Năm 2010- Năm bội thu của đối ngoại nhân dân
Ngày đăng: 11/01/2011 - 13:29:58
Sáng ngày 07 tháng 01 năm 2011, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã tiến hành Hội nghị Đoàn Chủ tịch Liên hiệp lần thứ 3 – Khoá IV nhiệm kỳ 2008 – 2013. Tới dự hội nghị có đồng chí Vũ Xuân Hồng, Bí thư Đảng Đoàn Chủ tịch Liên hiệp, các đồng chí uỷ viên Ban thường vụ, Đoàn Chủ tịch, đại diện Ban Đối ngoại Trung ương đảng, Đảng uỷ khối các cơ quan trung ương, Ban Tuyên giáo TW, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ…
Hội nghị Đoàn Chủ tịch đã nghe báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và các phương hướng, nhiệm vụ công tác 2011; Báo cáo về công tác tổ chức và nhân sự của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các tổ chức thành viên 6 tháng cuối năm 2010, công bố Quyết định thi đua – khen thưởng năm 2010 và nghe ý kiến tham luận của các đại biểu.
Báo cáo những kết quả đã đạt được trong năm 2010 vừa qua, Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp Trần Đắc Lợi cho biết, Liên hiệp đã cử 72 đoàn với 396 người đi công tác tại 24 quốc gia, đón 90 đoàn với 1686 người đến từ 26 quốc gia. Đồng thời đón 966 đoàn với 1647 khách quốc tế theo kênh các tổ chức PCPNN vào thăm và làm việc tại Việt Nam, cử 17 đoàn đi công tác, vận động viện trợ ở nước ngoài. Số tiền giải ngân của các tổ chức PCPNN năm 2010 là 280 triệu USD (năm 2009 là 271 triệu USD).
Công tác đối ngoại trên các lĩnh vực hoà bình, đoàn kết hữu nghị và hợp tác nhân dân được chủ động đẩy mạnh với nhiều hoạt động lớn, quan trọng có chiều sâu; chú trọng hướng tới các địa bàn trọng điểm, đạt ý nghĩa chính trị và hiệu quả thiết thực, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị với bạn bè truyền thống và các nước đối tác quan trọng của Việt Nam. Các hoạt động nổi bật là triển khai tích cực Năm hữu nghị Việt – Trung, tổ chức thành công diễn đàn nhân dân ASEAN lần thứ 6, các hoạt động kỷ niệm 35 năm giải phóng miền Nam, 65 năm Quốc khánh 2/9, gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt – Lào – Campuchia...
Quan hệ với các nước láng giềng, với bạn bè truyền thống và các tổ chức cánh tả, tiến bộ được củng cố, tăng cường; các quan hệ song phương và đa phương tiếp tục được mở rộng. Hoạt động vận động, hợp tác và đấu tranh chính trị được đẩy mạnh có chiều sâu, hoạt động hợp tác kinh tế, văn hoá được tăng cường với nhiều kết quả thiết thực. Công tác vận động, quản lý viện trợ PCPNN được chủ động triển khai có hiệu quả. Công tác nghiên cứu, tham mưu, thông tin, tuyền truyền được đẩy mạnh, có hiệu quả tích cực. Liên hiệp đã chủ động phát huy vai trò nòng cốt trong các hoạt động đối ngoại chung của tổ chức nhân dân, đồng thời tích cực hỗ trợ trong công tác đối ngoại cho Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và một số đoàn thể, tổ chức nhân dân khác.
