Ngày đăng: 01/07/2010 - 08:18:51
Không theo như những lời trấn an của một vài chính khách là nền kinh tế sẽ đứng vững trước khủng hoảng, nhiều nhà máy xí nghiệp đang phá sản và thải người.
Theo ông, thì điều đó là không cần thiết. Vậy ông có thể giải thích cho độc giả của chúng tôi được không?
Khủng hoảng tài chính mà trước hết đã đụng chạm chủ yếu đến USA, Iceland và các nước EU trong đó có CH Séc, gây hậu quả tiêu thụ giảm, và vì thế sản xuất bị hạn chế đồng thời tăng tỉ lệ thất nghiệp. Sai lầm của nhiều nhà sản xuất chúng ta là, đã nông cạn rời bỏ thị trường phía Đông và chỉ chú trọng vào các đơn đặt hàng trong EU, phần lớn là CHLB Đức. Trong khi đó, tại Việt Nam, quốc gia với 88 triệu dân và mức tăng trưởng HDP hơn 5,3%, cách đây hơn một năm trở thành hội viên WTO (Tổ chức thương mại quốc tế) và có ký kết với CH Séc hiệp định bảo vệ đầu tư cùng cả tránh đánh thuế hai lần, đang hết sức quan tâm tới hàng hoá và công nghệ kỹ thuật Séc. Người Việt Nam cảm mến CH Séc và có tới hơn hai trăm nghìn người nói được tiếng Séc hay Slovakia, vì trong quá khứ từng được đào tạo hay làm việc ở nước ta.
CHXHCN Việt Nam có đủ tiềm lực tài chính để mua tất cả những gì cần thiết mà không tự sản xuất được, bởi vì đó là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới loại cà phê Robusta, được sử dụng để chế biến sản phẩm của Nescafé, xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới và thứ ba thế giới về xuất khẩu tôm. Các công ty nhà nước và tư nhân Việt Nam mua được trên toàn thế giới các sản phẩm và công nghệ mà họ cần thiết, mặc dù những nhà xuất khẩu của chúng ta không hề mang tới giới thiệu trong hội chợ quốc tế ở Hà Nội. Và điều này hiện nay nên sớm thay đổi. Trong 15 năm hoạt động thúc đẩy xuất khẩu cho các công ty của chúng ta ở Việt Nam, tôi biết rằng việc tiếp thị và hiện thực hoá quảng cáo chào hàng tốt nhất là tại hội chợ quốc tế lớn nhất và có tiếng vang nhất ở Việt Nam, Hội chợ quốc tế thương mại VIETNAM EXPO tại Hà Nội, đã diễn ra hồi tháng tư năm nay và Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp VIIF tại Hà Nội, sẽ diễn ra từ 19 đến 23 tháng 10 năm nay.
Ông có thể nói rõ hơn về cơ hội cho các công ty Séc?
Có mối quan tâm về pha-lê Séc và sành sứ, bia, rượu vang, sữa bột, bánh ngọt (nhất là bánh ép mỏng “oplatky“ hay loại tatranky), đồ chơi, máy móc đóng gói thực phẩm, các thiết bị kỹ thuật thủ công xắp xếp hàng hoá, công nghệ chế biến thực phẩm và hải sản, kỹ thuật đông lạnh, làm mát, xe chở khách, xe hơi, xe máy, xe máy bốn bánh, xe đạp thể thao, thuyền gắn máy, máy phát điện chạy bằng sức gió, động cơ diesel, máy hàn điện, máy bơm nước, hệ thống lọc nước thải, hệ thống khử nước uống, phễu lọc nước uống gia đình, trạm xăng, công cụ nông nghiệp và làm vườn, công nghệ bio, máy móc xây dựng, phụ tùng, xe cẩu, xe ủi, máy cầy, máy tiện kim loại và gỗ, động cơ điện, cầu chì cầu dao điện, trạm biến thế, hệ thống phân phối điện, vòng bi, trang thiết bị, dụng cụ và nguyên liệu y tế, kỹ thuật khai thác hầm mỏ (Việt Nam có những mỏ than anthracite lớn và sạch nhất thế giới- 1234 triệu tấn, quặng bauxite, đồng và cả đá cẩm thạch tự nhiên), hệ thống phân phối và chế biến dầu mỏ và khí đốt (Việt Nam là nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ ba ở biển Nam Trung Quốc và có mỏ khí đốt ngầm với trữ lượng năm bilion m3), công nghệ kỹ thuật chế biến kích phẳng và cả các loại kính thuỷ tinh khác (tại Việt Nam cũng có mỏ cát thuỷ tinh), nhưng cũng cả mở rộng du lịch song phương, dịch vụ bảo hiểm và ngân hàng hay thành lập công ty liên hợp sản xuất hoặc lắp ghép tại Việt Nam trong 72 khu công nghiệp, với khả năng ưu đãi về thuế tới 8 năm.
