Hội thảo Việt – Séc về công nghệ sinh học và môi trường
Ngày đăng: 05/11/2011 - 15:23:41
Ngày 31/10/2011 tại trụ sở Liên đoàn Công nghiệp Cộng hòa Séc - Freyova 11, Praha 9 đã diễn ra hội thảo Việt - Séc với chủ đề “Công nghệ sinh học và Công nghệ môi trường ứng dụng trong hoạt động công nghiệp-thương mại“ do cơ quan Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại CH Séc và Liên đoàn Công nghiệp CH Séc phối hợp tổ chức.
Tham dự Hội thảo về phía Việt Nam có đoàn công tác của Bộ Công Thương Việt Nam do ông Nguyễn Đình Hiệp - Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ dẫn đầu cùng một số cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực này.
Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại CH Séc tham dự Hội thảo có ông Hoàng Thùy Dương - Tham tán Công sứ, Tiến sỹ Nguyễn Thăng Long - Tham tán Thương mại và Thạc sỹ Nguyễn Anh Dũng - Tùy viên Thương mại.
Về phía CH Séc có ngài Josef Nekl, Hạ nghị sỹ Quốc hội, bà Blanka Jakubcová đại diện Liên đoàn Công nghiệp Séc, nhiều vị giáo sư, tiến sỹ, cán bộ nghiên cứu ứng dụng đến từ trường Đại học Hóa Công nghệ Praha, Đại học Kinh tế Praha, Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học, chế biến thực phẩm và kỹ thuật môi trường Brno cùng nhiều nhà doanh nghiệp Séc và nước ngoài có trụ sở tại CH Séc hoạt động trên lĩnh vực xử lý môi trường hiện đang quan tâm tới thị trường Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tham tán Công sứ Hoàng Thùy Dương đã nêu bật mối quan hệ truyền thống hữu nghị, quan hệ chính trị phát triển tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam và Séc. Tuy nhiên về kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều năm 2010 là một con số vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Ông đã nêu và phân tích các mặt thế mạnh của Séc đối với Việt Nam. Hiện Việt Nam đang là một đất nước có nhiều tiềm năng để hai nước có thể hợp tác, liên doanh và đầu tư trên nhiều lĩnh vực, trong đó có công nghệ sinh học và ứng dụng công nghiệp môi trường mà CH Séc trong nhiều năm qua đã thực hiện và có nhiều kinh nghiệm, từ đó hai bên sẽ có điều kiện để hợp tác và phát triển cùng có lợi. Ông cũng mong rằng tại Hội thảo lần này hai bên sẽ cùng nêu ra các vấn đề và tìm ra các giải pháp để đi tới sự hợp tác. Đại sứ quán Việt Nam tại CH Séc luôn quan tâm và ủng hộ các nhà doanh nghiệp Séc đến hợp tác, liên doanh và đầu tư tại Việt Nam.
Trong bài phát biểu chào mừng, bà Blanka Jakubcová đại diện Liên đoàn Công nghiệp Séc đã đánh giá cao sự hợp tác trong những năm qua giữa Chính phủ hai nước đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam và Séc có điều kiện hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm, điều này một lần nữa được thể hiện rất rõ qua chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam trong tháng 10 vừa qua của Bộ trưởng Bộ Công Thương CH Séc Martin Kocourek.
Thay mặt Cơ quan Thương vụ Đại sứ quán, Tham tán Nguyễn Thăng Long phát biểu đề dẫn Hội thảo. Ông đánh giá cao sự có mặt của các đại biểu, chuyên gia tới dự Hội thảo lần này và giới thiệu tóm tắt về quan hệ kinh tế- thương mại giữa hai nước Việt - Séc đang phát triển theo chiều hướng tích cực. Qua giai đoạn năm năm 2007-2010 vừa qua, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều tăng gần gấp đôi ( năm 2010 đạt gần 339 triệu USD và dự kiến năm 2011 này sẽ tăng 13 đến 15 % ). Chính phủ và Bộ Công Thương của hai nước chủ trương tích cực phát triển mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động hợp tác kinh tế.