Hội nghị cũng đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm của Liên hiệp năm 2011 là (1) tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước láng giềng và các nước đối tác chiến lược; tăng cường các hoạt động vận động, đối thoại trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, tôn giáo tại Mỹ và các nước Tây Âu. Thúc đẩy quan hệ với các lực lượng cánh tả, tiến bộ. (2) Triển khai có hiệu quả các hoạt động đa phương khác như tham gia diễn đàn Xã hội thế giới, điễn đàn nhân ASEAN 7, diễn đàn nhân dân Á – Âu lần thứ 9, hội nghị thế giới chống bom A&H…(3) Tổng kết Chương trình quốc gia về xúc tiến viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2006 – 2010 và xây dựng chương trình giai đoạn 2010 – 2015. Tiếp tục chủ động cử đoàn đi tìm hiểu, vận động, thiết lập mối quan hệ của Việt Nam với các tổ chức PCPNN, các tổ chức và quỹ tài trợ quốc tế. (4) Đẩy mạnh các hoạt động góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế đối ngoại và chuyển giao khoa học công nghệ, các hoạt động văn hoá, thông tin đối ngoại. (5) Tiếp tục kiện toàn, củng cố cán bộ lãnh đạo của Hội. (6) Hoàn thiện, ký kết quy chế phối hợp công tác giữa Liên hiệp và Uỷ ban TW MTTQ Việt Nam, quy chế phối hợp công tác giữa Liên hiệp và Bộ Ngoại giao.
Phát biểu tại Hội nghị, các đại biểu nhất trí với báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và trọng tâm công tác năm 2011. Năm 2010 là một năm bội thu của công tác đối ngoại nhân dân với rất nhiều hoạt động sôi nổi hưởng ứng các sự kiện quan trọng của đất nước cũng như của Liên hiệp. Tuy nhiên, các đại biểu cũng nêu một số khó khăn mà đội ngũ đối ngoại nhân dân hiện phải đối mặt đó là đội ngũ đối ngoại nhân dân có kinh nghiệm đã có tuổi, công tác tuyên truyền đối ngoại đang khởi sắc nhưng cần được đẩy mạnh để tạo dựng được hình ảnh của Liên hiệp tới đông đảo quần chúng nhân dân, sự phối hợp giữa cơ quan thường trực trung ương và các tổ chức thành viên còn chưa chặt chẽ, cần giải quyết dứt điểm một số vấn đề về cơ chế… Một số đại biểu cũng nêu ra nhiều kinh nghiệm bổ ích tại Liên hiệp địa phương và Hội hữu nghị của mình trong việc giải quyết các khó khăn về mặt tài chính qua vận động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
Kết luận thảo luận, đồng chí Trần Đắc Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp khẳng định cần củng cố tổ chức các Hội thành viên như phát hiện lực lượng để tập hợp, thu hút du học sinh, tiếp cận doanh nghiệp, thúc đẩy xã hội hoá các Hội hữu nghị; đề nghị các địa phương chủ động đề xuất với lãnh đạo Liên hiệp kế hoạch cho năm tới, gửi thông tin và báo cáo tổng kết kịp thời. Năm 2011 cần tập trung kiện toàn tổ chức hệ thống Liên hiệp từ trung ương tới địa phương. Đồng chí Nguyễn Văn Kiền, Phó Chủ tịch chuyên trách Liên hiệp cho rằng công tác phi chính phủ nước ngoài trong 3 năm nay liên tục khởi sắc. Mặc dù tình hình kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, nhiều quốc gia đã cắt giảm viện trợ cho các nước nghèo, các nước đang phát triển nhưng Việt Nam vẫn được nhiều tổ chức phi chính phủ viện trợ. Trong năm 2010, với nguồn kinh phí hạn hẹp, công tác tuyên truyền của Liên hiệp vẫn được đẩy mạnh.
Theo Chủ tịch Liên hiệp Vũ Xuân Hồng, trong 2010, từ sự chuyển biến mạnh mẽ của các liên hiệp địa phương cho thấy Chỉ thị 28 đang đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, còn một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và triển khai như mô hình của Liên hiệp trong tình hình mới, xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Đại hội XI của Đảng; tập hợp các hội thành viên theo mô hình mới; cần tập trung nghiên cứu những vấn đề về môi trường, chất độc da cam; củng cố các mối quan hệ đã có với bạn bè quốc tế; thắt chặt hơn mối liên kết giữa liên hiệp trung ương với địa phương; đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thu thập, tập hợp tư liệu, đề tài nghiên cứu về đối ngoại nhân dân. Đồng chí đề nghị các hội thành viên và liên hiệp địa phương chủ động, linh hoạt, sáng tạo hơn trong phương hướng, kế hoạch hoạt động của mình cho năm 2011.