Tại Thủ đô Hà Nội đang chuẩn bị xây dựng một sân bay lớn nhất và hiện đại nhất ở châu Á với chi phí tám tỉ Mỹ kim, bắt đầu khởi công vào tháng hai năm 2011 và khi hoàn thành sẽ có công suất tiếp đón 1096 chuyến bay mỗi ngày và làm thủ tục cho 80 triệu hành khách một năm. Tại Hà Nội cũng đang chuẩn bị xây dựng tuyến đường sắt nổi với hệ thống vận tải 17 bến và tại thành phố Sài Gòn làm tầu điện ngầm, với một phần cả chạy nổi. Ngân hàng Goldman Sachs đã xếp Việt Nam vào danh sách Next Eleven- mười một quốc gia sẽ có nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thế kỷ 21, bên cạnh nhóm BRIC nổi tiếng. Và điều này không chỉ các nhà đầu tư của chúng ta nên ý thức được, mà chủ yếu nhất là các nhà xuất khẩu sản phẩm và công nghệ, có cơ hội tham gia những kế hoạch lớn trên ở Việt Nam. Đơn giản là thị trường mới= sức tiêu thụ mới= thêm vị trí lao động trong nước= giảm tỉ lệ thất nghiệp!
Với đạo đức thanh toán thì như thế nào, là điều mà các doanh nhân Séc bắt đầu than phiền tại CH Séc?
Tôi khuyên thực hiện theo nguyên tắc buôn bán với sự hỗ trợ tuyệt đối L/C phong toả tài khoản không thể thay đổi. Mọi thương cuộc ở Việt Nam đều không có rủi ro, bởi ngân hàng Thương mại (KB) và cả ČSOB nhiều năm nay đã quan hệ trực tiếp với Vietcombank tại Việt Nam và HSBC thậm chí đã có tại Việt Nam cơ sở vững chắc của mình, thuộc vào những ngân hàng lớn nhất ở đó. CH Séc đã ký với Việt Nam hiệp định tránh đánh thuế hai lần và bảo vệ đầu tư.
Theo như ông đã nói, là Ngân hàng Thế giới xếp Việt Nam vào danh sách Next Eleven (mười một quốc gia sẽ trở thành nền kinh tế lớn mạnh nhất trong thế kỷ 21), vậy theo ông điều gì cản trở các nhà quản lí kinh doanh Séc hiểu tiềm năng ấy?
Rất khó nói. Cách đây mấy năm tôi có dịp diễn thuyết trong hội nghị danh tiếng của Viện kinh tế Schiller (thực hiện dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Thế giới) tại khách sạn Hilton ở thành phố Meinz của Đức, ở đó đại diện Ngân hàng Thế giới đã thông báo với quan khách từ khắp thế giới, rằng thế kỷ châu Âu đã qua, rồi tới thế kỷ châu Mỹ và sẽ tới thế kỷ châu Á. Đáng tiếc, rằng một số nhà quản lí kinh doanh của chúng ta vẫn chưa ý thức được điều đó. Nếu ai không hợp tác với châu Á, thì người đó sẽ không đứng vững được với các đối thủ cạnh tranh.