Vừa qua Bộ Công Thương Cộng hòa Séc đã đưa Việt Nam vào danh sách 12 nước là thị trường chủ chốt và ưu tiên về ngoại thương. Đồng thời Bộ Công Thương Việt Nam cũng đã đưa thị trường Séc vào danh mục thị trường tiềm năng tham gia Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia của Việt Nam cho năm 2011 và các năm tiếp theo.
Ngày 12/10 vừa qua Bộ trưởng Bộ Công Thương CH Séc Martin Kocourek đã dẫn đầu đoàn đại biểu quan chức và hơn 40 doang nghiệp Séc sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Hai bên tiếp tục khẳng định chủ trương đẩy mạnh hợp tác hơn nữa, tạo điều kiện cho các đối tác, các nhà đầu tư của hai bên liên doanh, liên kết thúc đẩy các lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng, có quan tâm và cùng mang lại lợi ích, trong đó có lĩnh vực phát triển ứng dụng công nghệ sinh học và công nghiệp môi trường.
Các đại biểu tham dự Hội thảo cùng chia sẻ kinh nghiệm và tìm ra giải pháp để đi tới sự hợp tác.
Nội dung chính của Hội thảo là trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giữa các cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu, các lãnh đạo doanh nghiệp của hai nước Việt Nam và Séc về ứng dụng và phát triển Công nghệ sinh học và Công nghệ môi trường. Hội thảo tập trung thảo luận trong phạm vi các vấn đề :
- Thứ nhất, ứng dụng Công nghệ sinh học ( gồm : Công nghệ vi sinh vật, Công nghệ enzyme) phục vụ công nghiệp chế biến cho các ngành nông-lâm-thủy, hải sản, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, nhiên liệu sinh học, thức ăn chăn nuôi)…
- Thứ hai, phát triển Công nghiệp môi trường ( trong đó có đề cập đến công nghệ và thiết bị xử lý chất thải rắn, lỏng, khí, công nghệ quan trắc môi trường, dịch vụ môi trường)…
Tại Hội thảo hai bên đã trình bày nhiều tham luận và trao đổi, thảo luận với các chủ đề :
- Trao đổi thông tin về cơ chế, chính sách phát triển Công nghệ sinh học, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến; cơ chế, chính sách phát triển ngành Công nghiệp môi trường, các hoạt động nghiên cứu triển khai trong lĩnh vực Công nghệ môi trường.
- Chia sẻ kinh nghiệm về chuyển giao và tiếp nhận công nghệ mới, đào tạo, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực công nghệ sinh học và môi trường.
- Đề xuất khả năng hợp tác giữa các đối tác hai nước trong lĩnh vực nói trên …
Tại tham luận của mình, các đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương Việt Nam đã giới thiệu với các đối tác CH Séc về khả năng hợp tác và các chính sách ưu tiên của nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư ( trong đó có các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam).
Giáo sư Jan Mareček đến từ Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học, chế biến thực phẩm và kỹ thuật môi trường Brno và các đồng nghiệp đã tham luận về vấn đề xử lý môi trường đồng thời giới thiệu một số dự án có thể hợp tác với các đối tác phía Việt Nam bao gồm : Phòng thí nghiệm, trung tâm B.A.T., phòng thí nghiệm vi sinh vật, công nghệ chế biến thực phẩm, hợp tác đào tạo cán bộ chuyên ngành…
Đại diện Công ty SMV Projekt, s r.o. Brno đã giới thiệu công nghệ xử lý nước thải và chất thải rắn … Công ty PTP Group đã giới thiệu về công nghệ xử lý rác thải, trong đó có công nghệ sản xuất vỏ chai từ nguyên liệu nhựa tái sinh…
