy thủ đến triển lãm ở Bảo tàng mà xem.
Tham triển lãm Praha bạn sẽ nhận ra được đâu là những điểm chung giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Quốc, nền văn hóa được bao người nhắc tới.
Truyền thống và hiện tại
Triển lãm được chia thành mấy nhóm đề tài khác nhau xen kẽ giữa văn hóa cổ xưa và cuộc sống hiện tại được khắc họa trong một một trường hoàn toàn khác là nước Séc, tại Praha nơi cộng đồng Việt Nam làm ăn sinh sống.
Một phần của triển lãmgiành cho lịch sử giới thiệu văn hóa Việt Nam như là một trong những nền văn hóa cổ nhất trong khu vực Đông Nam Á còn giữ lại được nhiều nét tryền thống riêng sau hàng nghìn năm. Đồng thời nên văn hóa ấy cũng tiếp nhận những luồng tư tưởng tryền thống của Trung Quốc sau nhiều năm bị đô hộ.
Qua các bức ảnh, những đoạn video và những hình ảnh minh họa cho các lễ nghi tinh thần, việc tổ chức các lễ tết truyền thống như Tết Ngyên Đán, Tết Trung Thu. Hay so với người Séc chúng ta, việc tưởng nhớ đến những người đã khuất của người Việt Nam sâu sắc hơn nhiều trong cái gọi là “Thờ cúng tổ tiên”. Đốt hình nhân thế mạng là một nghi lễ rất khác biệt. Còn việc đốt vàng mã là để đảm bảo sự giàu sang. Ở đây các bạn còn thấy những ban thờ thần tài trong các cửa hàng (theo quan niệm của người Séc thì đó là việc thừa, cổ lỗ sĩ) của người Việt Nam.
Thật khó mà tưởng tượng được cuộc sống của các nước Phương Đông mà lại thiếu võ thuật và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tại triển lãm các bạn sẽ được thấy tư liệ về võ thuật Hồng Khí đạo.
Thú vị nhất là các sản phẩm của nghệ thuật taoh hình và các vật dụng mang tính nghệ thuật từ cổ chí kim một lần nữa minh chứng cho sự ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc. Những chiếc hộp sơn mài, những pho tượng cho đến những chiếc đũa ăn cơm, quần áo, tranh ảnh và những bức họa trở thành những bằng chứng hùng hồn mặc dù người Việt Nam đã sử mô phỏng những nguyên tác ấy qua những lọ hoa, chim chóc. Dĩ nhiên là không thể thiếu một trong những hình tượng cổ nhất của Trung Quốc đó là Rồng, được trang trí ngay ở lối vào. Đầu rồng ở đây được phối hợp với hình bóng của cây cầu Sác Lơ và cả Malá Strana tượng trưng cho sự giao lưu giữa hai nền văn hóa.
Tại triển lãm còn có sự hiện diện các chuyên ngành văn hóa khác của Việt Nam như văn học, ca kịch cổ truyền cũng như hiện đại và âm nhạc.
Tôn giáo tất cả các nước hãy liên hiệp lại!
Phần giành cho tôn giáo quả là một trong những chủ đề rất đáng lưu tâm vì nó thể hiện Việt Nam là một dân tộc khoan dung chấp thuận thiều tôn giáo khác nhau, đồng thời các tôn giáo này lại không hề mẫu thuẫn với nhau. Nền văn hóa Việt Nam về cơ bản chịu ảnh hưởng của ba giáo lý tinh thần chính là Đạo Khổng, Đạo Lão và Đạo Phật. Trong quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam thì sau đó còn du nhập thêm các tôn giáo khác như Đạo Hinđu, Đạo Hồi và cả Đạo Thiên Chúa giáo khi Việt Nam là thuộc địa của Pháp. Phổ thông nhất ở Việt Nam vẫn là Đạo Phật.
Việc hòa hợp các tôn giáo của Việt Nam thể hiện trong câu nói nổi tiếng của vua Lê Thánh Tông từ thế kỷ 16: “Tôi là người theo Đạo Khổng, còn khi thực thi khóa lễ thì tôi là người theo Đạo Phật, Sau bữa trưa tôi đến thăm các đền, khi gặp một nàng tiên tôi làm thơ và xây dựng những tòa tháp để tiên nữ có thể bay về trời, trong sâu thẳm trái tim tôi theo Lão Tử”.
