Nỗi lo của Giáo sư Ivo Vasiljev về gốm Chu Ðậu
Ngày đăng: 19/12/2011 - 13:48:47
Giáo sư Ivo Vasiljev, một nhà ngôn ngữ học nổi tiếng thế giới và cũng là nhà nghiên cứu Việt Nam học đánh giá rằng gốm Chu Đậu cổ có giá trị ngang với trống đồng Đông Sơn. GS. Ivo cũng là người tham gia dự án khai quật con tàu cổ đắm ở Cù Lao Chàm (dự án kéo dài từ 1996-1999) với vai trò là người phiên dịch. Trong chuyến công tác tới Việt Nam tham dự Lễ giỗ Phật hoàng Trần Nhân Tông và Hội thảo “Trần Nhân Tông và con đường chính pháp” tổ chức ở Hà Nội ngày 24/11/2011, GS đã chính thức kêu gọi giới trí thức trẻ Việt Nam hành động để bảo vệ nguồn tư liệu lịch sử di sản quý giá.
Hệ lụy từ một dự án vỡ
Với nhiều cống hiến vô giá cho ngôn ngữ, nghiên cứu dân tộc học, văn hóa Việt Nam, GS. Ivo Vasiljev đã vinh dự nhận giải thưởng văn hóa do Quỹ Phan Chu Trinh trao tặng năm 2011.
Do thông thạo tiếng Việt, Anh, Pháp, Malaysia nên GS. Ivo được mời tham gia vị trí phiên dịch cho dự án trục vớt con tàu đắm Cù Lao Chàm vào năm 1996. Dự án này do Công ty Saga Horizon của một doanh nhân người Malaysia đầu tư với số vốn bỏ ra là 10 triệu USD. Trong dự án cũng có hai đoàn khảo cổ Anh quốc và Việt Nam làm việc. Tuy là phiên dịch nhưng GS. Ivo ngay từ đầu đã bị lôi kéo vào công việc nghiên cứu và ông đã có mối quan tâm sâu sắc đến khối di sản khổng lồ nằm dưới đáy biển này.
Tới năm 1999, dự án đã trục vớt được 340 nghìn cổ vật, trong đó có 250 nghìn cổ vật còn nguyên vẹn với trên 40 loại hình khác nhau, chủ yếu là gốm sứ Chu Đậu. Các nhà khảo cổ đã làm việc rất công phu để khử muối, bảo quản và biên tập toàn bộ cổ vật. Họ cũng dựng lại toàn bộ tư liệu về cổ vật với hình chụp, hình vẽ, ghi chép tỉ mỉ. Những tư liệu đầy đủ về hiện vật đã được biên soạn với dự định sẽ in thành một cuốn sách ảnh-tranh-tư liệu tới hơn 1.000 trang. Theo thỏa thuận ban đầu ký kết, những hiện vật chỉ còn độc bản được giao cho phía Việt Nam lưu giữ và trưng bày. Những hiện vật còn lại thì 1/10 giao cho phía Việt Nam, còn 9/10 thuộc về công ty đầu tư dự án. Số đồ gốm cổ này sau đó được đưa đến Mỹ bán đấu giá.
Tuy nhiên, kết quả bán đấu giá lại không như kỳ vọng. Số hiện vật bán được chỉ thu về hơn 3 triệu USD. Vì thế, dự án bị lỗ, chủ dự án quyết định không đầu tư nữa. Nhiều khoản chi không được thanh toán đầy đủ. Lúc đó, cuốn sách tư liệu về di sản gốm cổ Chu Đậu Việt Nam đang được thiết kế dở tại Anh, do không được thanh toán tiền từ chủ đầu tư nên đơn vị xuất bản cuốn sách đã niêm phong bản thảo, giữ lại toàn bộ tư liệu như một con tin.