Tiến sỹ Vaclav Aubrecht, Chủ tịch phòng Công nghiệp và Thương mại Séc - Việt có trụ sở tại Praha đã hợp tác với các đối tác và nhiều địa phương tại Việt Nam từ năm 1997, trong đó có các dự án khai thác và chế biến cao lanh tại Đồng Hới - Quảng Bình, nhà máy xử lý chất thải rắn tại Thừa Thiên Huế và trong chuyến tháp tùng Bộ trưởng Bộ Công Thương CH Séc tại Việt Nam tháng 10 vừa qua đã ký kết bản ghi nhớ với đối tác phía Việt Nam về dự án xử lý nước thải và chất thải rắn tại dự án xây dựng khu đô thị sinh thái Tam Nông - Phú Thọ. Ông cho rằng Hội thảo này là một cơ hội rất tốt để các đối tác Séc và Việt Nam hiểu nhau hơn. Với kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực hỗ trợ các doanh nghiệp Séc đầu tư vào Việt Nam, ông chia sẻ đối với các doanh nghiệp Séc đến Việt Nam để liên doanh, hợp tác và đầu tư cần phải am hiểu luật đầu tư tại Việt Nam cũng như nền văn hóa và thói quen của người Việt và một điều rất cơ bản là phải kiên trì. Về nguồn vốn để thực hiện các dự án có thể huy động từ các nguồn vốn vay thương mại của các ngân hàng Séc trên cơ sở bảo lãnh tín dụng của hãng bảo hiểm tài chính EGAP CH Séc và phía Việt Nam. Tiến sỹ Aubrecht cũng nêu những thế mạnh của các doanh nghiệp của Séc có thể thực hiện các dự án tại Việt Nam như hợp tác xây dựng các nhà máy nhiệt, thủy điện, xây dựng các nhà máy điện mặt trời, xử lý nước thải và chất thải rắn…
Tại Hội thảo, ông Josef Nekl – Hạ nghị sỹ Quốc hội CH Séc phụ trách về môi trường đánh giá cao ý nghĩa và sự thiết thực của chủ đề cuộc Hội thảo này. Ông nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực môi trường của các đối tác hai nước trên cơ sở sự ủng hộ của chính phủ hai nước. Ông cho biết cách đây ba năm đoàn đại biểu Ủy ban Khoa học-Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Việt Nam đã sang làm việc với Quốc hội CH Séc về chủ đề môi trường. Thực tế đã chứng tỏ CH Séc là một trong những nước trên thế giới có kinh nghiệm và công nghệ xử lý rất tốt về môi trường, trong đó có xử lý nước thải và chất thải rắn, xử lý khí thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường… và CH Séc có thể chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ với Việt Nam về lĩnh vực này. Ông Nekl cũng hy vọng trong thời gian tới giữa các doanh nghiệp Séc và Việt Nam sẽ có nhiều dự án hợp tác trong các lĩnh vực đã nêu.
Trong phần thảo luận các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm, ông Nguyễn Đình Hiệp - Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ cùng các chuyên viên của Bộ Công Thương đã giải đáp các vấn đề có liên quan tới công nghệ sịnh học, tình hình xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn, đào tạo nhân lực trong lĩnh vực… Ông Hiệp rất tin tưởng trong thời gian tới các đối tác của hai nước sẽ triển khai được hợp tác cụ thể, trực tiếp về các lĩnh vực đã nêu.
Hội thảo Việt - Séc với chủ đề Công nghệ sinh học và Công nghệ môi trường ứng dụng trong hoạt động công nghiệp-thương mại“ rất thành công và thu hút được sự quan tâm của các cơ quan quản lý cũng như các chuyên gia của Séc về lĩnh vực công nghệ sinh học và môi trường, đặc biệt là các doanh nghiệp Séc hoạt động trong lĩnh vực này có ý định hợp tác, liên doanh và đầu tư tại Việt Nam.
Nhân dịp sự kiện Hội thảo này, đoàn công tác của các chuyên gia khoa học công nghệ Bộ Công Thương còn đi khảo sát thực tế tại Nhà máy xử lý nước thải Císařský Ostrov, Praha 6, tìm hiểu công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm quản lý vận hành và đánh giá thiết bị cùng với Lãnh đạo và kỹ thuật viên của nhà máy./.
Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại CH Séc tham dự Hội thảo có ông Hoàng Thùy Dương - Tham tán Công sứ, Tiến sỹ Nguyễn Thăng Long - Tham tán Thương mại và Thạc sỹ Nguyễn Anh Dũng - Tùy viên Thương mại.
