Người phụ nữ Việt mang dòng máu Séc
Ngày đăng: 26/10/2011 - 17:00:34
Không phải có cha hoặc mẹ là người Séc, nhưng sau 2 lần phẫu thuật tại nước bạn, nhờ 2/3 lượng máu Séc tiếp thêm mà cô Nguyễn Thị Chính có được sự sống. Từ cõi chết trở về, mang theo những gì học được từ Séc, cô Nguyễn Thị Chính lại vươn lên trở thành một doanh nhân thành đạt.
Nặng nợ với nhân dân Tiệp Khắc
Năm 1966, cô nữ sinh - Bí thư chi đoàn trường phổ thông Đoàn Kết (Hà Nội) Nguyễn Thị Chính được cử sang Tiệp Khắc học tập. Nổi tiếng là người ốm nhiều trên đất Séc, ngay từ những ngày đầu tiên nhập học, cô Nguyễn Thị Chính đã thường xuyên phải vào viện chữa trị, khi thì đau bụng, lúc lại đau ruột thừa.
Cô Chính chia sẻ: “Năm đầu tiên, trong khi mọi người được tỏa đi khắp các thành phố để học tiếng thì tôi lại nằm trong bệnh viện. Cái tết đầu tiên xa nhà là cái tết trong bệnh viện khi chưa học được một chữ nào tiếng Tiệp. Đáng nhớ nhất là ngày đi bảo vệ luận án, thấy đau bụng nhưng vẫn cố. Khi tới viện thì được các bác sĩ chuẩn đoán là đau ruột thừa và phải phẫu thuật gấp mới có thể cứu được. Cơ thể chỉ chừng hơn 30 cân, không còn đủ máu duy trì sự sống. Lúc đó tôi được tiếp máu của những người Séc để duy trì sự sống. Phẫu thuật xong 5 ngày thì vết mổ nhiễm trùng, các bác sĩ tiếp tục phẫu thuật lần 2. Khi ở giữa sự sống và cái chết thì lần thứ 2 tôi cũng được tiếp máu của người Séc. Sau lần ấy, tôi khỏe dần, nhưng còn rất nhiều lần phải vào viện. Lần nào cũng được các bạn chăm sóc, các bác sĩ chiều chuộng từ miếng ăn, giấc ngủ”.
Năm 1973, cô sinh viên người Việt mảnh dẻ, yếu ớt ấy đã tốt nghiệp đại học và là một trong số ít các học sinh được giữ lại làm tiếp bằng thạc sĩ khoa Tự nhiên, trường Đại học Purkyně Brno. Hoàn thành khóa học, cô Nguyễn Thị Chính về nước và trở thành giảng viên bộ môn Vi sinh, khoa Sinh học, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội). Cuối năm 1984, tận dụng cơ hội thực tập tại Tiệp, cô Nguyễn Thị Chính hoàn thành luận án tiến sĩ chỉ trong 2 năm về “Vi sinh vật trong công nghiệp trồng nấm” và tốt nghiệp Tiến sĩ năm 1987. Năm 1986 cô được cấp bằng sáng chế của Tiệp Khắc về “Công nghệ sản xuất nấm sò trên rơm không cần khử trùng nguyên liệu, đạt năng suất cao”.
Hành trang của thành công
Sau hơn 10 năm học tập và nghiên cứu tại Séc, ở vai trò người giáo viên, cô Nguyễn Thị Chính đã áp dụng phương pháp học, cách xử lý kiến thức… mà cô đã học được tại Tiệp cho học sinh của mình. Tuy nhiên, ngoài học hàm PGS. TS, biệt danh “bà chúa nấm linh chi”, “người sinh ra đông trùng hạ thảo ở Việt Nam”, hay “chị Chính nấm” mới là những cái tên người ta biết nhiều hơn về cô. Cô là nhà khoa học đầu tiên ở Việt Nam mang các chủng nấm châu Âu về trồng ở Việt Nam. Từ năm 2002 cô bắt đầu điều trị thành công loại sinh khối khống chế được căn bệnh ung thư từ các loại nấm dược liệu.
Về nước, với niềm say mê khoa học, căn nhà 16 m2 của cô với 5 nhân khẩu đã trở thành phòng thí nghiệm và nơi trồng thử nấm. Sau một thời gian thử nghiệm ở nhà, cô Chính chính thức đưa cây nấm đi trồng thử ở nhiều nơi. Đầu tiên là trồng ở khu nhà ăn của trường Đại học Kinh tế quốc dân vì muốn xử lý chất thải gây ô nhiễm, rồi tiếp tục hành trình đưa nấm về các vùng nông thôn. Hiện nay, các loại nấm này được triển khai ở nhiều vùng trong nước như: Sơn La, Lai Châu, Thái Bình, Hà Tây, Nghệ An, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Vĩnh Long… và nhiều nơi người dân trở thành những triệu phú từ nấm.