Cũng tại Hội nghị, Ban Thường vụ Đoàn Chủ tịch đã trao Cờ thi đua của Đoàn Chủ tịch Liên hiệp cho 8 tổ chức thành viên ở trung ương, 8 tổ chức thành viên ở địa phương, 5 cơ quan thường trực Liên hiệp. Ngoài ra còn có 78 cá nhân và 53 đơn vị được tặng Bằng khen của Đoàn Chủ tịch gồm 18 tổ chức thành viên ở trung ương, 3 tổ chức trực thuộc tổ chức thành viên ở trung ương, 10 tổ chức thành viên ở địa phương, 22 tổ chức thành viên thuộc Liên hiệp địa phương.
Bế mạc Hội nghị, Chủ tịch Liên hiệp Vũ Xuân Hồng cảm ơn và hoan nghênh những ý kiến đóng góp của các đại biểu và nhấn mạnh, Liên hiệp sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại và phối hợp tốt với Liên hiệp địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong năm 2011. Đồng chí khẳng định thắng lợi ngoại giao của năm 2010 có sự tham gia tích cực và hiệu quả của công tác đối ngoại nhân dân. Năm 2010 là năm bước ngoặt của Liên hiệp với các hoạt động sôi nổi thể hiện được sự trưởng thành vượt bậc của những người làm công tác đối ngoại nhân dân.
Báo cáo những kết quả đã đạt được trong năm 2010 vừa qua, Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp Trần Đắc Lợi cho biết, Liên hiệp đã cử 72 đoàn với 396 người đi công tác tại 24 quốc gia, đón 90 đoàn với 1686 người đến từ 26 quốc gia. Đồng thời đón 966 đoàn với 1647 khách quốc tế theo kênh các tổ chức PCPNN vào thăm và làm việc tại Việt Nam, cử 17 đoàn đi công tác, vận động viện trợ ở nước ngoài. Số tiền giải ngân của các tổ chức PCPNN năm 2010 là 280 triệu USD (năm 2009 là 271 triệu USD).
Công tác đối ngoại trên các lĩnh vực hoà bình, đoàn kết hữu nghị và hợp tác nhân dân được chủ động đẩy mạnh với nhiều hoạt động lớn, quan trọng có chiều sâu; chú trọng hướng tới các địa bàn trọng điểm, đạt ý nghĩa chính trị và hiệu quả thiết thực, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị với bạn bè truyền thống và các nước đối tác quan trọng của Việt Nam. Các hoạt động nổi bật là triển khai tích cực Năm hữu nghị Việt – Trung, tổ chức thành công diễn đàn nhân dân ASEAN lần thứ 6, các hoạt động kỷ niệm 35 năm giải phóng miền Nam, 65 năm Quốc khánh 2/9, gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt – Lào – Campuchia...
Quan hệ với các nước láng giềng, với bạn bè truyền thống và các tổ chức cánh tả, tiến bộ được củng cố, tăng cường; các quan hệ song phương và đa phương tiếp tục được mở rộng. Hoạt động vận động, hợp tác và đấu tranh chính trị được đẩy mạnh có chiều sâu, hoạt động hợp tác kinh tế, văn hoá được tăng cường với nhiều kết quả thiết thực. Công tác vận động, quản lý viện trợ PCPNN được chủ động triển khai có hiệu quả. Công tác nghiên cứu, tham mưu, thông tin, tuyền truyền được đẩy mạnh, có hiệu quả tích cực. Liên hiệp đã chủ động phát huy vai trò nòng cốt trong các hoạt động đối ngoại chung của tổ chức nhân dân, đồng thời tích cực hỗ trợ trong công tác đối ngoại cho Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và một số đoàn thể, tổ chức nhân dân khác.