Về phía CH Séc có ngài Josef Nekl, Hạ nghị sỹ Quốc hội, bà Blanka Jakubcová đại diện Liên đoàn Công nghiệp Séc, nhiều vị giáo sư, tiến sỹ, cán bộ nghiên cứu ứng dụng đến từ trường Đại học Hóa Công nghệ Praha, Đại học Kinh tế Praha, Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học, chế biến thực phẩm và kỹ thuật môi trường Brno cùng nhiều nhà doanh nghiệp Séc và nước ngoài có trụ sở tại CH Séc hoạt động trên lĩnh vực xử lý môi trường hiện đang quan tâm tới thị trường Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tham tán Công sứ Hoàng Thùy Dương đã nêu bật mối quan hệ truyền thống hữu nghị, quan hệ chính trị phát triển tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam và Séc. Tuy nhiên về kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều năm 2010 là một con số vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Ông đã nêu và phân tích các mặt thế mạnh của Séc đối với Việt Nam. Hiện Việt Nam đang là một đất nước có nhiều tiềm năng để hai nước có thể hợp tác, liên doanh và đầu tư trên nhiều lĩnh vực, trong đó có công nghệ sinh học và ứng dụng công nghiệp môi trường mà CH Séc trong nhiều năm qua đã thực hiện và có nhiều kinh nghiệm, từ đó hai bên sẽ có điều kiện để hợp tác và phát triển cùng có lợi. Ông cũng mong rằng tại Hội thảo lần này hai bên sẽ cùng nêu ra các vấn đề và tìm ra các giải pháp để đi tới sự hợp tác. Đại sứ quán Việt Nam tại CH Séc luôn quan tâm và ủng hộ các nhà doanh nghiệp Séc đến hợp tác, liên doanh và đầu tư tại Việt Nam.
Trong bài phát biểu chào mừng, bà Blanka Jakubcová đại diện Liên đoàn Công nghiệp Séc đã đánh giá cao sự hợp tác trong những năm qua giữa Chính phủ hai nước đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam và Séc có điều kiện hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm, điều này một lần nữa được thể hiện rất rõ qua chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam trong tháng 10 vừa qua của Bộ trưởng Bộ Công Thương CH Séc Martin Kocourek.
Thay mặt Cơ quan Thương vụ Đại sứ quán, Tham tán Nguyễn Thăng Long phát biểu đề dẫn Hội thảo. Ông đánh giá cao sự có mặt của các đại biểu, chuyên gia tới dự Hội thảo lần này và giới thiệu tóm tắt về quan hệ kinh tế- thương mại giữa hai nước Việt - Séc đang phát triển theo chiều hướng tích cực. Qua giai đoạn năm năm 2007-2010 vừa qua, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều tăng gần gấp đôi ( năm 2010 đạt gần 339 triệu USD và dự kiến năm 2011 này sẽ tăng 13 đến 15 % ). Chính phủ và Bộ Công Thương của hai nước chủ trương tích cực phát triển mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động hợp tác kinh tế.
Vừa qua Bộ Công Thương Cộng hòa Séc đã đưa Việt Nam vào danh sách 12 nước là thị trường chủ chốt và ưu tiên về ngoại thương. Đồng thời Bộ Công Thương Việt Nam cũng đã đưa thị trường Séc vào danh mục thị trường tiềm năng tham gia Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia của Việt Nam cho năm 2011 và các năm tiếp theo.
Ngày 12/10 vừa qua Bộ trưởng Bộ Công Thương CH Séc Martin Kocourek đã dẫn đầu đoàn đại biểu quan chức và hơn 40 doang nghiệp Séc sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Hai bên tiếp tục khẳng định chủ trương đẩy mạnh hợp tác hơn nữa, tạo điều kiện cho các đối tác, các nhà đầu tư của hai bên liên doanh, liên kết thúc đẩy các lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng, có quan tâm và cùng mang lại lợi ích, trong đó có lĩnh vực phát triển ứng dụng công nghệ sinh học và công nghiệp môi trường.
Các đại biểu tham dự Hội thảo cùng chia sẻ kinh nghiệm và tìm ra giải pháp để đi tới sự hợp tác.