Một thiệt hại cho dân tộc
11 năm nay, GS. Ivo là người tường tận nhất việc này đã vô cùng lo lắng cho số phận của nguồn tư liệu quý giá về gốm Chu Đậu cổ Việt Nam. Ông là người duy nhất trực tiếp tham gia dự án, biết mọi khía cạnh của vấn đề, biết những trục trặc của quá trình triển khai dự án và biết đơn vị đang nắm giữ “con tin”. Ông lo sợ rằng trong sự bấp bênh của cơ chế thị trường, khủng hoảng tài chính, nếu như công ty xuất bản đang giữ nguồn tư liệu di sản gốm Chu Đậu kia phá sản thì tư liệu sẽ thất thoát, lúc đó có bỏ ngàn vàng cũng không tìm lại được. Đó sẽ là một thiệt hại lớn cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam.
Để cuốn sách được xuất bản, cần phải có 100 ngàn USD. GS đã kêu gọi bạn bè giúp đỡ, cũng có người ủng hộ ông 600 USD, nhưng hiện nay ông vẫn chưa tìm ra giải pháp để có đủ số tiền chuộc tư liệu và xuất bản cuốn sách này.
GS. Ivo Vasiljev đánh giá rằng gốm Chu Đậu cổ có giá trị ngang với trống đồng Đông Sơn. Gốm Chu Đậu rất phong phú về loại hình: bát chân cao, bát chân thấp, đĩa lớn nhỏ các loại, chén, bình, nậm, lọ, hũ, tước, bình vôi, nghiên mực, bình tỳ bà, tượng người và một số loài động vật… Gốm Chu Đậu có nhiều loại men như men trắng hoa lam, men nâu, men tam thái (3 màu), ngũ thái (5 màu)… Đề tài trang trí trên gốm từ phong cảnh đến người; các loại động vật như chim, cá, vịt, dê, long, lân, quy, phụng, long mã; các hoa văn hình học, mây nước, cánh sen… Di sản gốm Chu Đậu rất sinh động, vô giá và hiện Việt Nam chưa quản lý đúng mức nên bị lọt ra nước ngoài, có mặt ở những bảo tàng danh giá trên thế giới hoặc trong các sưu tập cá nhân.
Không ai khác ngoài nhân dân Việt Nam làm được việc này
Giáo sư Ivo nghĩ rằng không ai khác ngoài nhân dân Việt Nam có thể giải phóng được nguồn tư liệu di sản gốm Chu Đậu đang bị giữ tại Anh. Trong buổi gặp mặt các nhà ngôn ngữ học, khảo cổ và các trí thức của Việt Nam tại trụ sở Hội Trí thức Khoa học - Công nghệ trẻ Việt Nam (Vayse) ngày 23/11/2011, GS. Ivo Vasiljev lần đầu tiên chính thức lên tiếng kêu gọi mọi người cùng hành động ngay để giải cứu nguồn tư liệu quý giá. Trong thời gian lưu lại Việt Nam từ 22/11/2011 - 1/12/2011, GS. Ivo cũng tiếp xúc với Bộ Văn hóa-Thể thao&Du lịch Việt Nam để đề nghị giúp đỡ xuất bản công trình. Ông cho rằng nếu Bộ VH-TT&DL, Hội Trí thức trẻ KH-CN Việt Nam vào cuộc và tổ chức tốt, chúng ta hoàn toàn có khả năng quyên góp đủ kinh phí để xuất bản và lưu giữ cho chúng ta, cho con cháu và lịch sử tài liệu di sản quý báu này.
Nhà Kiều học Nguyễn Khắc Bảo khá bức xúc khi cho rằng một số tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam từng bỏ ra rất nhiều tiền để làm bóng đá, thậm chí có CLB bỏ ra cả chục tỷ đồng mua vài ngôi sao bóng đá thì tại sao với 2 tỷ đồng để bảo vệ và tôn vinh nguồn tài liệu di sản quý giá, độc đáo của dân tộc mà cả thế giới không nước nào có thì lại không ai làm, mà phải để một GS khả kính nước ngoài như ông Ivo Vasiljev đứng lên kêu gọi thì quả là đáng xấu hổ!
Với nhiều cống hiến vô giá cho ngôn ngữ, nghiên cứu dân tộc học, văn hóa Việt Nam, GS. Ivo Vasiljev đã vinh dự nhận giải thưởng văn hóa do Quỹ Phan Chu Trinh trao tặng năm 2011.
