Tản mạn từ một chuyến đi về Miền Kỷ Niệm - Phần 4 : Praha - tình yêu và nỗi nhớ
Ngày đăng: 01/06/2011 - 10:35:26
Nhớ về Praha là nhớ về nơi gặp gỡ của tuổi trẻ đầy khát vọng, ước mơ và kỷ niệm; nơi gặp gỡ của một tình yêu: tình yêu đối với khoa học, tình yêu với một nửa của chính mình, tình yêu với một dân tộc mà ngôn ngữ của họ đã cho chúng tôi sự nghiệp đời người… và giờ đây còn thêm một nỗi nhớ về thành phố - nơi gặp gỡ với bao sinh viên cũ thân yêu với nghĩa tình sâu đậm luôn sưởi ấm tâm hồn những nhà giáo chúng tôi…
Sau 2 tuần học ở Olomouc, chiều thứ Sáu, ngày 6 tháng 8 năm 2010, Nhà trường tổ chức cho các học viên thăm quan Praha. Chúng tôi tới nơi khi trời nhá nhem tối. Anh Nguyễn Vũ Nam, một sinh viên cũ đón chúng tôi hôm nào ở sân bay, đã chờ chúng tôi trước Ký túc xá 17/11 ở Praha 8. Nhận phòng xong, Nam đưa cả 3 chúng tôi về thăm vợ con mình và cùng ăn tối với gia đình. Dọc đường đi tôi cố quan sát, liệu có thể nhận ra một địa danh nào không sau 12 năm xa cách? Khi xe rẽ về hướng Praha 6, tôi đã kịp nhận ra Letná, đã kịp định hình được mình đang ở đâu. Sắp đến bến Hradčanská, phía trước rẽ phải sẽ đến Dejvice có phải không nhỉ, đi thêm nữa sẽ lên Větrník, rẽ trái sẽ đến Kolej Kajetanka, đồi Strahov v.v. Những địa danh ấy thật gần gũi với cuộc đời sinh viên chúng tôi. Nam cùng vợ con sống trong một căn hộ rất đẹp được trang trí rất nhiều hoa. Một không gian ấm áp, khiến người thăm cảm nhận ngay được niềm vui, hạnh phúc của gia đình Nam. Vợ Nam thật dịu dàng, không những đẹp mà còn rất đảm đang và duyên dáng. Vợ chồng Nam đã dành cho chúng tôi một bữa cơm ngon với nhiều món đặc sản như đang ở một nhà hàng tại Hà Nội vậy. Điều bất ngờ nữa mà vợ chồng Nam dành cho chúng tôi, đó là được gặp thêm vợ chồng hai sinh viên cũ An và Khánh Hoa. Vừa ăn, vừa trò chuyện.
“Khánh Hoa là em ư? Cô đã đọc tin giới thiệu về phòng khám của em, về trích ngang của em trên tạp chí Xa xứ hay Vạn Xuân. Cô đã nói với cô Đào Hoa, không hiểu cô bác sĩ này có học tiếng ở chỗ chúng mình không? Tốt nghiệp đại học Y của Séc đâu phải chuyện dễ. Học y khó lắm. Mình đã từng ở với sinh viên khoa Y và khâm phục sự cần cù, chịu khó của họ.”
Khánh Hoa sau một thời gian làm việc tại bệnh viện, cô bác sĩ người Việt ấy đã quyết định mở phòng khám tư ngay tại Trung tâm Thương Mại Sapa, chủ yếu phục vụ người Việt, bởi rất nhiều người Việt làm ăn sinh sống ở đây không biết tiếng Séc giỏi để kể chính xác bệnh của mình.
Chúng tôi rất vui như được trở về bên những người thân. Đêm đã khuya, nhưng Nam vẫn đưa chúng tôi ghé qua thăm Ký túc xá Kajetanka. Tôi muốn hít thở thật sâu hơn để cảm nhận hết mùi nhựa cây tươi mát của rặng bạch dương trước cửa ký túc xá. Dường như vẫn như ngày nào, cách đây 12 năm, khi ấy cô Đào Hoa và tôi đã từng ở nơi đây tham dự khóa học hè tiếng Séc. Tiện đường, Nam đưa chúng tôi đi thăm tiếp và từ phía sau ngôi nhà 2 tầng tôi nhận ra đó là nhà ăn sinh viên trong khu ký túc xá Větrník. Thầy Hợi cứ khẳng định là không phải. Không trách được trí nhớ, vì 26 năm rồi kể từ ngày tốt nghiệp, đây là lần đầu tiên pan Hợi mới có dịp quay trở lại Praha. Phía trước mặt là mấy tòa nhà của ký túc xá, phía bên phải là vườn cây ăn quả. Những kỷ niệm xưa bỗng ùa về…Tôi nhớ những lúc dạo chơi trong khu vườn tràn ngập hương thơm tinh khiết của triệu triệu bông hoa táo, lê, anh đào nở trắng hồng khi xuân đến; nhớ những ngày hè của cuộc đời sinh viên nghèo với những trái ngọt ở nơi đây không phải mua; nhớ những ngày đông tuyết phủ trắng xóa; nhớ cuộc đời sinh viên đầy nhiệt huyết và ước vọng… Nếu không có Nam đưa đi hôm ấy, chúng tôi khó có thể đến thăm nơi đã từng ở một thời…Quá khứ, hiện tại tất cả như trong mơ, thật tuyệt vời, tất cả ngoài sự mong đợi của chúng tôi. Gần về đến ký túc xá 17/11 chúng tôi bắt gặp một đàn lợn rừng, to nhỏ khác nhau hơn chục con. Thật thú vị, Nam cũng rất ngạc nhiên: “Có lẽ chúng trốn ra từ vườn bách thú cách đây không xa. Bao nhiêu năm ở Praha, đây là lần đầu em nhìn thấy bầy lợn rừng đi chơi như thế này…”. Có ai ngờ ở thủ đô Praha lại bắt gặp đàn lợn rừng có lẽ gồm 3 thế hệ đang thong thả, ung dung đi ăn đêm trong đám cỏ ven đường.
Sáng hôm sau, thứ Bảy, ngày 7 tháng 8. Trời lại mưa, những sinh viên ngoại quốc chúng tôi vẫn cứ đi thăm Vyšehrad. Rất may, khi lên đến thành cổ trời tạnh mưa. Từ đây chúng tôi phóng tầm mắt quan sát cả thành phố kiều diễm bên dòng sông thơ mộng Vltava. Nhìn về phía Hradčany chúng tôi nhớ đến lịch sử của một Thủ đô hơn nghìn năm tuổi. Nhớ đến câu chuyện về nàng Libuše. Nàng đã từng đứng ở đây, chỉ tay về hướng khúc sông cạn của dòng Vltava, nơi đó khi ấy là một cái ngưỡng (prah) của con sông, ngày nay là cầu Karlův bắc qua và nói: “Nơi đây một thành phố trù phú sẽ được mọc lên”. Tên của thành phố ấy bắt đầu từ chính từ prah, đó chính là thủ đô Praha.
