Nguyễn Phương Thảo, sự ngẫu nhiên của số phận
Ngày đăng: 14/04/2011 - 13:25:14
Người Việt, phụ nữ, thành danh với vị trí phóng viên ảnh ngôi sao của một toà soạn báo hàng đầu tại Cộng hoà Séc, trong khuôn hình của cô đã có những ngôi sao quốc tế hàng đầu thế giới, những chính trị gia đứng đầu Cộng hoà Séc… vậy mà với Nguyễn Phương Thảo, đó chỉ là “những sự sắp đặt ngẫu nhiên của số phận”.
“Giấc mơ chưa thành của mình là làm các việc mình đang làm bây giờ nhưng không phải ở Séc (Czech) mà ở Anh. Được thế thì chắc là sẽ rất hạnh phúc”, Phương Thảo vừa cười vừa nói. Trên tay cô là cuốn tạp chí số mới nhất của MF Dnes (MF Dnes là nhật báo có lượng phát hành lớn thứ hai tại Cộng hoà Czech, đồng thời có cả ấn bản tạp chí). Thảo vừa hoàn thành một bộ ảnh đặc biệt chụp những nghệ sĩ Czech cùng các trẻ em bị bố mẹ bỏ rơi cho số tạp chí đầu tiên của năm mới. “Bộ ảnh này sẽ được bán đấu giá để hỗ trợ những viện mồ côi hiện bị buộc phải đóng cửa do khủng hoảng kinh tế và cắt giảm ngân sách”, cô giải thích. Cách đây không lâu, nhiều bức ảnh khác của Thảo cũng đã được bán đấu giá với mục đích tương tự, để giúp đỡ những người khuyết tật.
Trên các phương tiện truyền thông tại Cộng hoà Czech, Nguyễn Phương Thảo hiện được coi là một trong những cái tên Việt Nam thành đạt nhất trong cộng đồng hơn 60.000 người Việt đang sinh sống ở đây. Bộ sưu tập thành tích đáng nể: Honorable Mention (cá nhân có tác phẩm được vinh danh) trong cuộc thi ảnh báo chí Cộng hoà Czech các năm 2002, 2003, 2006 và 2007, phần nào khẳng định vị trí phóng viên ảnh hàng đầu của Thảo tại toà soạn báo đầy uy tín MF Dnes. Triển lãm cá nhân mới nhất của cô vừa kết thúc tháng 10.2010.
Thảo thành danh qua những bức ảnh chụp chân dung những nhân vật nổi tiếng của Czech, với một phong cách “đầy nữ tính, độc đáo và khác biệt với cách tiếp cận lâu nay của các tay máy nam giới”, theo như nhận xét của giới chuyên môn nước này. Một trong rất nhiều ấn tượng ảnh hay được nhắc tới khi báo chí nói về Thảo là bức chân dung cựu phó Thủ tướng Cộng hoà Czech Jiri Cunek. Chính trị gia đưa ra nhiều chính sách gây tranh cãi về di dân Roma này đã xuất hiện trong ảnh của Thảo với thế đứng đặt một chân chênh vênh trên dây xích sắt phía trên mặt nước. Một ẩn ý nhẹ nhàng về những rủi ro tiềm tàng cho cuộc phiêu lưu chính trị của ông.
Nhiều chính trị gia khác của Czech giờ cũng đã quen với cái tên Nguyễn Phương Thảo. Tổng thống Cộng hoà Czech thậm chí còn hiểu được cặn kẽ ý nghĩa tên của Thảo. Trong buổi khai mạc triển lãm riêng của Thảo năm 2008, bà Livia Klausová, phu nhân tổng thống, người cũng từng làm nhân vật chân dung, đã đích thân tới chúc mừng cô. “Lý do không có gì to tát đâu, chỉ là vì cá nhân bà ấy quý trọng con người của mình, và cũng đã luôn quan tâm theo dõi con đường phát triển sự nghiệp của mình từ trước rồi”, Thảo vui vẻ nói.