Do thông thạo tiếng Việt, Anh, Pháp, Malaysia nên GS. Ivo được mời tham gia vị trí phiên dịch cho dự án trục vớt con tàu đắm Cù Lao Chàm vào năm 1996. Dự án này do Công ty Saga Horizon của một doanh nhân người Malaysia đầu tư với số vốn bỏ ra là 10 triệu USD. Trong dự án cũng có hai đoàn khảo cổ Anh quốc và Việt Nam làm việc. Tuy là phiên dịch nhưng GS. Ivo ngay từ đầu đã bị lôi kéo vào công việc nghiên cứu và ông đã có mối quan tâm sâu sắc đến khối di sản khổng lồ nằm dưới đáy biển này.
Tới năm 1999, dự án đã trục vớt được 340 nghìn cổ vật, trong đó có 250 nghìn cổ vật còn nguyên vẹn với trên 40 loại hình khác nhau, chủ yếu là gốm sứ Chu Đậu. Các nhà khảo cổ đã làm việc rất công phu để khử muối, bảo quản và biên tập toàn bộ cổ vật. Họ cũng dựng lại toàn bộ tư liệu về cổ vật với hình chụp, hình vẽ, ghi chép tỉ mỉ. Những tư liệu đầy đủ về hiện vật đã được biên soạn với dự định sẽ in thành một cuốn sách ảnh-tranh-tư liệu tới hơn 1.000 trang. Theo thỏa thuận ban đầu ký kết, những hiện vật chỉ còn độc bản được giao cho phía Việt Nam lưu giữ và trưng bày. Những hiện vật còn lại thì 1/10 giao cho phía Việt Nam, còn 9/10 thuộc về công ty đầu tư dự án. Số đồ gốm cổ này sau đó được đưa đến Mỹ bán đấu giá.
Tuy nhiên, kết quả bán đấu giá lại không như kỳ vọng. Số hiện vật bán được chỉ thu về hơn 3 triệu USD. Vì thế, dự án bị lỗ, chủ dự án quyết định không đầu tư nữa. Nhiều khoản chi không được thanh toán đầy đủ. Lúc đó, cuốn sách tư liệu về di sản gốm cổ Chu Đậu Việt Nam đang được thiết kế dở tại Anh, do không được thanh toán tiền từ chủ đầu tư nên đơn vị xuất bản cuốn sách đã niêm phong bản thảo, giữ lại toàn bộ tư liệu như một con tin.
Một thiệt hại cho dân tộc
11 năm nay, GS. Ivo là người tường tận nhất việc này đã vô cùng lo lắng cho số phận của nguồn tư liệu quý giá về gốm Chu Đậu cổ Việt Nam. Ông là người duy nhất trực tiếp tham gia dự án, biết mọi khía cạnh của vấn đề, biết những trục trặc của quá trình triển khai dự án và biết đơn vị đang nắm giữ “con tin”. Ông lo sợ rằng trong sự bấp bênh của cơ chế thị trường, khủng hoảng tài chính, nếu như công ty xuất bản đang giữ nguồn tư liệu di sản gốm Chu Đậu kia phá sản thì tư liệu sẽ thất thoát, lúc đó có bỏ ngàn vàng cũng không tìm lại được. Đó sẽ là một thiệt hại lớn cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam.
Để cuốn sách được xuất bản, cần phải có 100 ngàn USD. GS đã kêu gọi bạn bè giúp đỡ, cũng có người ủng hộ ông 600 USD, nhưng hiện nay ông vẫn chưa tìm ra giải pháp để có đủ số tiền chuộc tư liệu và xuất bản cuốn sách này.