Sau đó, chúng tôi được tự do khám phá những nơi mà mình yêu thích. Thả bộ dọc theo quảng trường Václavské, hòa mình vào dòng khách du lịch, ngắm nhìn những ngôi nhà mới được trùng tu, đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Men theo những con phố quen thuộc, đôi chân đã đưa chúng tôi đến ký túc xá Jednota gần Hlavní Nádraží và cũng gần Nádraží Střed, nay đã được đổi tên là Masarykovo. Dừng chân ở ký túc xá, uống một chút cà phê cho ấm bụng, trò chuyện với bà thường trực để nhớ lại một thời đã ở nơi đây. Năm năm học đại học, tôi đã ở năm ký túc xá khác nhau và nhiều nhất là trong khu vực Praha 1, nên khu phố cổ thật gần gũi với tôi. Những đường phố quen đưa chúng tôi đi tiếp đến Quảng trường Cộng hòa. Chúng tôi ngỡ ngàng trước sự đổi thay không chỉ với tòa nhà to, đẹp, hiện đại của Paladium, mà từng chi tiết trên Quảng trường đều mới đẹp. Trời mưa, nên chúng tôi dành thời gian thăm quan trung tâm thương mại Paladium và càng ngỡ ngàng hơn khi thăm các gian hàng quá to, quá đẹp và quá nhiều hàng hóa với những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Trưa hôm sau, chúng tôi tập trung tại đây để tiếp tục cùng nhau hoàn thành chuyến đi thăm Praha của Nhà trường. An, một sinh viên cũ của chúng tôi, nay đã là một kỹ sư tin học, đã chỉ gian hàng của vợ chồng Ngọc và Ngọc Anh trong Paladium và nói “Hai vợ chồng Ngọc giỏi lắm.”. Nam đã viết cho tôi: “Ở Nha Trang số người biết Ngọc chắc nhiều hơn số người không biết, ngày xưa Ngọc học rất giỏi và bây giờ cũng rất nổi tiếng cô ạ. Sang đây để Ngọc tự kể, thì các cô sẽ biết được nhiều hơn...“. Vợ chồng Ngọc và Ngọc Anh có những 4 cậu con trai.
Lần trước chúng tôi ở Praha, năm 1998, khi ấy cả thành phố chỉ có 3 trung tâm mua sắm hiện đại, đó là Bílá Labuť, Máj và Kotva.
Sáng hôm sau, chủ nhật mùng 8 tháng 8 năm 2010, chúng tôi đi thăm Trung tâm thương mại Chodov ở Praha 4. Đúng ra, chúng tôi chỉ kịp lướt qua vài gian hàng, gian hàng nào cũng muốn níu chân chúng tôi lại. Thời gian ít ỏi quá, mà ước muốn thì quá nhiều. Chúng tôi dành thời gian cho một việc quan trọng hơn, thăm Trung tâm thương mại Sapa của người Việt tại Praha 4 với sự dẫn đường của pan An. Khi thăm gian hàng bán thực phẩm và rau quả, chúng tôi thấy vừa lạ vừa quen. Lạ quen là vì mình đang ở Praha mà lại vui vui với một cảm giác như đang đi chợ ở Hà Nội. Ta có thể mua nhiều loại hoa quả, rau xanh, tương cà mắm muối như ở chính nước mình, có một số loại rau trồng ngay tại CH Séc như rau muống, mồng tơi, bầu bí. Có lẽ vì những hương vị rất quê hương ấy mà những người xa xứ đỡ day dứt và vơi đi nỗi nhớ quê hương và người thân chăng? Bữa trưa An mời chúng tôi vào một quán thưởng thức phong cách ẩm thực ở nơi đây. Ăn cơm tây mãi cũng chán. Cơm Việt đã ngấm vào máu thịt của mình rồi, ở nước ngoài bữa cơm Việt nào cũng thấy ngon. Tôi nhớ đến bữa cơm ở nhà vợ chồng Lâm Mai ở Ostrava, Lâm từng là lớp trưởng lớp TK2. Lần nào Lâm cũng rất nhiệt tình. Lâm xuống Olomouc đón hai cô giáo. Bữa cơm ấy rất ngon, đúng theo đơn đặt hàng của chúng tôi, cá kho và rau muống luộc, mà lại là cá kho tương, món này ngay cả ở Việt Nam tôi cũng ít khi làm. Nhớ thủa sinh viên, 6 năm liền tôi không một lần về thăm nhà, đến giờ vẫn còn nhớ nhiều lúc chỉ thèm một chút rau muống luộc ăn với tôm rang hay cá kho. Thế mà điều đó đã luôn chỉ là ao ước của một thời.
TT thương mại Sapa đã để lại trong chúng tôi một ấn tượng đặc biệt. Rất vui vì cộng đồng người Việt mình ngày càng lớn mạnh trong mọi nghĩa, vui vì dù xa xứ nhưng ta vẫn cảm thấy như tổ quốc, quê hương luôn bên mình… Nhưng có một chút gì xót xa mà thực sự khó diễn tả bằng lời. Khi trở lại TT Sapa lần sau, chủ nhật, ngày 22 tháng 8 năm 2010, được anh Hoàng Đình Thắng, chủ tịch Hội người Việt Nam ở Séc, UV BCH Hội Hữu nghị Việt Nam – Séc mời cơm cùng Ban quản lý TT thương mại Sapa tại Nhà hàng Malá Hanoj, chúng tôi đã có dịp sẻ chia suy tư của mình:
“Bữa cơm hôm nay rất ngon, đầu bếp ở đây nấu không kém gì những đầu bếp ở những khách sạn ở Hà Nội, thật đúng với cái tên Malá Hanoj”
“Giá như ta đem được cái văn minh của châu Âu, cái văn minh ở bên ngoài kia vào TT Thương mại Sapa thì hay biết mấy…”.
“Cô ơi, chúng em trước mắt đang cố gắng để mọi người đừng đem cái văn minh ở trong này ra ngoài kia…”. Một sinh viên cũ của chúng tôi trong Ban quản lý đáp lời…
Phải chăng ngôn ngữ là rào cản khiến cho không ít người Việt chưa hội nhập tốt được với cuộc sống nơi đây. Họ sống giữa thủ đô Praha với những thói quen văn hóa của riêng mình. Có phải trước khi sang một miền đất mới họ chưa được học tập, trang bị những kiến thức để hiểu về những nét khác biệt văn hóa giữa hai dân tộc, nên chưa biết phát huy những nét đẹp của hai nền văn hóa ấy?
Dẫu sao, chúng tôi vẫn cứ hy vọng và tin rằng, một ngày nào đó TT Thương mại Sapa sẽ đẹp hơn trong mọi lĩnh vực để xứng đáng với vị trí đang có tại thủ đô của một nước giữa châu Âu…
Khóa học tiếng Séc sắp kết thúc, phải xa Olomouc, còn nhiều niềm vui và bất ngờ đang chờ phía trước. Chúng tôi còn được ở Praha hơn 4 ngày nữa. Lúc đầu, chúng tôi dự kiến sẽ tá túc ở gia đình anh chị Quân-Lan. Hai anh chị trước kia là nghiên cứu sinh, chúng tôi quen biết từ năm 1985, khi sang Praha thực tập. Một hôm pan Dương, một nghiên cứu sinh cũ gọi điện: “Cô ơi, các thày cô cứ đến nhà em ở, vì nhà em rộng, có 11 phòng, hơn nữa có người giúp việc, các thày cô đừng ngại.” Anh Quân và chị Lan nhiệt tình lắm, nhà gần Metro, nhưng hơi chật nên chúng tôi thay đổi ý định, đồng ý sẽ đến ở nhà của Dương. Cùng lúc ấy chúng tôi nhận được điện của anh Chu Văn Dân, UV BCH Hội Hữu nghị Việt Nam – Séc. Thế là thêm một bàn tay giúp đỡ.
Thứ bảy, ngày 21 tháng 8, anh Dân đón hai chúng tôi từ ga Hlavní về nhà anh Dương. Thày Hợi đi tiếp lên vùng Cheb để thăm người em họ. Tối đấy, vợ của Dương cùng hai cậu con trai tổ chức bữa tiệc mừng ngày chồng chị bước vào tuổi mới và cũng để chào đón hai cô giáo cũ của chồng chị. Chúng tôi có dịp làm quen thêm mấy anh chị trên Sứ quán, vui hơn là được gặp lại pan Thành, một sinh viên cũ lớp cô Lê Hoa, nay đang là Tùy viên quân sự trên Sứ quán.