Hiện nay, với trang trại nấm tại Bát Tràng, cô Nguyễn Thị Chính có trong tay bộ sưu tập giống nấm ăn, nấm dược liệu hết sức phong phú được nuôi trồng ở Việt Nam như: nấm linh chi, nấm vân chi, nấm đầu khỉ, nấm đồng tiền, nấm hương… Đặc biệt, mới đây, cô đưa ra loại nấm mới là đông trùng hạ thảo loài cordyceps militaris được nuôi trồng nhân tạo thành công tại Việt Nam bằng công nghệ đặc biệt ở quy mô phòng thí nghiệm với các thiết bị hiện đại và quy mô trang trại có điều kiện nhiệt độ lạnh. Mỗi năm, mô hình này mang về cho cô hàng tỉ đồng.
Ngài Đại sứ Séc Michal Král nhận định: “Nguyễn Thị Chính là một hình mẫu của sự hợp tác hữu nghị thành công, lâu năm giữa Cộng hòa Séc và Việt Nam. Chị là tấm gương của một người biết vận dụng những gì mình đã học tập vào thực tế, biết vận dụng những gì mình nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh”.
“Tiệp Khắc là quê hương thứ 2 của tất cả những ai đã từng sống và học tập ở đó, nhưng đối với tôi Tiệp Khắc, nay là Cộng hòa Séc là nơi cho tôi không chỉ sự nghiệp của cả đời người, sự sống mà còn cho tôi người mà tôi yêu thương và thương yêu tôi suốt cả cuộc đời. Hai người con của tôi cũng đã từng được sống và học tập tại Séc. Trái tim của tôi đã từng được tiếp nhận dòng máu Séc, khi phải phẫu thuật 2 lần tại Tiệp Khắc. Con người và đất nước Cộng hòa Séc đã nuôi dưỡng và cho tôi trưởng thành như hôm nay”, chị Chính tâm sự.
Năm 1966, cô nữ sinh - Bí thư chi đoàn trường phổ thông Đoàn Kết (Hà Nội) Nguyễn Thị Chính được cử sang Tiệp Khắc học tập. Nổi tiếng là người ốm nhiều trên đất Séc, ngay từ những ngày đầu tiên nhập học, cô Nguyễn Thị Chính đã thường xuyên phải vào viện chữa trị, khi thì đau bụng, lúc lại đau ruột thừa.
Cô Chính chia sẻ: “Năm đầu tiên, trong khi mọi người được tỏa đi khắp các thành phố để học tiếng thì tôi lại nằm trong bệnh viện. Cái tết đầu tiên xa nhà là cái tết trong bệnh viện khi chưa học được một chữ nào tiếng Tiệp. Đáng nhớ nhất là ngày đi bảo vệ luận án, thấy đau bụng nhưng vẫn cố. Khi tới viện thì được các bác sĩ chuẩn đoán là đau ruột thừa và phải phẫu thuật gấp mới có thể cứu được. Cơ thể chỉ chừng hơn 30 cân, không còn đủ máu duy trì sự sống. Lúc đó tôi được tiếp máu của những người Séc để duy trì sự sống. Phẫu thuật xong 5 ngày thì vết mổ nhiễm trùng, các bác sĩ tiếp tục phẫu thuật lần 2. Khi ở giữa sự sống và cái chết thì lần thứ 2 tôi cũng được tiếp máu của người Séc. Sau lần ấy, tôi khỏe dần, nhưng còn rất nhiều lần phải vào viện. Lần nào cũng được các bạn chăm sóc, các bác sĩ chiều chuộng từ miếng ăn, giấc ngủ”.
Năm 1973, cô sinh viên người Việt mảnh dẻ, yếu ớt ấy đã tốt nghiệp đại học và là một trong số ít các học sinh được giữ lại làm tiếp bằng thạc sĩ khoa Tự nhiên, trường Đại học Purkyně Brno. Hoàn thành khóa học, cô Nguyễn Thị Chính về nước và trở thành giảng viên bộ môn Vi sinh, khoa Sinh học, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội). Cuối năm 1984, tận dụng cơ hội thực tập tại Tiệp, cô Nguyễn Thị Chính hoàn thành luận án tiến sĩ chỉ trong 2 năm về “Vi sinh vật trong công nghiệp trồng nấm” và tốt nghiệp Tiến sĩ năm 1987. Năm 1986 cô được cấp bằng sáng chế của Tiệp Khắc về “Công nghệ sản xuất nấm sò trên rơm không cần khử trùng nguyên liệu, đạt năng suất cao”.