Nội dung chính của Hội thảo là trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giữa các cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu, các lãnh đạo doanh nghiệp của hai nước Việt Nam và Séc về ứng dụng và phát triển Công nghệ sinh học và Công nghệ môi trường. Hội thảo tập trung thảo luận trong phạm vi các vấn đề :
- Thứ nhất, ứng dụng Công nghệ sinh học ( gồm : Công nghệ vi sinh vật, Công nghệ enzyme) phục vụ công nghiệp chế biến cho các ngành nông-lâm-thủy, hải sản, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, nhiên liệu sinh học, thức ăn chăn nuôi)…
- Thứ hai, phát triển Công nghiệp môi trường ( trong đó có đề cập đến công nghệ và thiết bị xử lý chất thải rắn, lỏng, khí, công nghệ quan trắc môi trường, dịch vụ môi trường)…
Tại Hội thảo hai bên đã trình bày nhiều tham luận và trao đổi, thảo luận với các chủ đề :
- Trao đổi thông tin về cơ chế, chính sách phát triển Công nghệ sinh học, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến; cơ chế, chính sách phát triển ngành Công nghiệp môi trường, các hoạt động nghiên cứu triển khai trong lĩnh vực Công nghệ môi trường.
- Chia sẻ kinh nghiệm về chuyển giao và tiếp nhận công nghệ mới, đào tạo, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực công nghệ sinh học và môi trường.
- Đề xuất khả năng hợp tác giữa các đối tác hai nước trong lĩnh vực nói trên …
Tại tham luận của mình, các đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương Việt Nam đã giới thiệu với các đối tác CH Séc về khả năng hợp tác và các chính sách ưu tiên của nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư ( trong đó có các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam).
Giáo sư Jan Mareček đến từ Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học, chế biến thực phẩm và kỹ thuật môi trường Brno và các đồng nghiệp đã tham luận về vấn đề xử lý môi trường đồng thời giới thiệu một số dự án có thể hợp tác với các đối tác phía Việt Nam bao gồm : Phòng thí nghiệm, trung tâm B.A.T., phòng thí nghiệm vi sinh vật, công nghệ chế biến thực phẩm, hợp tác đào tạo cán bộ chuyên ngành…
Đại diện Công ty SMV Projekt, s r.o. Brno đã giới thiệu công nghệ xử lý nước thải và chất thải rắn … Công ty PTP Group đã giới thiệu về công nghệ xử lý rác thải, trong đó có công nghệ sản xuất vỏ chai từ nguyên liệu nhựa tái sinh…
Tiến sỹ Vaclav Aubrecht, Chủ tịch phòng Công nghiệp và Thương mại Séc - Việt có trụ sở tại Praha đã hợp tác với các đối tác và nhiều địa phương tại Việt Nam từ năm 1997, trong đó có các dự án khai thác và chế biến cao lanh tại Đồng Hới - Quảng Bình, nhà máy xử lý chất thải rắn tại Thừa Thiên Huế và trong chuyến tháp tùng Bộ trưởng Bộ Công Thương CH Séc tại Việt Nam tháng 10 vừa qua đã ký kết bản ghi nhớ với đối tác phía Việt Nam về dự án xử lý nước thải và chất thải rắn tại dự án xây dựng khu đô thị sinh thái Tam Nông - Phú Thọ. Ông cho rằng Hội thảo này là một cơ hội rất tốt để các đối tác Séc và Việt Nam hiểu nhau hơn. Với kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực hỗ trợ các doanh nghiệp Séc đầu tư vào Việt Nam, ông chia sẻ đối với các doanh nghiệp Séc đến Việt Nam để liên doanh, hợp tác và đầu tư cần phải am hiểu luật đầu tư tại Việt Nam cũng như nền văn hóa và thói quen của người Việt và một điều rất cơ bản là phải kiên trì. Về nguồn vốn để thực hiện các dự án có thể huy động từ các nguồn vốn vay thương mại của các ngân hàng Séc trên cơ sở bảo lãnh tín dụng của hãng bảo hiểm tài chính EGAP CH Séc và phía Việt Nam. Tiến sỹ Aubrecht cũng nêu những thế mạnh của các doanh nghiệp của Séc có thể thực hiện các dự án tại Việt Nam như hợp tác xây dựng các nhà máy nhiệt, thủy điện, xây dựng các nhà máy điện mặt trời, xử lý nước thải và chất thải rắn…