Ngày hôm sau, Chủ nhật, ngày 22 tháng 8, trong bữa cơm trưa với Ban quản lý TT Thương mại Sapa, Sơn (Sơn Ngọc) vui vẻ nói:
“Ăn xong em đưa hai cô về thăm nhà em.”
“Ai lái xe?” Có ai đó hỏi Sơn.
“Tôi lái.” Sơn đáp.
“Cô ơi, phải cẩn thận, nó mới học lái xe đấy!”. Tất cả mọi người cùng cười vui. Tôi cứ ngỡ là mọi người đùa.
Trên đường về nhà Sơn, cô Đào Hoa và Sơn có nhiều chuyện để nói với nhau, nào chuyện về những ngày chồng cô Hoa ở Séc kinh doanh, nào chuyện con gái cô Hoa học ở Ostrava… Bỗng nghe Sơn nói: “Mải vui nói chuyện, em quên cả đường rẽ về nhà mình.” Lúc này tôi mới tin là mọi người không nói đùa về tài lái xe của Sơn. Đến đường về nhà mà cũng nhầm, thì đúng là Sơn mới lái xe. Sơn kể trước kia toàn ủy quyền để vợ lái xe. Thực sự xúc động trước nhiệt tình của Sơn dành cho các cô giáo cũ. Ngôi nhà của vợ chồng Sơn to, đẹp, rất yên tĩnh. Chúng tôi không thể ngờ cậu sinh viên năm nào giờ đây đã là ông bố của 5 đứa con, bốn cậu con trai và một cô con gái. Các cháu đều học giỏi, ngoan ngoãn.
“Thế em nói với các con bằng tiếng gì?”
“Tiếng Việt, cô ạ. Các con em phải biết tiếng Việt. Mà mình nói bằng tiếng Việt mới chuẩn chứ”
Chiều ấy, vợ chồng Sơn Ngọc đưa chúng tôi dạo bộ qua Národní divadlo, dọc theo bờ sông Vltava, qua cầu Karlův… ngắm nhìn thành phố trong ánh nắng vàng ngọt ngào, ấm áp. Vẫn những tòa nhà xưa mà sao tôi thấy Praha hôm nay đẹp lạ thường, quyến rũ đến mê hồn, thành phố nghìn năm tuổi mà như nàng công chúa đang tuổi đôi mươi trong xiêm áo rực rỡ và lộng lẫy tỏa sáng. Bỗng tôi nhớ đến câu thơ của nhà thơ Tố Hữu “Praha vàng tím chiều hè; Hỡi nàng công chúa đang mê, mộng gì?”
Đi bộ thêm một chút nữa, chúng tôi dừng chân trước Dům Uměleců. Tòa nhà đẹp quá và đúng ra là đẹp hơn, thật nghịch lý vời thời gian. Cách đấy không xa, ngay bên kia đường là tòa nhà của Khoa Triết của Trường Đại học Tổng hợp Karlova, nơi cả hai chúng tôi đã có một năm học sau đại học chuyên về ngôn ngữ Séc để thêm yêu tiếng Séc hơn. Hôm đó là chủ nhật, Khoa không mở cửa, thật tiếc…
Sắp đến giờ, cái khoảnh khắc mà chúng tôi háo hức mong đợi mấy tháng nay, đó là giờ phút được gặp lại các sinh viên năm nào đã từng học tiếng Séc ở mái trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, nay là Đại học Hà Nội, được gặp lại các đồng nghiệp người Séc đã từng có nhiều năm làm việc cùng chúng tôi và hơn thế nữa họ còn có một tình yêu rất đặc biệt với đất nước của chúng ta. Các sinh viên của chúng tôi đã hẹn cuộc gặp này và chuẩn bị cũng gần nửa năm nay. Khi xe của vợ chồng Sơn Ngọc đưa chúng tôi đến sân của Nhà hàng ở Praha 4-Kunratice, một cái sân rộng, đẹp, yên tĩnh và rất thơ mộng, chúng tôi đã thấy rất đông người. Từ xa tôi đã kịp nhận ra cô Petra Műlerova, vì cô cao hơn hẳn những người bên cạnh. Những cái bắt tay xiết chặt, những cái ôm nồng ấm, những nụ cười phấn khởi, sau nhiều năm thày trò, bạn bè vẫn còn nhận ra nhau. Tôi không nghĩ là mình lại may mắn được gặp lại ngần ấy sinh viên. Có những gương mặt sinh viên không hề thay đổi, vẫn trẻ và vẫn xinh đẹp như những ngày các em học ở chỗ chúng tôi như Nga, Mai, Trà….
Quá nhiều đổi thay đáng tự hào. Giờ các sinh viên của mình đã trở thành những người cha, người mẹ của một thế hệ người Việt mới, được sinh ra và lớn lên ở CH Séc; những con người nói tiếng Séc giỏi hơn tiếng mẹ đẻ; những cô cậu học trò học giỏi thông minh không thua kém gì học sinh người Séc. Các sinh viên của chúng tôi giờ đã là những kỹ sư, bác sĩ, những doanh nghiệp v.v. đang cống hiến, đang góp phần làm giàu cho quê hương thứ hai của mình, cho chính mình và cho cả những người thân thương nơi quê hương, đất nước mình. Lòng tràn ngập vui sướng, khi được nhìn thấy sự trưởng thành của các sinh viên năm xưa, gia đình hạnh phúc, vợ chồng cùng bên nhau làm ăn chia sẻ, con cái ngoan ngoãn học giỏi, nhà cửa đàng hoàng, khang trang. Với những người đã từng là nhà giáo thì có niềm vui nào lớn hơn, đẹp hơn là tình cảm của những sinh viên cũ dành cho mình. Mỗi một sinh viên mà chúng tôi đã gặp lại trong chuyến đi này là một món quà vô giá mà tôi không ngờ cuộc đời đã dành tặng. Tình cảm ấy như cổ vũ, như động viên, như an ủi để những người làm thầy, làm cô thêm yêu công việc và cuộc sống, thêm trân trọng nâng niu những gì đang có. Với riêng tôi, người luôn biết góp nhặt những niềm vui, tiếng cười, thì tình cảm của những sinh viên thủa nào còn ý nghĩa hơn thế nhiều, bởi những điều đó đã để lại trong trái tim, ký ức của tôi những ấn tượng không bao giờ quên và những lúc thấy lòng bâng khuâng, trống vắng, thì những kỷ niệm ấy lại ùa về, như đang thì thầm bên tai. “Cô ơi, cuộc sống này còn nhiều điều đáng trân trọng, đáng tự hào và đáng sống lắm, vui lên cô, hãy luôn mỉm cười với cuộc sống cô nhé…”. Hôm ấy, tôi không nhớ đã nói gì với các bạn sinh viên, chỉ biết rằng tôi đã cố dấu những giọt nước mắt xúc động, hạnh phúc, tự hào và tôi đã quên không chuyển đến họ lời của cô Lê Hoa, đang là phu nhân đại sứ ở Brazin “Sao sinh viên của mình đáng yêu thế!”. Cô Petra Műlerova muốn nói nhiều hơn, nhưng cô nghẹn ngào vì quá vui, quá xúc động. Cô đã khóc khi đón nhận tình cảm nồng hậu của sinh viên Việt Nam. Không tự hào sao được. Các sinh viên của mình giờ đã trưởng thành; ở CH Séc họ không chỉ là những doanh nghiệp giỏi mà có người là Bí thư thứ nhất, Tùy viên quân sự đang công tác tại Sứ quán của mình ở Praha. Không xúc động sao được, khi cùng một lúc được gặp lại hơn 50 sinh viên, có những cặp vợ chồng như Hà và Nga từ Plzeň lên, Phong và Hương từ Brno tới, rất nhiều thế hệ khác nhau từ những năm học 1978 đến thế hệ sinh viên 1989, bao nhiều sinh viên là bấy nhiêu nghĩa tình, là bấy nhiêu tình cảm nồng ấm sưởi ấm trái tim những thầy cô giáo đã dạy họ không chỉ những từ tiếng Séc đầu tiên mà cả những nét đẹp văn hóa Séc đầu tiên qua những bài học ấy. Sau này, khi kể lại buổi gặp mặt ấn tượng này với các đồng nghiệp, bạn bè, chúng tôi vẫn không dấu nỗi niềm hân hoan, vui sướng.