Tốt nhất – hoàn hảo nhất
17 tuổi, vị trí thủ khoa khối C đại học Sư phạm Hà Nội và á khoa đại học Pháp lý đã cho Thảo một suất trong đoàn du học sinh cuối cùng ra nước ngoài theo chương trình trao đổi giữa các nước xã hội chủ nghĩa. “Hồi đó nghèo nên cũng không ai có điều kiện để lựa chọn là đi đâu, Đông Âu hay Tây Âu. Cuối cùng số phận mình đã được định đoạt bằng bốc thăm”.
Thảo đến Cộng hoà Czech năm 1990, bắt đầu học chuyên ngành thư viện, rồi chuyển sang học truyền hình, với một lý do tự nhiên: “Mình học chuyên văn, viết nhiều rồi nên cũng cảm thấy hơi chán. Hơn thế, so với các bạn sinh viên bản xứ về tư duy ngôn ngữ thì mình cũng không thể nào bằng được, còn về ảnh thì thấy bản thân mình vượt trội hẳn nên cảm thấy tự tin”, Thảo nhớ lại.
Thời điểm năm 1995, trong khi nhiều bạn đồng hương đi du học cùng đợt sau khi tốt nghiệp xong đều đổ ra ngoài làm kinh doanh, Thảo đã dự định về nước vì nghĩ rằng “kinh doanh thì mình làm gì có tài”. Nhưng rồi, toà soạn báo MF Dnes nhận Thảo vào làm việc. Cô gật đầu ở lại, sống ổn từ nghề và cuối cùng thành danh được cũng bằng nghề nhiếp ảnh.
“15 năm làm nghề của mình thực ra cũng là 15 năm ròng rã học nghề. Hồi trong trường, thấy ta đây là nhất rồi nhưng đi làm thì thấy mình chẳng là gì. Nhìn một bức ảnh tự hỏi, sao họ chụp đẹp thế mà mình lại chụp chán thế này. Tất cả là cả một chặng đường dài, vì mình tự thấy mình không có tài năng bẩm sinh gì cả”, Thảo chia sẻ. Những thành công có được bây giờ, theo cô, chủ yếu là nhờ bản thân vô cùng cầu toàn, lúc nào cũng mong muốn mọi thứ mình làm phải tốt nhất, hoàn hảo nhất.
Tai nạn giao thông, đảng đầu trọc và ngôi sao
Khi Thảo khởi nghiệp, số lượng phóng viên ảnh nữ, lại mang gốc ngoại quốc, chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Nhiều người trong số họ đã chuyển nghề ngay từ khi mới nhập cuộc. Thảo được phân công trực chiến tại một văn phòng địa phương của tạp chí MF Dnes. Chuyện bị “sai” đi chụp những tin về tai nạn, tắc nghẽn giao thông xảy ra như cơm bữa.
Thảo có lợi thế khi tác nghiệp, hay tiếp cận được gần hiện trường hơn vì “nhìn bề ngoài, nhiều người Czech nghĩ mình là khách du lịch nên không xua đuổi, hoặc cũng ít bị chú ý”. Nhưng đến những khi phải chụp ảnh thể thao thì Thảo “chịu chết”. “Dù sao mình cũng vẫn là phụ nữ, không thể mang vác nặng được như nam giới. Ống kính to quá cũng chịu không mang theo được”. Đi chụp ảnh tin tức thì Thảo thường phải đi rất sớm, đứng hàng đầu, để tới khi phải chen chúc nhau cũng còn có cơ hội “nhìn được gì đấy mà chụp”. Không ít lần phải xuất hiện ở hiện trường để đưa tin về biểu tình của các băng đảng đầu trọc, Thảo chỉ còn biết viện cớ... “mình còn trẻ” để át đi nỗi lo.