Tại Hội thảo, ông Josef Nekl – Hạ nghị sỹ Quốc hội CH Séc phụ trách về môi trường đánh giá cao ý nghĩa và sự thiết thực của chủ đề cuộc Hội thảo này. Ông nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực môi trường của các đối tác hai nước trên cơ sở sự ủng hộ của chính phủ hai nước. Ông cho biết cách đây ba năm đoàn đại biểu Ủy ban Khoa học-Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Việt Nam đã sang làm việc với Quốc hội CH Séc về chủ đề môi trường. Thực tế đã chứng tỏ CH Séc là một trong những nước trên thế giới có kinh nghiệm và công nghệ xử lý rất tốt về môi trường, trong đó có xử lý nước thải và chất thải rắn, xử lý khí thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường… và CH Séc có thể chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ với Việt Nam về lĩnh vực này. Ông Nekl cũng hy vọng trong thời gian tới giữa các doanh nghiệp Séc và Việt Nam sẽ có nhiều dự án hợp tác trong các lĩnh vực đã nêu.
Trong phần thảo luận các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm, ông Nguyễn Đình Hiệp - Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ cùng các chuyên viên của Bộ Công Thương đã giải đáp các vấn đề có liên quan tới công nghệ sịnh học, tình hình xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn, đào tạo nhân lực trong lĩnh vực… Ông Hiệp rất tin tưởng trong thời gian tới các đối tác của hai nước sẽ triển khai được hợp tác cụ thể, trực tiếp về các lĩnh vực đã nêu.
Hội thảo Việt - Séc với chủ đề Công nghệ sinh học và Công nghệ môi trường ứng dụng trong hoạt động công nghiệp-thương mại“ rất thành công và thu hút được sự quan tâm của các cơ quan quản lý cũng như các chuyên gia của Séc về lĩnh vực công nghệ sinh học và môi trường, đặc biệt là các doanh nghiệp Séc hoạt động trong lĩnh vực này có ý định hợp tác, liên doanh và đầu tư tại Việt Nam.
Nhân dịp sự kiện Hội thảo này, đoàn công tác của các chuyên gia khoa học công nghệ Bộ Công Thương còn đi khảo sát thực tế tại Nhà máy xử lý nước thải Císařský Ostrov, Praha 6, tìm hiểu công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm quản lý vận hành và đánh giá thiết bị cùng với Lãnh đạo và kỹ thuật viên của nhà máy./.
Nguồn tin: www.secviet.cz
Các tin khác:
- TIỆC ÂM NHẠC GIỮA NHỮNG NGƯỜI BẠN II(20/08/2023 - 20:06:16)
- THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG MỪNG XUÂN QUÝ MÃO 2023(13/01/2023 - 09:02:03)
- Tin buồn(25/07/2020 - 00:00:00)
- Thông báo dừng thu nhận ủng hộ Việt Nam và CH Séc chống dịch bệnh Covid 19(26/03/2020 - 20:46:22)
- Thông báo về việc ủng hộ Việt Nam và CH. Séc chống dịch bệnh Covid 19(23/03/2020 - 00:00:00)
- THÔNG BÁO MỜI THAM DỰ TIỆC MỪNG XUÂN CANH TÝ 2020 VÀ GIẢI TENIS HỮU NGHỊ VIỆT-SÉC(15/01/2020 - 07:50:41)
- Thông báo triệu tập Đại biểu dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Hữu nghị Việt Nam - Séc lần thứ IV, nhiệm kỳ 2019 - 2024(06/06/2019 - 00:00:00)
- Thông báo chương trình hoạt động chào mừng Xuân Kỷ Hợi(28/01/2019 - 10:40:10)
- LIÊN HOAN PHIM SÉC – SLOVAKIA LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM(01/11/2018 - 00:00:00)
- Đại sứ quán Cộng hòa Séc thông báo về việc mở Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực ngắn hạn Schengen tại Hà Nội(08/10/2018 - 14:21:50)