Tối thứ Ba, ngày 24 tháng 8, pan Khải, sinh viên khóa 1978, đưa chúng tôi đến thăm nhà và tối thứ Tư chúng tôi qua thăm nhà pan Thành, Tùy viên quân sự. Ở những nơi ấy chúng tôi lại được trò chuyện thêm với những gương mặt quen thuộc của một thời, được chứng kiến những sự đổi thay, trưởng thành của những sinh viên mà hôm trước chưa được gặp.
Thứ Tư ngày 25 tháng 8 năm 2010.
Mấy hôm trước chúng tôi dự kiến sẽ cùng vợ chồng Nam và Sơn đi thăm thêm một vài vùng của Séc, như Hluboká nad Vltavou, Český Krumlov… Nhưng đến chiều thứ Ba thì chúng tôi thay đổi kế hoạch.
“Khám phá thêm một vùng đất mới cũng thích, nhưng sợ đi xa, hôm sau đã bay về rồi, sợ có mệt quá không? Hơn nữa còn nhiều nơi ở Praha mình vẫn chưa được thăm lại, nhớ lắm… Hay là ta ở lại đi chơi trong Praha thôi?”
Cô Đào Hoa biết tôi yêu Praha nhiều lắm, vì tôi có quá nhiều kỷ niệm gắn bó với Praha nên Hoa đã nhượng bộ cho tình yêu đó của tôi. Thứ Tư, vợ chồng Sơn Ngọc dành trọn ngày cùng chúng tôi thăm Praha. Hôm ấy trời trong xanh, những đường nét kiến trúc, màu sắc của những tòa nhà, ngọn tháp lung linh rực rỡ hơn trong ánh nắng vàng ấm áp. Càng ngắm tôi càng bị quyến rũ bởi vẻ đẹp của thành phố bên dòng sông Vltava thơ mộng. Với những tia nắng chói chang quảng trường Republiky như vừa thay bộ xiêm áo mới. Tòa nhà Obecný Dům lộng lẫy và kiêu sa. Tôi vẫn cứ ngỡ như mình đang trong mơ, không tin được trước sự đổi thay ở nơi đây. Đẹp, đẹp quá! Tôi lại đi theo trí nhớ trên các phố quen thuộc, ngắm nhìn để tận hưởng nét đẹp từng ngôi nhà và tự hỏi có phải bây giờ Praha đẹp hơn, kiều diễm hơn xưa, có phải ngày xưa mình mải học quá nên không có thời gian để chiêm ngưỡng những vẻ đẹp tuyệt diệu đó. Praha vốn rất đẹp bởi bao nhiêu công trình văn hóa, kiến trúc và ngày càng đẹp hơn, lộng lẫy, kiêu sa hơn nhờ vào bao bàn tay khối óc của người dân nơi đây. Chắc hẳn nhà nước Séc, người dân Praha đã dành không ít kinh phí cho vẻ đẹp ngày nay của Thủ đô để hàng năm thu hút hàng triệu khách du lịch….. Chúng tôi đã dừng chân trước Bílá Labuť, con thiên nga trắng ngày nào giờ thì quá bé nhỏ so với các trung tâm thương mại mới xây. Mấy phút sau, chúng tôi đã ở dãy phố phía sau, tôi vẫn tìm thấy cửa vào ký túc xá (Kolej S.K. Neumana) năm xưa, giờ đây nó mang tên của chính con phố Petrská. Nơi đây tôi đã từng sống 2 năm cùng với các nữ sinh của Khoa Toán Lý. Thế là tôi thỏa lòng mong ước, được thăm lại những nơi mà mình đã từng sống, tất cả đều đã được cải tạo, tu sửa và trang bị hiện đại và nơi đây trong dịp hè được tận dụng đón khách du lịch. Vợ chồng Sơn Ngọc đưa chúng tôi đi tiếp sang phía Malostranská Strana. Một niềm vui bất ngờ là tôi lại được đứng trước một tòa nhà của Khoa Toán Lý, ký ức của một thời trẻ trung lại ùa vào tâm trí tôi … Mỗi bước chân leo bộ lên Hradčany là mỗi bước chân đưa tôi về với tuổi trẻ ngày nào… Vừa đi, hai vợ chồng Sơn Ngọc vừa trò chuyện về những trăn trở trong việc nuôi dạy các con, về tương lai của chúng, sao cho dù sinh ra và lớn lên trên đất Séc nhưng thế hệ mới này vẫn phải mang trong mình những tính cách rất đáng tự hào của người Việt, vẫn không được quên tiếng nói của cha mẹ mình để thêm yêu cội nguồn của chính mình…Và đó không chỉ là trăn trở của riêng vợ chồng Sơn Ngọc.
Trưa thứ Năm, ngày 26 tháng 8 năm 2010, vợ chồng Nam và vợ chồng Sơn tiễn chúng tôi ra sân bay. Thế là năm tuần đã trôi qua. Một mùa hè tràn ngập niềm vui và kỷ niệm; một mùa hè đã khám phá thêm bao nhiêu điều mới lạ, thú vị và vô cùng ý nghĩa; một mùa hè của tình hữu nghị Việt Nam – Séc; một mùa hè không chỉ thấm đậm nghĩa tình thầy trò; một chuyến đi thấm đậm tình người ngay từ khi mới chỉ là ý tưởng; một mùa hè với dư âm ngọt ngào xúc động lòng người sẽ in đậm mãi trong tâm hồn chúng tôi; một mùa hè giúp ta trân trọng hơn giá trị của những ngày ta đã và đang sống để thêm yêu cuộc đời, để sống nhân hậu hơn, có ý nghĩa hơn cho mình và cho đời. Nam và Sơn đã thay mặt các bạn sinh viên chúc các thầy cô thượng lộ bình an và đã trao thêm món quà tình nghĩa của tất cả các bạn dành tặng 3 chúng tôi.
Lúc này đây, khi viết những dòng này, tôi như thấy trước mắt mình những gương mặt thân quen đã gặp trong kỳ nghỉ hè vừa rồi. Tưởng như có những tiếng thì thầm khe khẽ đưa tôi về với quá khứ ngọt ngào những ngày qua; tất cả dường như đều đang nói một điều gì đó ấm áp huyền diệu lạ kỳ làm lay động con tim. Giá như được trẻ lại một lần nữa…Quá khứ và hiện tại, tất cả như một giấc mơ đẹp. Không, đó là một hiện thực quá đẹp mà tôi thật may mắn có diễm phúc được hưởng.