“Nhiều khi nghề nhiếp ảnh gây áp lực nặng nề tới mức, mình thấy đấy không phải là việc cho phụ nữ. Nhất là về sau khi mình đã có gia đình thì càng không thể nào phù hợp được. Ví dụ như có lúc 9 giờ tối họp chính phủ vì khủng hoảng, hay tai nạn giữa đêm phóng viên ảnh phải chạy ra ngay hiện trường. Có gia đình rồi thì công việc như thế không thể nào cân bằng hay đi đôi với nhau được”, Thảo nói. Cuối cùng, cô đành quyết định chọn việc mình làm được tốt hơn: chụp ảnh bố cục, có chuẩn bị sẵn, chủ động sắp xếp được thời gian. “May mắn là đến bây giờ, nhiều người tin tưởng, biết đến tên mình, nên đối tượng, dù rất nhiều người trong số họ đã nổi tiếng, muốn cộng tác với mình thì nhiều khi họ cũng sẵn sàng thay đổi thời gian biểu vì mình nếu cần”.
2 trong 1
Ngoài công việc, thời gian riêng tư của Thảo được chia đều giữa Việt Nam và Czech. Hai quê hương, hai quốc tịch, hai phong cách sống – Thảo dung hoà những khác biệt.
Mỗi năm Thảo đều đặn về thăm gia đình lớn ở Việt Nam. Cô vẫn mang hộ chiếu Việt Nam và giữ mối quan hệ gần gũi với những người bạn đồng niên người Việt ở Czech. Cô tự xếp mình vào thế hệ truyền thống, chứ không thuộc về “thế hệ chuối” của những người trẻ gốc Việt sinh ra và lớn lên ở đây – “những người khi xem bóng đá gọi đội Czech là đội của chúng ta”. Nhưng Thảo cũng hài lòng với sự lựa chọn định cư lâu dài ở Praha cùng gia đình nhỏ có con gái nuôi và bạn trai người bản xứ.
Nhưng vì sao phải là Praha mà không phải London, như chính Thảo vẫn mơ ước? “Mình đã trót phải lòng một người ở đây rồi, và có lẽ một lý do như vậy cũng là đủ để mình ở lại và trở thành một phần của thành phố này. Chỉ đơn giản vậy thôi”.
Thảo trả lời từ tốn, nhẹ nhàng và tự nhiên – đúng như cách cô đã và vẫn nhìn cuộc sống.
Trên các phương tiện truyền thông tại Cộng hoà Czech, Nguyễn Phương Thảo hiện được coi là một trong những cái tên Việt Nam thành đạt nhất trong cộng đồng hơn 60.000 người Việt đang sinh sống ở đây. Bộ sưu tập thành tích đáng nể: Honorable Mention (cá nhân có tác phẩm được vinh danh) trong cuộc thi ảnh báo chí Cộng hoà Czech các năm 2002, 2003, 2006 và 2007, phần nào khẳng định vị trí phóng viên ảnh hàng đầu của Thảo tại toà soạn báo đầy uy tín MF Dnes. Triển lãm cá nhân mới nhất của cô vừa kết thúc tháng 10.2010.
Thảo thành danh qua những bức ảnh chụp chân dung những nhân vật nổi tiếng của Czech, với một phong cách “đầy nữ tính, độc đáo và khác biệt với cách tiếp cận lâu nay của các tay máy nam giới”, theo như nhận xét của giới chuyên môn nước này. Một trong rất nhiều ấn tượng ảnh hay được nhắc tới khi báo chí nói về Thảo là bức chân dung cựu phó Thủ tướng Cộng hoà Czech Jiri Cunek. Chính trị gia đưa ra nhiều chính sách gây tranh cãi về di dân Roma này đã xuất hiện trong ảnh của Thảo với thế đứng đặt một chân chênh vênh trên dây xích sắt phía trên mặt nước. Một ẩn ý nhẹ nhàng về những rủi ro tiềm tàng cho cuộc phiêu lưu chính trị của ông.
Nhiều chính trị gia khác của Czech giờ cũng đã quen với cái tên Nguyễn Phương Thảo. Tổng thống Cộng hoà Czech thậm chí còn hiểu được cặn kẽ ý nghĩa tên của Thảo. Trong buổi khai mạc triển lãm riêng của Thảo năm 2008, bà Livia Klausová, phu nhân tổng thống, người cũng từng làm nhân vật chân dung, đã đích thân tới chúc mừng cô. “Lý do không có gì to tát đâu, chỉ là vì cá nhân bà ấy quý trọng con người của mình, và cũng đã luôn quan tâm theo dõi con đường phát triển sự nghiệp của mình từ trước rồi”, Thảo vui vẻ nói.
