Ngày đăng: 04/07/2010 - 07:43:52
Hội nghị bàn tròn về chủ đề Ngôn ngữ và vấn đề hội nhập của người Việt Nam nhập cư” được tổ chức vào ngày 22 tháng Sáu vừa qua tại Ngôi nhà châu  ở Praha. Đề tài chính của Hội nghị là những khóa học tiếng Séc giành cho người Việt Nam, khả năng tiếp cận và nội dung các khóa học cùng với việc người không biết tiếng Séc sẽ hạn chế vấn đề hội nhập của người Việt Nam vào xã hội Séc. Cuộc gặp gỡ này giành cho những người chuyên nghiên cứu về vấn đề hội nhập của người nước ngoài, các khóa học tiếng Séc và cộng đồng người Việt Nam cũng như những nhu cầu chung của xã hội.
Đầu tiên là ý kiến của những người đai diện cho các Tổ chức Phi chính phủ ở Séc và những người Việt Nam tham gia thảo luận.. Bà Eva Pechová từ Câu lạc bộ Hà Nội đã giới thiệu các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình đào tạo cho những người Việt Nam nhập cư trong đó các khóa học tiếng Séc là một phần của dự án này. Những khóa học tiếng Séc này quả đã thu hút được rất nhiều người Việt Nam tham gia. Mỗi lớp chỉ có thể thu nhận chừng 20 học sinh nhưng có tới 120 người đăng ký. Theo bà Eva Pechová thì lý do chủ yếu là do lớp học đã tiếp cận được với các học sinh vì ở gần chợ Sapa và Câu lạc bộ Hà Nội lại được nhiều người Việt Nam biết đến. Các ý kiến đóng góp cũng nhắc đến các phương thức lựa chọn những người tham gia khóa học cho phù hợp (từ trình độ tiếng Séc, động cơ học tập v.v.). Cũng theo bà Eva Pechová thì việc mở một khóa học dưới 100 giờ cho những người Việt Nam chưa biết tý tiếng Séc nào là vô nghĩa. Vì tiếng Séc rất khó đối với người Việt Nam nên việc trợ cấp cho một khóa học ngắn ngủi sẽ không đem lại kết quả gì.
Ý kiến của bà Eva Pechová cũng được các giáo viên dạy tiếng Séc như Petra Huková và Ngụy Giang Linh bổ sung thêm. Nữ giáo viên người Việt Nam còn nêu rõ những lý do tại sao người Việt Nam gặp khó khăn khi học tiếng Séc (cấu trúc ngôn ngữ khác biệt, khác âm tiết…). Bà Petra Huková cũng khẳng định là hiện tại ở Cộng hòa Séc chưa có được những tài liệu dạy tiếng Séc thích hợp cho người Việt Nam. Vì thế khi dạy các giáo viên thường phải tự soạn giáo án cho riêng mình. Các vị khách mời cũng xác nhận những ý kiến trên.
Cả hai giáo viên nêu trên đều khẳng định sự cần thiết phải có 2 giáo viên cho một lớp học trong đó một người cần có kinh nghiệm dạy tiếng Séc cho người nước ngoài nhưng không nhất thiết phải biết tiếng Séc. Người thứ hai cần phải có trình độ sư phạm, biết tiếng Việt và có thể giải thích tường tận một số vấn đề cho học sinh Việt Nam bằng tiếng mẹ đẻ.
Bà Petra Kozíková từ Tổ chức Phi chính phủ Meta còn giới thiệu một trang web cho các giáo viên để họ có thể giúp các học sinh nước ngoài dễ hòa nhập hơn vào các trường học của Séc. Công thông tin www.inkluzivniskola.cz được chia thành nhiều phần trong đó có các thông tin về đất nước, cách làm đơn xin nhập trường, địa chỉ liên hệ cả các phiên dịch v.v. Những vị khách mời là người Việt Nam cũng nêu lên những kinh nghiệm của bản thân khi học tiếng Séc cũng như suy nghĩ của người Việt Nam về học vấn.
Phần hai của Hội nghị nói về những kinh nghiệm của những người đại diện cho các cơ quan quản lý nhà nước. Ông Jiří Vesecký từ Cục quản lý người tỵ nạn của Bộ Nội vụ giới thiệu dự án về các trung tâm hội nhập với nhiệm vụ tổ chức các khóa học tiếng Séc. Sau đó bà Zuzana Sermešová từ Trung tâm Hội nhập Plzeň đã nói về việc tổ chức các khóa học này. Các đại diện của cơ quan quản lý nhà nước, bà Helena Dluhošová từ Bộ Nội vụ, bà Dagmar Šimáková từ Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể dục thể thao nói về các dự án của phòng mình. Ông Ondřej Klípa từ Văn phòng Chính phủ quan tâm đến những vấn đề của các dân tộc thiểu số và giải thích lý do tại sao công đồng người Việt Nam không được coi là cộng đồng thiểu số. Ông Ondřej Klípa còn khiếu nại về việc Văn bản được châu Âu phê chuẩn năm 2007 về các dân tộc sống trên lãnh thổ Cộng hòa Séc và cho rằng nếu đưa cộng đồng người Việt Nam vào nhóm những cộng đồng thiểu số thì cũng chẳng mang lại lợi lộc gì cho họ. Ý kiến này lập tức gây nên sự tranh luận sôi nổi. Một số người cho rằng nếu những người Việt Nam được công nhận là một cộng đồng thiểu số thì họ có hy vọng sẽ nhận được thêm những khoản hỗ trợ tài chính trong việc hội nhập và đảm bảo được gìn giữ ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.
Nguồn tin: Vietinfo
- TIỆC ÂM NHẠC GIỮA NHỮNG NGƯỜI BẠN II(20/08/2023 - 20:06:16)
- THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG MỪNG XUÂN QUÝ MÃO 2023(13/01/2023 - 09:02:03)
- Tin buồn(25/07/2020 - 00:00:00)
- Thông báo dừng thu nhận ủng hộ Việt Nam và CH Séc chống dịch bệnh Covid 19(26/03/2020 - 20:46:22)
- Thông báo về việc ủng hộ Việt Nam và CH. Séc chống dịch bệnh Covid 19(23/03/2020 - 00:00:00)
- THÔNG BÁO MỜI THAM DỰ TIỆC MỪNG XUÂN CANH TÝ 2020 VÀ GIẢI TENIS HỮU NGHỊ VIỆT-SÉC(15/01/2020 - 07:50:41)
- Thông báo triệu tập Đại biểu dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Hữu nghị Việt Nam - Séc lần thứ IV, nhiệm kỳ 2019 - 2024(06/06/2019 - 00:00:00)
- Thông báo chương trình hoạt động chào mừng Xuân Kỷ Hợi(28/01/2019 - 10:40:10)
- LIÊN HOAN PHIM SÉC – SLOVAKIA LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM(01/11/2018 - 00:00:00)
- Đại sứ quán Cộng hòa Séc thông báo về việc mở Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực ngắn hạn Schengen tại Hà Nội(08/10/2018 - 14:21:50)