Xin cảm ơn 2 đất nước, hai quê hương của tôi, mà Hội hữu nghị Việt Nam-Séc là một trong những cây cầu để nối tấm lòng của tất cả những con người đã dành tặng chúng tôi một chuyến đi ấm áp tình người. Đặc biệt cảm ơn các thế hệ sinh viên đã dành tặng cho chúng tôi một món quà vô giá, một tình cảm sâu đậm đầy nghĩa tình thầy trò, một chuyến đi rất nhân văn của những tâm hồn trò Việt. Xin cảm ơn quê hương thứ hai của chúng tôi, đất nước và con người Séc đã góp phần cho chúng tôi sự nghiệp đời người. Giờ đây, khi chúng tôi nhớ về Praha, không chỉ nhớ về thành phố của tình yêu, của tuổi trẻ đầy khát vọng, ước mơ và kỷ niệm, mà còn nhớ về thành phố nơi gặp gỡ với bao sinh viên cũ thân yêu với nghĩa tình sâu đậm luôn sưởi ấm tâm hồn những nhà giáo chúng tôi, những người đã cùng họ chia sẻ những từ tiếng Séc đầu tiên trong cuộc đời. Một chuyến đi ấm áp tình người. Một chuyến đi nhớ mãi…
Trần Minh Hiền
“Khánh Hoa là em ư? Cô đã đọc tin giới thiệu về phòng khám của em, về trích ngang của em trên tạp chí Xa xứ hay Vạn Xuân. Cô đã nói với cô Đào Hoa, không hiểu cô bác sĩ này có học tiếng ở chỗ chúng mình không? Tốt nghiệp đại học Y của Séc đâu phải chuyện dễ. Học y khó lắm. Mình đã từng ở với sinh viên khoa Y và khâm phục sự cần cù, chịu khó của họ.”
Khánh Hoa sau một thời gian làm việc tại bệnh viện, cô bác sĩ người Việt ấy đã quyết định mở phòng khám tư ngay tại Trung tâm Thương Mại Sapa, chủ yếu phục vụ người Việt, bởi rất nhiều người Việt làm ăn sinh sống ở đây không biết tiếng Séc giỏi để kể chính xác bệnh của mình.
Chúng tôi rất vui như được trở về bên những người thân. Đêm đã khuya, nhưng Nam vẫn đưa chúng tôi ghé qua thăm Ký túc xá Kajetanka. Tôi muốn hít thở thật sâu hơn để cảm nhận hết mùi nhựa cây tươi mát của rặng bạch dương trước cửa ký túc xá. Dường như vẫn như ngày nào, cách đây 12 năm, khi ấy cô Đào Hoa và tôi đã từng ở nơi đây tham dự khóa học hè tiếng Séc. Tiện đường, Nam đưa chúng tôi đi thăm tiếp và từ phía sau ngôi nhà 2 tầng tôi nhận ra đó là nhà ăn sinh viên trong khu ký túc xá Větrník. Thầy Hợi cứ khẳng định là không phải. Không trách được trí nhớ, vì 26 năm rồi kể từ ngày tốt nghiệp, đây là lần đầu tiên pan Hợi mới có dịp quay trở lại Praha. Phía trước mặt là mấy tòa nhà của ký túc xá, phía bên phải là vườn cây ăn quả. Những kỷ niệm xưa bỗng ùa về…Tôi nhớ những lúc dạo chơi trong khu vườn tràn ngập hương thơm tinh khiết của triệu triệu bông hoa táo, lê, anh đào nở trắng hồng khi xuân đến; nhớ những ngày hè của cuộc đời sinh viên nghèo với những trái ngọt ở nơi đây không phải mua; nhớ những ngày đông tuyết phủ trắng xóa; nhớ cuộc đời sinh viên đầy nhiệt huyết và ước vọng… Nếu không có Nam đưa đi hôm ấy, chúng tôi khó có thể đến thăm nơi đã từng ở một thời…Quá khứ, hiện tại tất cả như trong mơ, thật tuyệt vời, tất cả ngoài sự mong đợi của chúng tôi. Gần về đến ký túc xá 17/11 chúng tôi bắt gặp một đàn lợn rừng, to nhỏ khác nhau hơn chục con. Thật thú vị, Nam cũng rất ngạc nhiên: “Có lẽ chúng trốn ra từ vườn bách thú cách đây không xa. Bao nhiêu năm ở Praha, đây là lần đầu em nhìn thấy bầy lợn rừng đi chơi như thế này…”. Có ai ngờ ở thủ đô Praha lại bắt gặp đàn lợn rừng có lẽ gồm 3 thế hệ đang thong thả, ung dung đi ăn đêm trong đám cỏ ven đường.
Sáng hôm sau, thứ Bảy, ngày 7 tháng 8. Trời lại mưa, những sinh viên ngoại quốc chúng tôi vẫn cứ đi thăm Vyšehrad. Rất may, khi lên đến thành cổ trời tạnh mưa. Từ đây chúng tôi phóng tầm mắt quan sát cả thành phố kiều diễm bên dòng sông thơ mộng Vltava. Nhìn về phía Hradčany chúng tôi nhớ đến lịch sử của một Thủ đô hơn nghìn năm tuổi. Nhớ đến câu chuyện về nàng Libuše. Nàng đã từng đứng ở đây, chỉ tay về hướng khúc sông cạn của dòng Vltava, nơi đó khi ấy là một cái ngưỡng (prah) của con sông, ngày nay là cầu Karlův bắc qua và nói: “Nơi đây một thành phố trù phú sẽ được mọc lên”. Tên của thành phố ấy bắt đầu từ chính từ prah, đó chính là thủ đô Praha.
Sau đó, chúng tôi được tự do khám phá những nơi mà mình yêu thích. Thả bộ dọc theo quảng trường Václavské, hòa mình vào dòng khách du lịch, ngắm nhìn những ngôi nhà mới được trùng tu, đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Men theo những con phố quen thuộc, đôi chân đã đưa chúng tôi đến ký túc xá Jednota gần Hlavní Nádraží và cũng gần Nádraží Střed, nay đã được đổi tên là Masarykovo. Dừng chân ở ký túc xá, uống một chút cà phê cho ấm bụng, trò chuyện với bà thường trực để nhớ lại một thời đã ở nơi đây. Năm năm học đại học, tôi đã ở năm ký túc xá khác nhau và nhiều nhất là trong khu vực Praha 1, nên khu phố cổ thật gần gũi với tôi. Những đường phố quen đưa chúng tôi đi tiếp đến Quảng trường Cộng hòa. Chúng tôi ngỡ ngàng trước sự đổi thay không chỉ với tòa nhà to, đẹp, hiện đại của Paladium, mà từng chi tiết trên Quảng trường đều mới đẹp. Trời mưa, nên chúng tôi dành thời gian thăm quan trung tâm thương mại Paladium và càng ngỡ ngàng hơn khi thăm các gian hàng quá to, quá đẹp và quá nhiều hàng hóa với những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Trưa hôm sau, chúng tôi tập trung tại đây để tiếp tục cùng nhau hoàn thành chuyến đi thăm Praha của Nhà trường. An, một sinh viên cũ của chúng tôi, nay đã là một kỹ sư tin học, đã chỉ gian hàng của vợ chồng Ngọc và Ngọc Anh trong Paladium và nói “Hai vợ chồng Ngọc giỏi lắm.”. Nam đã viết cho tôi: “Ở Nha Trang số người biết Ngọc chắc nhiều hơn số người không biết, ngày xưa Ngọc học rất giỏi và bây giờ cũng rất nổi tiếng cô ạ. Sang đây để Ngọc tự kể, thì các cô sẽ biết được nhiều hơn...“. Vợ chồng Ngọc và Ngọc Anh có những 4 cậu con trai.
Lần trước chúng tôi ở Praha, năm 1998, khi ấy cả thành phố chỉ có 3 trung tâm mua sắm hiện đại, đó là Bílá Labuť, Máj và Kotva.