Hành trang của thành công
Sau hơn 10 năm học tập và nghiên cứu tại Séc, ở vai trò người giáo viên, cô Nguyễn Thị Chính đã áp dụng phương pháp học, cách xử lý kiến thức… mà cô đã học được tại Tiệp cho học sinh của mình. Tuy nhiên, ngoài học hàm PGS. TS, biệt danh “bà chúa nấm linh chi”, “người sinh ra đông trùng hạ thảo ở Việt Nam”, hay “chị Chính nấm” mới là những cái tên người ta biết nhiều hơn về cô. Cô là nhà khoa học đầu tiên ở Việt Nam mang các chủng nấm châu Âu về trồng ở Việt Nam. Từ năm 2002 cô bắt đầu điều trị thành công loại sinh khối khống chế được căn bệnh ung thư từ các loại nấm dược liệu.
Về nước, với niềm say mê khoa học, căn nhà 16 m2 của cô với 5 nhân khẩu đã trở thành phòng thí nghiệm và nơi trồng thử nấm. Sau một thời gian thử nghiệm ở nhà, cô Chính chính thức đưa cây nấm đi trồng thử ở nhiều nơi. Đầu tiên là trồng ở khu nhà ăn của trường Đại học Kinh tế quốc dân vì muốn xử lý chất thải gây ô nhiễm, rồi tiếp tục hành trình đưa nấm về các vùng nông thôn. Hiện nay, các loại nấm này được triển khai ở nhiều vùng trong nước như: Sơn La, Lai Châu, Thái Bình, Hà Tây, Nghệ An, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Vĩnh Long… và nhiều nơi người dân trở thành những triệu phú từ nấm.
Hiện nay, với trang trại nấm tại Bát Tràng, cô Nguyễn Thị Chính có trong tay bộ sưu tập giống nấm ăn, nấm dược liệu hết sức phong phú được nuôi trồng ở Việt Nam như: nấm linh chi, nấm vân chi, nấm đầu khỉ, nấm đồng tiền, nấm hương… Đặc biệt, mới đây, cô đưa ra loại nấm mới là đông trùng hạ thảo loài cordyceps militaris được nuôi trồng nhân tạo thành công tại Việt Nam bằng công nghệ đặc biệt ở quy mô phòng thí nghiệm với các thiết bị hiện đại và quy mô trang trại có điều kiện nhiệt độ lạnh. Mỗi năm, mô hình này mang về cho cô hàng tỉ đồng.
Ngài Đại sứ Séc Michal Král nhận định: “Nguyễn Thị Chính là một hình mẫu của sự hợp tác hữu nghị thành công, lâu năm giữa Cộng hòa Séc và Việt Nam. Chị là tấm gương của một người biết vận dụng những gì mình đã học tập vào thực tế, biết vận dụng những gì mình nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh”.
“Tiệp Khắc là quê hương thứ 2 của tất cả những ai đã từng sống và học tập ở đó, nhưng đối với tôi Tiệp Khắc, nay là Cộng hòa Séc là nơi cho tôi không chỉ sự nghiệp của cả đời người, sự sống mà còn cho tôi người mà tôi yêu thương và thương yêu tôi suốt cả cuộc đời. Hai người con của tôi cũng đã từng được sống và học tập tại Séc. Trái tim của tôi đã từng được tiếp nhận dòng máu Séc, khi phải phẫu thuật 2 lần tại Tiệp Khắc. Con người và đất nước Cộng hòa Séc đã nuôi dưỡng và cho tôi trưởng thành như hôm nay”, chị Chính tâm sự.
Nguồn tin: Báo Thời Đại
Các tin khác:
- TIỆC ÂM NHẠC GIỮA NHỮNG NGƯỜI BẠN II(20/08/2023 - 20:06:16)
- THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG MỪNG XUÂN QUÝ MÃO 2023(13/01/2023 - 09:02:03)
- Tin buồn(25/07/2020 - 00:00:00)
- Thông báo dừng thu nhận ủng hộ Việt Nam và CH Séc chống dịch bệnh Covid 19(26/03/2020 - 20:46:22)
- Thông báo về việc ủng hộ Việt Nam và CH. Séc chống dịch bệnh Covid 19(23/03/2020 - 00:00:00)
- THÔNG BÁO MỜI THAM DỰ TIỆC MỪNG XUÂN CANH TÝ 2020 VÀ GIẢI TENIS HỮU NGHỊ VIỆT-SÉC(15/01/2020 - 07:50:41)
- Thông báo triệu tập Đại biểu dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Hữu nghị Việt Nam - Séc lần thứ IV, nhiệm kỳ 2019 - 2024(06/06/2019 - 00:00:00)
- Thông báo chương trình hoạt động chào mừng Xuân Kỷ Hợi(28/01/2019 - 10:40:10)
- LIÊN HOAN PHIM SÉC – SLOVAKIA LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM(01/11/2018 - 00:00:00)
- Đại sứ quán Cộng hòa Séc thông báo về việc mở Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực ngắn hạn Schengen tại Hà Nội(08/10/2018 - 14:21:50)