Trong triển lãm cũng có một cửa chùa được dựng nên để tượng trưng cho sự khiêm nhường cũng như phong cách sống. Thường với người châu Âu chúng ta thì đó là một cái cổng hay cửa ra vào. Ở đây chúng ta gặp ngay một bức tường chắn và ta phải đi vòng sang bên trái hoặc bên phải.
Thế giới thần tiên với những món ăn tuyệt vời
Một phần khong thể bỏ qua cả triển lãm này là tế giới thực với những món ăn ngon và cả hướng dẫn cách làm một món ăn truyền thống là “phở bò”. Các ban sẽ được làm quen với các loại chè khác nhau. Theo các chuyên gia thì cà phê ở đây rất tuyệt vời.
Triển lãm sẽ chẳng còn là triển lãm về cộng đồng người Việt Nam nếu ở đây không có những hoạt động thương mại mà ngay nay cũng trở thành thông lệ ở Séc.
Triển lãm khi nào và ở đâu?
Bạn có thể đến thăm triển lãm này từ 31 tháng 3 đến ngày 12 tháng 9 năm 2010 tại Tòa nhà chính của Bảo tàng thủ đô Praha, Na Poříčí 52, Praha 8. Ngoài các chương trình đã qua thì từ nay các bạn có thể được thưởng thức các chương trình:
4.5.2010 Triển lãm có sự thuyết trình của Thạc sĩ Eva Pechová evapch@seznam.cz, 608338257
11.5.2010 Việt Nam, giao lưu của các tôn giáo, Thạc sĩ Ján Ičo janoico@gmail.com, 776616099
18.5.2010 Những truyền thống tinh thần Việt Nam Petr Komers, Tiến sĩ p.komers@seznam.cz, 777098370
25.5.2010 Những thay đổi của cộng đồng người Việt Nam ở Praha, Thạc sĩ Jiří Kocourek jirka.kocourek@jirkoc.cz, 603583690
1.6.2010 Những cây thuốc Việt Nam, Giáo sư Pavel Valíček, Tiến sĩ valicek.pavel@ktvmb.cz, 606201346
8.6.2010 Đôi nét bên cạnh mối quan hệ Séc Việt, Thạc sĩ Karel Kučera kucera@muzeumprahy.cz, 724237730
15.6.2010 Những kinh nghiệm của một nhà Địa lý ở miền Bắc Việt Nam, Thạc sĩ Khoa học tự nhiên Josef Ševčík sevcikjosef@volny.cz, 737578894
7.9.2010 Việt Nam, giao lưu các ngôn ngữ, Thạc sĩ Triết học Ivo Vasiljev Phó tiến sĩ ivasiljev@hotmail.com, 732408905
14.9.2010 Âm nhạc truyền thống Việt Nam, Phó giáo sư Zuzana Jurková, Tiến sĩ zuzana.jurkova@post.cz, 72311852
Nguồn tin: Vietinfo
- TIỆC ÂM NHẠC GIỮA NHỮNG NGƯỜI BẠN II(20/08/2023 - 20:06:16)
- THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG MỪNG XUÂN QUÝ MÃO 2023(13/01/2023 - 09:02:03)
- Tin buồn(25/07/2020 - 00:00:00)
- Thông báo dừng thu nhận ủng hộ Việt Nam và CH Séc chống dịch bệnh Covid 19(26/03/2020 - 20:46:22)
- Thông báo về việc ủng hộ Việt Nam và CH. Séc chống dịch bệnh Covid 19(23/03/2020 - 00:00:00)
- THÔNG BÁO MỜI THAM DỰ TIỆC MỪNG XUÂN CANH TÝ 2020 VÀ GIẢI TENIS HỮU NGHỊ VIỆT-SÉC(15/01/2020 - 07:50:41)
- Thông báo triệu tập Đại biểu dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Hữu nghị Việt Nam - Séc lần thứ IV, nhiệm kỳ 2019 - 2024(06/06/2019 - 00:00:00)
- Thông báo chương trình hoạt động chào mừng Xuân Kỷ Hợi(28/01/2019 - 10:40:10)
- LIÊN HOAN PHIM SÉC – SLOVAKIA LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM(01/11/2018 - 00:00:00)
- Đại sứ quán Cộng hòa Séc thông báo về việc mở Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực ngắn hạn Schengen tại Hà Nội(08/10/2018 - 14:21:50)