Không thể ngạc nhiên, rằng ngày 03 tháng hai năm nay bà Thủ tướng Angela Merkel nhân danh Chính phủ Đức đã tuyên bố rằng năm 2010 tại Đức là “Năm Việt Nam“. Chính phủ và nhiều cơ quan của chúng ta nên lấy đó làm ví dụ thay vì thực hiện chuyến bay về Việt Nam ba ngày với giá 113 nghìn korun cho các doanh nhân, khi mà vào thời điểm ấy ở đó không có bất kỳ hội chợ lớn nào có sự tham dự của các công ty Séc, đã chiếm lĩnh các vị trí đàng hoàng trong cả hai hội chợ lớn nhất ở Việt Nam. Nhưng dĩ nhiên điều đó được quyết định bởi những người đúng là chẳng hiểu biết gì về Việt Nam và hoàn toàn không chịu để cho chúng tôi cố vấn. Điều đó thật đáng tiếc cho nền kinh tế của chúng ta, bởi vì các doanh nhân Đức đang tấn công mạnh mẽ trong các hội chợ ở Việt Nam. Có lẽ họ hiểu tốt hơn, bởi nguồn gốc sinh ra là người Việt Nam, nay là công dân Đức, là Bộ trưởng Y tế CHLB Đức. Tại USA thì đã hai năm nay lại có Thượng nghị sĩ đại diện cho đảng Cộng hoà từ bang Luisiana là người Mỹ gốc Việt Joseph Cao.
Vậy thì khi nào sẽ có hoạt động gần nhất, có thể phần nào lược bỏ bớt những hiểu lầm và thành kiến xấu về Việt Nam?
Hội chợ công nghiệp quốc tế lần thứ 19 VIIF 2010 sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 19 đến 23 tháng 10 tới ở Hà Nội. Công ty tiếp thị WMC, cùng với sự hỗ trợ của công ty tổ chức triển lãm tại Việt Nam lại thu xếp được những vị trí đạt tiêu chuẩn cao. Theo truyền thống WMC lại tổ chức phái đoàn doanh nghiệp những ai có nhu cầu triển lãm tại hội chợ. Tất cả những ai quan tâm đều được chào đón!
Nguồn tin: Vietinfo
- TIỆC ÂM NHẠC GIỮA NHỮNG NGƯỜI BẠN II(20/08/2023 - 20:06:16)
- THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG MỪNG XUÂN QUÝ MÃO 2023(13/01/2023 - 09:02:03)
- Tin buồn(25/07/2020 - 00:00:00)
- Thông báo dừng thu nhận ủng hộ Việt Nam và CH Séc chống dịch bệnh Covid 19(26/03/2020 - 20:46:22)
- Thông báo về việc ủng hộ Việt Nam và CH. Séc chống dịch bệnh Covid 19(23/03/2020 - 00:00:00)
- THÔNG BÁO MỜI THAM DỰ TIỆC MỪNG XUÂN CANH TÝ 2020 VÀ GIẢI TENIS HỮU NGHỊ VIỆT-SÉC(15/01/2020 - 07:50:41)
- Thông báo triệu tập Đại biểu dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Hữu nghị Việt Nam - Séc lần thứ IV, nhiệm kỳ 2019 - 2024(06/06/2019 - 00:00:00)
- Thông báo chương trình hoạt động chào mừng Xuân Kỷ Hợi(28/01/2019 - 10:40:10)
- LIÊN HOAN PHIM SÉC – SLOVAKIA LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM(01/11/2018 - 00:00:00)
- Đại sứ quán Cộng hòa Séc thông báo về việc mở Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực ngắn hạn Schengen tại Hà Nội(08/10/2018 - 14:21:50)