Hội nghị cũng đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm của Liên hiệp năm 2011 là (1) tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước láng giềng và các nước đối tác chiến lược; tăng cường các hoạt động vận động, đối thoại trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, tôn giáo tại Mỹ và các nước Tây Âu. Thúc đẩy quan hệ với các lực lượng cánh tả, tiến bộ. (2) Triển khai có hiệu quả các hoạt động đa phương khác như tham gia diễn đàn Xã hội thế giới, điễn đàn nhân ASEAN 7, diễn đàn nhân dân Á – Âu lần thứ 9, hội nghị thế giới chống bom A&H…(3) Tổng kết Chương trình quốc gia về xúc tiến viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2006 – 2010 và xây dựng chương trình giai đoạn 2010 – 2015. Tiếp tục chủ động cử đoàn đi tìm hiểu, vận động, thiết lập mối quan hệ của Việt Nam với các tổ chức PCPNN, các tổ chức và quỹ tài trợ quốc tế. (4) Đẩy mạnh các hoạt động góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế đối ngoại và chuyển giao khoa học công nghệ, các hoạt động văn hoá, thông tin đối ngoại. (5) Tiếp tục kiện toàn, củng cố cán bộ lãnh đạo của Hội. (6) Hoàn thiện, ký kết quy chế phối hợp công tác giữa Liên hiệp và Uỷ ban TW MTTQ Việt Nam, quy chế phối hợp công tác giữa Liên hiệp và Bộ Ngoại giao.
Phát biểu tại Hội nghị, các đại biểu nhất trí với báo cáo tổng kết công tác năm 2010 và trọng tâm công tác năm 2011. Năm 2010 là một năm bội thu của công tác đối ngoại nhân dân với rất nhiều hoạt động sôi nổi hưởng ứng các sự kiện quan trọng của đất nước cũng như của Liên hiệp. Tuy nhiên, các đại biểu cũng nêu một số khó khăn mà đội ngũ đối ngoại nhân dân hiện phải đối mặt đó là đội ngũ đối ngoại nhân dân có kinh nghiệm đã có tuổi, công tác tuyên truyền đối ngoại đang khởi sắc nhưng cần được đẩy mạnh để tạo dựng được hình ảnh của Liên hiệp tới đông đảo quần chúng nhân dân, sự phối hợp giữa cơ quan thường trực trung ương và các tổ chức thành viên còn chưa chặt chẽ, cần giải quyết dứt điểm một số vấn đề về cơ chế… Một số đại biểu cũng nêu ra nhiều kinh nghiệm bổ ích tại Liên hiệp địa phương và Hội hữu nghị của mình trong việc giải quyết các khó khăn về mặt tài chính qua vận động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
Kết luận thảo luận, đồng chí Trần Đắc Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp khẳng định cần củng cố tổ chức các Hội thành viên như phát hiện lực lượng để tập hợp, thu hút du học sinh, tiếp cận doanh nghiệp, thúc đẩy xã hội hoá các Hội hữu nghị; đề nghị các địa phương chủ động đề xuất với lãnh đạo Liên hiệp kế hoạch cho năm tới, gửi thông tin và báo cáo tổng kết kịp thời. Năm 2011 cần tập trung kiện toàn tổ chức hệ thống Liên hiệp từ trung ương tới địa phương. Đồng chí Nguyễn Văn Kiền, Phó Chủ tịch chuyên trách Liên hiệp cho rằng công tác phi chính phủ nước ngoài trong 3 năm nay liên tục khởi sắc. Mặc dù tình hình kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, nhiều quốc gia đã cắt giảm viện trợ cho các nước nghèo, các nước đang phát triển nhưng Việt Nam vẫn được nhiều tổ chức phi chính phủ viện trợ. Trong năm 2010, với nguồn kinh phí hạn hẹp, công tác tuyên truyền của Liên hiệp vẫn được đẩy mạnh.