GS. Ivo Vasiljev đánh giá rằng gốm Chu Đậu cổ có giá trị ngang với trống đồng Đông Sơn. Gốm Chu Đậu rất phong phú về loại hình: bát chân cao, bát chân thấp, đĩa lớn nhỏ các loại, chén, bình, nậm, lọ, hũ, tước, bình vôi, nghiên mực, bình tỳ bà, tượng người và một số loài động vật… Gốm Chu Đậu có nhiều loại men như men trắng hoa lam, men nâu, men tam thái (3 màu), ngũ thái (5 màu)… Đề tài trang trí trên gốm từ phong cảnh đến người; các loại động vật như chim, cá, vịt, dê, long, lân, quy, phụng, long mã; các hoa văn hình học, mây nước, cánh sen… Di sản gốm Chu Đậu rất sinh động, vô giá và hiện Việt Nam chưa quản lý đúng mức nên bị lọt ra nước ngoài, có mặt ở những bảo tàng danh giá trên thế giới hoặc trong các sưu tập cá nhân.
Không ai khác ngoài nhân dân Việt Nam làm được việc này
Giáo sư Ivo nghĩ rằng không ai khác ngoài nhân dân Việt Nam có thể giải phóng được nguồn tư liệu di sản gốm Chu Đậu đang bị giữ tại Anh. Trong buổi gặp mặt các nhà ngôn ngữ học, khảo cổ và các trí thức của Việt Nam tại trụ sở Hội Trí thức Khoa học - Công nghệ trẻ Việt Nam (Vayse) ngày 23/11/2011, GS. Ivo Vasiljev lần đầu tiên chính thức lên tiếng kêu gọi mọi người cùng hành động ngay để giải cứu nguồn tư liệu quý giá. Trong thời gian lưu lại Việt Nam từ 22/11/2011 - 1/12/2011, GS. Ivo cũng tiếp xúc với Bộ Văn hóa-Thể thao&Du lịch Việt Nam để đề nghị giúp đỡ xuất bản công trình. Ông cho rằng nếu Bộ VH-TT&DL, Hội Trí thức trẻ KH-CN Việt Nam vào cuộc và tổ chức tốt, chúng ta hoàn toàn có khả năng quyên góp đủ kinh phí để xuất bản và lưu giữ cho chúng ta, cho con cháu và lịch sử tài liệu di sản quý báu này.
Nhà Kiều học Nguyễn Khắc Bảo khá bức xúc khi cho rằng một số tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam từng bỏ ra rất nhiều tiền để làm bóng đá, thậm chí có CLB bỏ ra cả chục tỷ đồng mua vài ngôi sao bóng đá thì tại sao với 2 tỷ đồng để bảo vệ và tôn vinh nguồn tài liệu di sản quý giá, độc đáo của dân tộc mà cả thế giới không nước nào có thì lại không ai làm, mà phải để một GS khả kính nước ngoài như ông Ivo Vasiljev đứng lên kêu gọi thì quả là đáng xấu hổ!
Nguồn tin: suckhoedoisong
Các tin khác:
- TIỆC ÂM NHẠC GIỮA NHỮNG NGƯỜI BẠN II(20/08/2023 - 20:06:16)
- THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG MỪNG XUÂN QUÝ MÃO 2023(13/01/2023 - 09:02:03)
- Tin buồn(25/07/2020 - 00:00:00)
- Thông báo dừng thu nhận ủng hộ Việt Nam và CH Séc chống dịch bệnh Covid 19(26/03/2020 - 20:46:22)
- Thông báo về việc ủng hộ Việt Nam và CH. Séc chống dịch bệnh Covid 19(23/03/2020 - 00:00:00)
- THÔNG BÁO MỜI THAM DỰ TIỆC MỪNG XUÂN CANH TÝ 2020 VÀ GIẢI TENIS HỮU NGHỊ VIỆT-SÉC(15/01/2020 - 07:50:41)
- Thông báo triệu tập Đại biểu dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Hữu nghị Việt Nam - Séc lần thứ IV, nhiệm kỳ 2019 - 2024(06/06/2019 - 00:00:00)
- Thông báo chương trình hoạt động chào mừng Xuân Kỷ Hợi(28/01/2019 - 10:40:10)
- LIÊN HOAN PHIM SÉC – SLOVAKIA LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM(01/11/2018 - 00:00:00)
- Đại sứ quán Cộng hòa Séc thông báo về việc mở Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực ngắn hạn Schengen tại Hà Nội(08/10/2018 - 14:21:50)