Tốt nhất – hoàn hảo nhất
17 tuổi, vị trí thủ khoa khối C đại học Sư phạm Hà Nội và á khoa đại học Pháp lý đã cho Thảo một suất trong đoàn du học sinh cuối cùng ra nước ngoài theo chương trình trao đổi giữa các nước xã hội chủ nghĩa. “Hồi đó nghèo nên cũng không ai có điều kiện để lựa chọn là đi đâu, Đông Âu hay Tây Âu. Cuối cùng số phận mình đã được định đoạt bằng bốc thăm”.
Thảo đến Cộng hoà Czech năm 1990, bắt đầu học chuyên ngành thư viện, rồi chuyển sang học truyền hình, với một lý do tự nhiên: “Mình học chuyên văn, viết nhiều rồi nên cũng cảm thấy hơi chán. Hơn thế, so với các bạn sinh viên bản xứ về tư duy ngôn ngữ thì mình cũng không thể nào bằng được, còn về ảnh thì thấy bản thân mình vượt trội hẳn nên cảm thấy tự tin”, Thảo nhớ lại.
Thời điểm năm 1995, trong khi nhiều bạn đồng hương đi du học cùng đợt sau khi tốt nghiệp xong đều đổ ra ngoài làm kinh doanh, Thảo đã dự định về nước vì nghĩ rằng “kinh doanh thì mình làm gì có tài”. Nhưng rồi, toà soạn báo MF Dnes nhận Thảo vào làm việc. Cô gật đầu ở lại, sống ổn từ nghề và cuối cùng thành danh được cũng bằng nghề nhiếp ảnh.
“15 năm làm nghề của mình thực ra cũng là 15 năm ròng rã học nghề. Hồi trong trường, thấy ta đây là nhất rồi nhưng đi làm thì thấy mình chẳng là gì. Nhìn một bức ảnh tự hỏi, sao họ chụp đẹp thế mà mình lại chụp chán thế này. Tất cả là cả một chặng đường dài, vì mình tự thấy mình không có tài năng bẩm sinh gì cả”, Thảo chia sẻ. Những thành công có được bây giờ, theo cô, chủ yếu là nhờ bản thân vô cùng cầu toàn, lúc nào cũng mong muốn mọi thứ mình làm phải tốt nhất, hoàn hảo nhất.
Tai nạn giao thông, đảng đầu trọc và ngôi sao
Khi Thảo khởi nghiệp, số lượng phóng viên ảnh nữ, lại mang gốc ngoại quốc, chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Nhiều người trong số họ đã chuyển nghề ngay từ khi mới nhập cuộc. Thảo được phân công trực chiến tại một văn phòng địa phương của tạp chí MF Dnes. Chuyện bị “sai” đi chụp những tin về tai nạn, tắc nghẽn giao thông xảy ra như cơm bữa.
Thảo có lợi thế khi tác nghiệp, hay tiếp cận được gần hiện trường hơn vì “nhìn bề ngoài, nhiều người Czech nghĩ mình là khách du lịch nên không xua đuổi, hoặc cũng ít bị chú ý”. Nhưng đến những khi phải chụp ảnh thể thao thì Thảo “chịu chết”. “Dù sao mình cũng vẫn là phụ nữ, không thể mang vác nặng được như nam giới. Ống kính to quá cũng chịu không mang theo được”. Đi chụp ảnh tin tức thì Thảo thường phải đi rất sớm, đứng hàng đầu, để tới khi phải chen chúc nhau cũng còn có cơ hội “nhìn được gì đấy mà chụp”. Không ít lần phải xuất hiện ở hiện trường để đưa tin về biểu tình của các băng đảng đầu trọc, Thảo chỉ còn biết viện cớ... “mình còn trẻ” để át đi nỗi lo.