Theo Chủ tịch Liên hiệp Vũ Xuân Hồng, trong 2010, từ sự chuyển biến mạnh mẽ của các liên hiệp địa phương cho thấy Chỉ thị 28 đang đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, còn một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và triển khai như mô hình của Liên hiệp trong tình hình mới, xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Đại hội XI của Đảng; tập hợp các hội thành viên theo mô hình mới; cần tập trung nghiên cứu những vấn đề về môi trường, chất độc da cam; củng cố các mối quan hệ đã có với bạn bè quốc tế; thắt chặt hơn mối liên kết giữa liên hiệp trung ương với địa phương; đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thu thập, tập hợp tư liệu, đề tài nghiên cứu về đối ngoại nhân dân. Đồng chí đề nghị các hội thành viên và liên hiệp địa phương chủ động, linh hoạt, sáng tạo hơn trong phương hướng, kế hoạch hoạt động của mình cho năm 2011.
Cũng tại Hội nghị, Ban Thường vụ Đoàn Chủ tịch đã trao Cờ thi đua của Đoàn Chủ tịch Liên hiệp cho 8 tổ chức thành viên ở trung ương, 8 tổ chức thành viên ở địa phương, 5 cơ quan thường trực Liên hiệp. Ngoài ra còn có 78 cá nhân và 53 đơn vị được tặng Bằng khen của Đoàn Chủ tịch gồm 18 tổ chức thành viên ở trung ương, 3 tổ chức trực thuộc tổ chức thành viên ở trung ương, 10 tổ chức thành viên ở địa phương, 22 tổ chức thành viên thuộc Liên hiệp địa phương.
Bế mạc Hội nghị, Chủ tịch Liên hiệp Vũ Xuân Hồng cảm ơn và hoan nghênh những ý kiến đóng góp của các đại biểu và nhấn mạnh, Liên hiệp sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại và phối hợp tốt với Liên hiệp địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong năm 2011. Đồng chí khẳng định thắng lợi ngoại giao của năm 2010 có sự tham gia tích cực và hiệu quả của công tác đối ngoại nhân dân. Năm 2010 là năm bước ngoặt của Liên hiệp với các hoạt động sôi nổi thể hiện được sự trưởng thành vượt bậc của những người làm công tác đối ngoại nhân dân.
Nguồn tin: Vietpeace
Các tin khác:
- TIỆC ÂM NHẠC GIỮA NHỮNG NGƯỜI BẠN II(20/08/2023 - 20:06:16)
- THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG MỪNG XUÂN QUÝ MÃO 2023(13/01/2023 - 09:02:03)
- Tin buồn(25/07/2020 - 00:00:00)
- Thông báo dừng thu nhận ủng hộ Việt Nam và CH Séc chống dịch bệnh Covid 19(26/03/2020 - 20:46:22)
- Thông báo về việc ủng hộ Việt Nam và CH. Séc chống dịch bệnh Covid 19(23/03/2020 - 00:00:00)
- THÔNG BÁO MỜI THAM DỰ TIỆC MỪNG XUÂN CANH TÝ 2020 VÀ GIẢI TENIS HỮU NGHỊ VIỆT-SÉC(15/01/2020 - 07:50:41)
- Thông báo triệu tập Đại biểu dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Hữu nghị Việt Nam - Séc lần thứ IV, nhiệm kỳ 2019 - 2024(06/06/2019 - 00:00:00)
- Thông báo chương trình hoạt động chào mừng Xuân Kỷ Hợi(28/01/2019 - 10:40:10)
- LIÊN HOAN PHIM SÉC – SLOVAKIA LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM(01/11/2018 - 00:00:00)
- Đại sứ quán Cộng hòa Séc thông báo về việc mở Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực ngắn hạn Schengen tại Hà Nội(08/10/2018 - 14:21:50)