Sáng hôm sau, chủ nhật mùng 8 tháng 8 năm 2010, chúng tôi đi thăm Trung tâm thương mại Chodov ở Praha 4. Đúng ra, chúng tôi chỉ kịp lướt qua vài gian hàng, gian hàng nào cũng muốn níu chân chúng tôi lại. Thời gian ít ỏi quá, mà ước muốn thì quá nhiều. Chúng tôi dành thời gian cho một việc quan trọng hơn, thăm Trung tâm thương mại Sapa của người Việt tại Praha 4 với sự dẫn đường của pan An. Khi thăm gian hàng bán thực phẩm và rau quả, chúng tôi thấy vừa lạ vừa quen. Lạ quen là vì mình đang ở Praha mà lại vui vui với một cảm giác như đang đi chợ ở Hà Nội. Ta có thể mua nhiều loại hoa quả, rau xanh, tương cà mắm muối như ở chính nước mình, có một số loại rau trồng ngay tại CH Séc như rau muống, mồng tơi, bầu bí. Có lẽ vì những hương vị rất quê hương ấy mà những người xa xứ đỡ day dứt và vơi đi nỗi nhớ quê hương và người thân chăng? Bữa trưa An mời chúng tôi vào một quán thưởng thức phong cách ẩm thực ở nơi đây. Ăn cơm tây mãi cũng chán. Cơm Việt đã ngấm vào máu thịt của mình rồi, ở nước ngoài bữa cơm Việt nào cũng thấy ngon. Tôi nhớ đến bữa cơm ở nhà vợ chồng Lâm Mai ở Ostrava, Lâm từng là lớp trưởng lớp TK2. Lần nào Lâm cũng rất nhiệt tình. Lâm xuống Olomouc đón hai cô giáo. Bữa cơm ấy rất ngon, đúng theo đơn đặt hàng của chúng tôi, cá kho và rau muống luộc, mà lại là cá kho tương, món này ngay cả ở Việt Nam tôi cũng ít khi làm. Nhớ thủa sinh viên, 6 năm liền tôi không một lần về thăm nhà, đến giờ vẫn còn nhớ nhiều lúc chỉ thèm một chút rau muống luộc ăn với tôm rang hay cá kho. Thế mà điều đó đã luôn chỉ là ao ước của một thời.
TT thương mại Sapa đã để lại trong chúng tôi một ấn tượng đặc biệt. Rất vui vì cộng đồng người Việt mình ngày càng lớn mạnh trong mọi nghĩa, vui vì dù xa xứ nhưng ta vẫn cảm thấy như tổ quốc, quê hương luôn bên mình… Nhưng có một chút gì xót xa mà thực sự khó diễn tả bằng lời. Khi trở lại TT Sapa lần sau, chủ nhật, ngày 22 tháng 8 năm 2010, được anh Hoàng Đình Thắng, chủ tịch Hội người Việt Nam ở Séc, UV BCH Hội Hữu nghị Việt Nam – Séc mời cơm cùng Ban quản lý TT thương mại Sapa tại Nhà hàng Malá Hanoj, chúng tôi đã có dịp sẻ chia suy tư của mình:
“Bữa cơm hôm nay rất ngon, đầu bếp ở đây nấu không kém gì những đầu bếp ở những khách sạn ở Hà Nội, thật đúng với cái tên Malá Hanoj”
“Giá như ta đem được cái văn minh của châu Âu, cái văn minh ở bên ngoài kia vào TT Thương mại Sapa thì hay biết mấy…”.
“Cô ơi, chúng em trước mắt đang cố gắng để mọi người đừng đem cái văn minh ở trong này ra ngoài kia…”. Một sinh viên cũ của chúng tôi trong Ban quản lý đáp lời…
Phải chăng ngôn ngữ là rào cản khiến cho không ít người Việt chưa hội nhập tốt được với cuộc sống nơi đây. Họ sống giữa thủ đô Praha với những thói quen văn hóa của riêng mình. Có phải trước khi sang một miền đất mới họ chưa được học tập, trang bị những kiến thức để hiểu về những nét khác biệt văn hóa giữa hai dân tộc, nên chưa biết phát huy những nét đẹp của hai nền văn hóa ấy?
Dẫu sao, chúng tôi vẫn cứ hy vọng và tin rằng, một ngày nào đó TT Thương mại Sapa sẽ đẹp hơn trong mọi lĩnh vực để xứng đáng với vị trí đang có tại thủ đô của một nước giữa châu Âu…
Khóa học tiếng Séc sắp kết thúc, phải xa Olomouc, còn nhiều niềm vui và bất ngờ đang chờ phía trước. Chúng tôi còn được ở Praha hơn 4 ngày nữa. Lúc đầu, chúng tôi dự kiến sẽ tá túc ở gia đình anh chị Quân-Lan. Hai anh chị trước kia là nghiên cứu sinh, chúng tôi quen biết từ năm 1985, khi sang Praha thực tập. Một hôm pan Dương, một nghiên cứu sinh cũ gọi điện: “Cô ơi, các thày cô cứ đến nhà em ở, vì nhà em rộng, có 11 phòng, hơn nữa có người giúp việc, các thày cô đừng ngại.” Anh Quân và chị Lan nhiệt tình lắm, nhà gần Metro, nhưng hơi chật nên chúng tôi thay đổi ý định, đồng ý sẽ đến ở nhà của Dương. Cùng lúc ấy chúng tôi nhận được điện của anh Chu Văn Dân, UV BCH Hội Hữu nghị Việt Nam – Séc. Thế là thêm một bàn tay giúp đỡ.
Thứ bảy, ngày 21 tháng 8, anh Dân đón hai chúng tôi từ ga Hlavní về nhà anh Dương. Thày Hợi đi tiếp lên vùng Cheb để thăm người em họ. Tối đấy, vợ của Dương cùng hai cậu con trai tổ chức bữa tiệc mừng ngày chồng chị bước vào tuổi mới và cũng để chào đón hai cô giáo cũ của chồng chị. Chúng tôi có dịp làm quen thêm mấy anh chị trên Sứ quán, vui hơn là được gặp lại pan Thành, một sinh viên cũ lớp cô Lê Hoa, nay đang là Tùy viên quân sự trên Sứ quán.
Ngày hôm sau, Chủ nhật, ngày 22 tháng 8, trong bữa cơm trưa với Ban quản lý TT Thương mại Sapa, Sơn (Sơn Ngọc) vui vẻ nói:
“Ăn xong em đưa hai cô về thăm nhà em.”
“Ai lái xe?” Có ai đó hỏi Sơn.
“Tôi lái.” Sơn đáp.
“Cô ơi, phải cẩn thận, nó mới học lái xe đấy!”. Tất cả mọi người cùng cười vui. Tôi cứ ngỡ là mọi người đùa.
Trên đường về nhà Sơn, cô Đào Hoa và Sơn có nhiều chuyện để nói với nhau, nào chuyện về những ngày chồng cô Hoa ở Séc kinh doanh, nào chuyện con gái cô Hoa học ở Ostrava… Bỗng nghe Sơn nói: “Mải vui nói chuyện, em quên cả đường rẽ về nhà mình.” Lúc này tôi mới tin là mọi người không nói đùa về tài lái xe của Sơn. Đến đường về nhà mà cũng nhầm, thì đúng là Sơn mới lái xe. Sơn kể trước kia toàn ủy quyền để vợ lái xe. Thực sự xúc động trước nhiệt tình của Sơn dành cho các cô giáo cũ. Ngôi nhà của vợ chồng Sơn to, đẹp, rất yên tĩnh. Chúng tôi không thể ngờ cậu sinh viên năm nào giờ đây đã là ông bố của 5 đứa con, bốn cậu con trai và một cô con gái. Các cháu đều học giỏi, ngoan ngoãn.
“Thế em nói với các con bằng tiếng gì?”