“Nhiều khi nghề nhiếp ảnh gây áp lực nặng nề tới mức, mình thấy đấy không phải là việc cho phụ nữ. Nhất là về sau khi mình đã có gia đình thì càng không thể nào phù hợp được. Ví dụ như có lúc 9 giờ tối họp chính phủ vì khủng hoảng, hay tai nạn giữa đêm phóng viên ảnh phải chạy ra ngay hiện trường. Có gia đình rồi thì công việc như thế không thể nào cân bằng hay đi đôi với nhau được”, Thảo nói. Cuối cùng, cô đành quyết định chọn việc mình làm được tốt hơn: chụp ảnh bố cục, có chuẩn bị sẵn, chủ động sắp xếp được thời gian. “May mắn là đến bây giờ, nhiều người tin tưởng, biết đến tên mình, nên đối tượng, dù rất nhiều người trong số họ đã nổi tiếng, muốn cộng tác với mình thì nhiều khi họ cũng sẵn sàng thay đổi thời gian biểu vì mình nếu cần”.
2 trong 1
Ngoài công việc, thời gian riêng tư của Thảo được chia đều giữa Việt Nam và Czech. Hai quê hương, hai quốc tịch, hai phong cách sống – Thảo dung hoà những khác biệt.
Mỗi năm Thảo đều đặn về thăm gia đình lớn ở Việt Nam. Cô vẫn mang hộ chiếu Việt Nam và giữ mối quan hệ gần gũi với những người bạn đồng niên người Việt ở Czech. Cô tự xếp mình vào thế hệ truyền thống, chứ không thuộc về “thế hệ chuối” của những người trẻ gốc Việt sinh ra và lớn lên ở đây – “những người khi xem bóng đá gọi đội Czech là đội của chúng ta”. Nhưng Thảo cũng hài lòng với sự lựa chọn định cư lâu dài ở Praha cùng gia đình nhỏ có con gái nuôi và bạn trai người bản xứ.
Nhưng vì sao phải là Praha mà không phải London, như chính Thảo vẫn mơ ước? “Mình đã trót phải lòng một người ở đây rồi, và có lẽ một lý do như vậy cũng là đủ để mình ở lại và trở thành một phần của thành phố này. Chỉ đơn giản vậy thôi”.
Thảo trả lời từ tốn, nhẹ nhàng và tự nhiên – đúng như cách cô đã và vẫn nhìn cuộc sống.
Nguồn tin: SGTT.VN
Các tin khác:
- TIỆC ÂM NHẠC GIỮA NHỮNG NGƯỜI BẠN II(20/08/2023 - 20:06:16)
- THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG MỪNG XUÂN QUÝ MÃO 2023(13/01/2023 - 09:02:03)
- Tin buồn(25/07/2020 - 00:00:00)
- Thông báo dừng thu nhận ủng hộ Việt Nam và CH Séc chống dịch bệnh Covid 19(26/03/2020 - 20:46:22)
- Thông báo về việc ủng hộ Việt Nam và CH. Séc chống dịch bệnh Covid 19(23/03/2020 - 00:00:00)
- THÔNG BÁO MỜI THAM DỰ TIỆC MỪNG XUÂN CANH TÝ 2020 VÀ GIẢI TENIS HỮU NGHỊ VIỆT-SÉC(15/01/2020 - 07:50:41)
- Thông báo triệu tập Đại biểu dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Hữu nghị Việt Nam - Séc lần thứ IV, nhiệm kỳ 2019 - 2024(06/06/2019 - 00:00:00)
- Thông báo chương trình hoạt động chào mừng Xuân Kỷ Hợi(28/01/2019 - 10:40:10)
- LIÊN HOAN PHIM SÉC – SLOVAKIA LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM(01/11/2018 - 00:00:00)
- Đại sứ quán Cộng hòa Séc thông báo về việc mở Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực ngắn hạn Schengen tại Hà Nội(08/10/2018 - 14:21:50)