“Tiếng Việt, cô ạ. Các con em phải biết tiếng Việt. Mà mình nói bằng tiếng Việt mới chuẩn chứ”
Chiều ấy, vợ chồng Sơn Ngọc đưa chúng tôi dạo bộ qua Národní divadlo, dọc theo bờ sông Vltava, qua cầu Karlův… ngắm nhìn thành phố trong ánh nắng vàng ngọt ngào, ấm áp. Vẫn những tòa nhà xưa mà sao tôi thấy Praha hôm nay đẹp lạ thường, quyến rũ đến mê hồn, thành phố nghìn năm tuổi mà như nàng công chúa đang tuổi đôi mươi trong xiêm áo rực rỡ và lộng lẫy tỏa sáng. Bỗng tôi nhớ đến câu thơ của nhà thơ Tố Hữu “Praha vàng tím chiều hè; Hỡi nàng công chúa đang mê, mộng gì?”
Đi bộ thêm một chút nữa, chúng tôi dừng chân trước Dům Uměleců. Tòa nhà đẹp quá và đúng ra là đẹp hơn, thật nghịch lý vời thời gian. Cách đấy không xa, ngay bên kia đường là tòa nhà của Khoa Triết của Trường Đại học Tổng hợp Karlova, nơi cả hai chúng tôi đã có một năm học sau đại học chuyên về ngôn ngữ Séc để thêm yêu tiếng Séc hơn. Hôm đó là chủ nhật, Khoa không mở cửa, thật tiếc…
Sắp đến giờ, cái khoảnh khắc mà chúng tôi háo hức mong đợi mấy tháng nay, đó là giờ phút được gặp lại các sinh viên năm nào đã từng học tiếng Séc ở mái trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, nay là Đại học Hà Nội, được gặp lại các đồng nghiệp người Séc đã từng có nhiều năm làm việc cùng chúng tôi và hơn thế nữa họ còn có một tình yêu rất đặc biệt với đất nước của chúng ta. Các sinh viên của chúng tôi đã hẹn cuộc gặp này và chuẩn bị cũng gần nửa năm nay. Khi xe của vợ chồng Sơn Ngọc đưa chúng tôi đến sân của Nhà hàng ở Praha 4-Kunratice, một cái sân rộng, đẹp, yên tĩnh và rất thơ mộng, chúng tôi đã thấy rất đông người. Từ xa tôi đã kịp nhận ra cô Petra Műlerova, vì cô cao hơn hẳn những người bên cạnh. Những cái bắt tay xiết chặt, những cái ôm nồng ấm, những nụ cười phấn khởi, sau nhiều năm thày trò, bạn bè vẫn còn nhận ra nhau. Tôi không nghĩ là mình lại may mắn được gặp lại ngần ấy sinh viên. Có những gương mặt sinh viên không hề thay đổi, vẫn trẻ và vẫn xinh đẹp như những ngày các em học ở chỗ chúng tôi như Nga, Mai, Trà….
Quá nhiều đổi thay đáng tự hào. Giờ các sinh viên của mình đã trở thành những người cha, người mẹ của một thế hệ người Việt mới, được sinh ra và lớn lên ở CH Séc; những con người nói tiếng Séc giỏi hơn tiếng mẹ đẻ; những cô cậu học trò học giỏi thông minh không thua kém gì học sinh người Séc. Các sinh viên của chúng tôi giờ đã là những kỹ sư, bác sĩ, những doanh nghiệp v.v. đang cống hiến, đang góp phần làm giàu cho quê hương thứ hai của mình, cho chính mình và cho cả những người thân thương nơi quê hương, đất nước mình. Lòng tràn ngập vui sướng, khi được nhìn thấy sự trưởng thành của các sinh viên năm xưa, gia đình hạnh phúc, vợ chồng cùng bên nhau làm ăn chia sẻ, con cái ngoan ngoãn học giỏi, nhà cửa đàng hoàng, khang trang. Với những người đã từng là nhà giáo thì có niềm vui nào lớn hơn, đẹp hơn là tình cảm của những sinh viên cũ dành cho mình. Mỗi một sinh viên mà chúng tôi đã gặp lại trong chuyến đi này là một món quà vô giá mà tôi không ngờ cuộc đời đã dành tặng. Tình cảm ấy như cổ vũ, như động viên, như an ủi để những người làm thầy, làm cô thêm yêu công việc và cuộc sống, thêm trân trọng nâng niu những gì đang có. Với riêng tôi, người luôn biết góp nhặt những niềm vui, tiếng cười, thì tình cảm của những sinh viên thủa nào còn ý nghĩa hơn thế nhiều, bởi những điều đó đã để lại trong trái tim, ký ức của tôi những ấn tượng không bao giờ quên và những lúc thấy lòng bâng khuâng, trống vắng, thì những kỷ niệm ấy lại ùa về, như đang thì thầm bên tai. “Cô ơi, cuộc sống này còn nhiều điều đáng trân trọng, đáng tự hào và đáng sống lắm, vui lên cô, hãy luôn mỉm cười với cuộc sống cô nhé…”. Hôm ấy, tôi không nhớ đã nói gì với các bạn sinh viên, chỉ biết rằng tôi đã cố dấu những giọt nước mắt xúc động, hạnh phúc, tự hào và tôi đã quên không chuyển đến họ lời của cô Lê Hoa, đang là phu nhân đại sứ ở Brazin “Sao sinh viên của mình đáng yêu thế!”. Cô Petra Műlerova muốn nói nhiều hơn, nhưng cô nghẹn ngào vì quá vui, quá xúc động. Cô đã khóc khi đón nhận tình cảm nồng hậu của sinh viên Việt Nam. Không tự hào sao được. Các sinh viên của mình giờ đã trưởng thành; ở CH Séc họ không chỉ là những doanh nghiệp giỏi mà có người là Bí thư thứ nhất, Tùy viên quân sự đang công tác tại Sứ quán của mình ở Praha. Không xúc động sao được, khi cùng một lúc được gặp lại hơn 50 sinh viên, có những cặp vợ chồng như Hà và Nga từ Plzeň lên, Phong và Hương từ Brno tới, rất nhiều thế hệ khác nhau từ những năm học 1978 đến thế hệ sinh viên 1989, bao nhiều sinh viên là bấy nhiêu nghĩa tình, là bấy nhiêu tình cảm nồng ấm sưởi ấm trái tim những thầy cô giáo đã dạy họ không chỉ những từ tiếng Séc đầu tiên mà cả những nét đẹp văn hóa Séc đầu tiên qua những bài học ấy. Sau này, khi kể lại buổi gặp mặt ấn tượng này với các đồng nghiệp, bạn bè, chúng tôi vẫn không dấu nỗi niềm hân hoan, vui sướng.
Tối thứ Ba, ngày 24 tháng 8, pan Khải, sinh viên khóa 1978, đưa chúng tôi đến thăm nhà và tối thứ Tư chúng tôi qua thăm nhà pan Thành, Tùy viên quân sự. Ở những nơi ấy chúng tôi lại được trò chuyện thêm với những gương mặt quen thuộc của một thời, được chứng kiến những sự đổi thay, trưởng thành của những sinh viên mà hôm trước chưa được gặp.
Thứ Tư ngày 25 tháng 8 năm 2010.
Mấy hôm trước chúng tôi dự kiến sẽ cùng vợ chồng Nam và Sơn đi thăm thêm một vài vùng của Séc, như Hluboká nad Vltavou, Český Krumlov… Nhưng đến chiều thứ Ba thì chúng tôi thay đổi kế hoạch.
“Khám phá thêm một vùng đất mới cũng thích, nhưng sợ đi xa, hôm sau đã bay về rồi, sợ có mệt quá không? Hơn nữa còn nhiều nơi ở Praha mình vẫn chưa được thăm lại, nhớ lắm… Hay là ta ở lại đi chơi trong Praha thôi?”
Cô Đào Hoa biết tôi yêu Praha nhiều lắm, vì tôi có quá nhiều kỷ niệm gắn bó với Praha nên Hoa đã nhượng bộ cho tình yêu đó của tôi. Thứ Tư, vợ chồng Sơn Ngọc dành trọn ngày cùng chúng tôi thăm Praha. Hôm ấy trời trong xanh, những đường nét kiến trúc, màu sắc của những tòa nhà, ngọn tháp lung linh rực rỡ hơn trong ánh nắng vàng ấm áp. Càng ngắm tôi càng bị quyến rũ bởi vẻ đẹp của thành phố bên dòng sông Vltava thơ mộng. Với những tia nắng chói chang quảng trường Republiky như vừa thay bộ xiêm áo mới. Tòa nhà Obecný Dům lộng lẫy và kiêu sa. Tôi vẫn cứ ngỡ như mình đang trong mơ, không tin được trước sự đổi thay ở nơi đây. Đẹp, đẹp quá! Tôi lại đi theo trí nhớ trên các phố quen thuộc, ngắm nhìn để tận hưởng nét đẹp từng ngôi nhà và tự hỏi có phải bây giờ Praha đẹp hơn, kiều diễm hơn xưa, có phải ngày xưa mình mải học quá nên không có thời gian để chiêm ngưỡng những vẻ đẹp tuyệt diệu đó. Praha vốn rất đẹp bởi bao nhiêu công trình văn hóa, kiến trúc và ngày càng đẹp hơn, lộng lẫy, kiêu sa hơn nhờ vào bao bàn tay khối óc của người dân nơi đây. Chắc hẳn nhà nước Séc, người dân Praha đã dành không ít kinh phí cho vẻ đẹp ngày nay của Thủ đô để hàng năm thu hút hàng triệu khách du lịch….. Chúng tôi đã dừng chân trước Bílá Labuť, con thiên nga trắng ngày nào giờ thì quá bé nhỏ so với các trung tâm thương mại mới xây. Mấy phút sau, chúng tôi đã ở dãy phố phía sau, tôi vẫn tìm thấy cửa vào ký túc xá (Kolej S.K. Neumana) năm xưa, giờ đây nó mang tên của chính con phố Petrská. Nơi đây tôi đã từng sống 2 năm cùng với các nữ sinh của Khoa Toán Lý. Thế là tôi thỏa lòng mong ước, được thăm lại những nơi mà mình đã từng sống, tất cả đều đã được cải tạo, tu sửa và trang bị hiện đại và nơi đây trong dịp hè được tận dụng đón khách du lịch. Vợ chồng Sơn Ngọc đưa chúng tôi đi tiếp sang phía Malostranská Strana. Một niềm vui bất ngờ là tôi lại được đứng trước một tòa nhà của Khoa Toán Lý, ký ức của một thời trẻ trung lại ùa vào tâm trí tôi … Mỗi bước chân leo bộ lên Hradčany là mỗi bước chân đưa tôi về với tuổi trẻ ngày nào… Vừa đi, hai vợ chồng Sơn Ngọc vừa trò chuyện về những trăn trở trong việc nuôi dạy các con, về tương lai của chúng, sao cho dù sinh ra và lớn lên trên đất Séc nhưng thế hệ mới này vẫn phải mang trong mình những tính cách rất đáng tự hào của người Việt, vẫn không được quên tiếng nói của cha mẹ mình để thêm yêu cội nguồn của chính mình…Và đó không chỉ là trăn trở của riêng vợ chồng Sơn Ngọc.
Trưa thứ Năm, ngày 26 tháng 8 năm 2010, vợ chồng Nam và vợ chồng Sơn tiễn chúng tôi ra sân bay. Thế là năm tuần đã trôi qua. Một mùa hè tràn ngập niềm vui và kỷ niệm; một mùa hè đã khám phá thêm bao nhiêu điều mới lạ, thú vị và vô cùng ý nghĩa; một mùa hè của tình hữu nghị Việt Nam – Séc; một mùa hè không chỉ thấm đậm nghĩa tình thầy trò; một chuyến đi thấm đậm tình người ngay từ khi mới chỉ là ý tưởng; một mùa hè với dư âm ngọt ngào xúc động lòng người sẽ in đậm mãi trong tâm hồn chúng tôi; một mùa hè giúp ta trân trọng hơn giá trị của những ngày ta đã và đang sống để thêm yêu cuộc đời, để sống nhân hậu hơn, có ý nghĩa hơn cho mình và cho đời. Nam và Sơn đã thay mặt các bạn sinh viên chúc các thầy cô thượng lộ bình an và đã trao thêm món quà tình nghĩa của tất cả các bạn dành tặng 3 chúng tôi.
Lúc này đây, khi viết những dòng này, tôi như thấy trước mắt mình những gương mặt thân quen đã gặp trong kỳ nghỉ hè vừa rồi. Tưởng như có những tiếng thì thầm khe khẽ đưa tôi về với quá khứ ngọt ngào những ngày qua; tất cả dường như đều đang nói một điều gì đó ấm áp huyền diệu lạ kỳ làm lay động con tim. Giá như được trẻ lại một lần nữa…Quá khứ và hiện tại, tất cả như một giấc mơ đẹp. Không, đó là một hiện thực quá đẹp mà tôi thật may mắn có diễm phúc được hưởng.
Xin cảm ơn 2 đất nước, hai quê hương của tôi, mà Hội hữu nghị Việt Nam-Séc là một trong những cây cầu để nối tấm lòng của tất cả những con người đã dành tặng chúng tôi một chuyến đi ấm áp tình người. Đặc biệt cảm ơn các thế hệ sinh viên đã dành tặng cho chúng tôi một món quà vô giá, một tình cảm sâu đậm đầy nghĩa tình thầy trò, một chuyến đi rất nhân văn của những tâm hồn trò Việt. Xin cảm ơn quê hương thứ hai của chúng tôi, đất nước và con người Séc đã góp phần cho chúng tôi sự nghiệp đời người. Giờ đây, khi chúng tôi nhớ về Praha, không chỉ nhớ về thành phố của tình yêu, của tuổi trẻ đầy khát vọng, ước mơ và kỷ niệm, mà còn nhớ về thành phố nơi gặp gỡ với bao sinh viên cũ thân yêu với nghĩa tình sâu đậm luôn sưởi ấm tâm hồn những nhà giáo chúng tôi, những người đã cùng họ chia sẻ những từ tiếng Séc đầu tiên trong cuộc đời. Một chuyến đi ấm áp tình người. Một chuyến đi nhớ mãi…
Trần Minh Hiền
Các tin khác:
- TIỆC ÂM NHẠC GIỮA NHỮNG NGƯỜI BẠN II(20/08/2023 - 20:06:16)
- THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG MỪNG XUÂN QUÝ MÃO 2023(13/01/2023 - 09:02:03)
- Tin buồn(25/07/2020 - 00:00:00)
- Thông báo dừng thu nhận ủng hộ Việt Nam và CH Séc chống dịch bệnh Covid 19(26/03/2020 - 20:46:22)
- Thông báo về việc ủng hộ Việt Nam và CH. Séc chống dịch bệnh Covid 19(23/03/2020 - 00:00:00)
- THÔNG BÁO MỜI THAM DỰ TIỆC MỪNG XUÂN CANH TÝ 2020 VÀ GIẢI TENIS HỮU NGHỊ VIỆT-SÉC(15/01/2020 - 07:50:41)
- Thông báo triệu tập Đại biểu dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Hữu nghị Việt Nam - Séc lần thứ IV, nhiệm kỳ 2019 - 2024(06/06/2019 - 00:00:00)
- Thông báo chương trình hoạt động chào mừng Xuân Kỷ Hợi(28/01/2019 - 10:40:10)
- LIÊN HOAN PHIM SÉC – SLOVAKIA LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM(01/11/2018 - 00:00:00)
- Đại sứ quán Cộng hòa Séc thông báo về việc mở Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực ngắn hạn Schengen tại Hà Nội(08/10/2018 - 14:21:50)