Tiểu thuyết NGỌT NGÀO VỊ ĐẮNG: Chương Mười
Ngày đăng: 27/12/2011 - 15:34:49
Tác phẩm được giải thưởng của Nhà Xuất bản Thanh niên
MƯỜI
Quê hương đây rồi! Sáu năm xa cách, phút trở về lòng Văn bồi hồi. Trên máy bay anh đã nhìn thấy những dãy núi mờ xa, những ruộng lúa ô ngang, ô dọc, xanh ngắt. Những con sông uốn lượn như những dải lụa trắng trên nền vải xanh. Những con trâu cày nhỏ xíu như hạt đỗ và người nông dân trên đồng nón trắng lấm tấm dưới cánh máy bay. Mắt Văn nhòa lệ. Trong lòng anh ngổn ngang bao điều. Một tình yêu đẹp đẽ mà anh hèn nhát trốn chạy. Anh biết Alena rất đau khổ. Nhưng sự ra đi đột ngột với khoảng cách ngàn trùng cây số chắc rồi nàng cũng sẽ quên đi. Đã bao lần anh thầm thì như muốn gửi lời tâm sự của mình cho Alena:
“Anh yêu em vô cùng Alena ạ. Nhưng anh không đủ can đảm để bỏ tất cả người thân đi theo em. Anh cũng không thể đưa em về Việt Nam như anh đã hứa hẹn vì giữa chúng mình có một khoảng cách quá lớn bởi hoàn cảnh xã hội, tập tục…”.
Văn tự giày vò mình, tự xỉ vả mình. Anh chỉ mong đất mẹ rộng lòng ôm anh vào lòng, xoa dịu tất cả những đau thương đang giằng xé. Văn xách vali bước ra ngoài, nhìn quanh, hi vọng mẹ anh đã lành bệnh ra đón anh như năm nào đã đưa tiễn anh lên đường. Bỗng anh nghe tiếng gọi:
- Anh Văn, anh Văn!
Một thiếu nữ mặc áo dài hồng chạy lại với bó hoa hồng tươi thắm trên tay. Văn ngỡ ngàng:
- Sao Mi!
Sao Mi dúi hoa vào tay anh rồi ôm choàng lấy Văn nức nở:
- Anh Văn, anh đã về! Mẹ và em mong anh quá, mẹ vẫn nằm viện.
Văn lo lắng:
- Bệnh của mẹ đã đỡ chưa?
Sao Mi gật đầu:
- Mẹ đã đỡ nhiều rồi, nhất là khi nghe tin anh sắp trở về. Nhưng bác sĩ bảo mẹ nằm viện thêm ít ngày nữa để theo dõi, tránh những xúc động, lo nghĩ. Em có mượn xe của Sứ quán Lào. Bây giờ em đưa anh về nhà nghỉ ngơi đã nhé.
Văn vuốt tóc Sao Mi:
- Em gái lo anh chu đáo quá. Anh muốn đến thăm mẹ ngay và anh sẽ tặng mẹ bó hồng này.
Ngồi trên xe ô tô, Sao Mi thấy Văn có vẻ buồn. Cô nói luôn miệng, cốt để Văn vui:
- Sau khi đi trại hè Tiệp Khắc về, em đã tìm đến nhà anh. Thấy mẹ sống một mình em thương quá. Em xin mẹ cho em được làm con nuôi giống như năm xưa anh đã làm con nuôi mẹ em. Mẹ vì nhớ thương anh nên bệnh tật luôn. Bệnh tim của mẹ ngày một nặng hơn. Gần đây em thấy mẹ yếu, em xin phép Sứ quán được đến ở với mẹ để chăm sóc. Cũng may các chú hiểu hoàn cảnh và sự gắn bó của anh với gia đình em, còn động viên em phải chăm sóc mẹ cho tốt. Vừa rồi mẹ bị ngất phải đi cấp cứu, bây giờ đã đỡ nhiều rồi…
Nghe chuyện Sao Mi, Văn thấy buồn hơn. Không ngờ mẹ lại khổ đau, lo nghĩ nhiều như vậy. Tự nhiên, Văn thấy mình là người có lỗi. Và trong phút chốc, anh tạm gác nỗi đau tình ái, cố gắng giữ trọn đạo làm con:
- Anh rất cám ơn Sao Mi đã chăm sóc mẹ thay anh những ngày qua. Không biết lấy gì đền đáp tấm lòng em đây.
Sao Mi cười:
- Mẹ của anh cũng như mẹ của em. Anh đừng nói chuyện ơn nghĩa với em. Chỉ mong anh nghe lời mẹ, đừng để mẹ buồn.
Văn đến Bệnh viện Bạch Mai, chạy như bay vào phòng mẹ nằm. Anh quỳ xuống bên giường để những giọt nước mắt hối lỗi chảy trên má mẹ. Mẹ xoa đầu anh, âu yếm:
- Thế là cuối cùng con cũng trở về với mẹ. Con đã làm cho mẹ đứt từng khúc ruột. Bây giờ thì mẹ vui lắm rồi. Mẹ rất mừng nghe con học giỏi. Mẹ luôn cầu cho con can đảm để vượt qua cám dỗ và trở về với mẹ. Con về được đến đây là mẹ khỏe ra ngay.
Văn ôm mẹ, dụi đầu vào lòng mẹ, nghẹn ngào:
- Con là đứa con bất hiếu. Không chăm sóc được mẹ lại còn làm cho mẹ khổ tâm. Từ giờ trở đi con sẽ nghe lời mẹ. Mẹ ơi, mẹ tha lỗi cho con…
Mẹ chỉ vào Sao Mi:
- Những ngày ốm đau vừa qua may có em Sao Mi chăm sóc mẹ. Nếu không, mẹ cũng không biết như thế nào. Mẹ đã mời Sao Mi về nhà mình ở. Hai anh em phải quan tâm chăm sóc nhau. Vài bữa nữa khỏe mẹ sẽ về.
Sao Mi vội nói:
- Mẹ cứ yên tâm nghỉ ngơi. Anh Văn về đây rồi chắc chắn mẹ sẽ khỏe lên. Còn con xin phép mẹ về Sứ quán ở, cho tiện…
Văn về Việt Nam mà lòng vẫn không nguôi nhớ Alena. Nhiều lúc anh định cầm bút viết thư cho nàng, nhưng viết vài chữ lại xé đi. Biết viết gì đây? Nói gì đây? Lời cô mắng anh văng vẳng bên tai: “Đồ hèn…”. Văn tự dằn vặt mình rồi lại tự bào chữa cho mình: “Anh phản bội em nhưng không thể phản bội mọi người được Alena…”. Một người bạn cùng trường về nước sau Văn vài ba tháng đến chơi nói chuyện cho anh hay. Sau khi Văn về Việt Nam một tuần thì Alena bước lên xe hoa. Chồng của Alena chính là Victor, bạn học cùng lớp, người đằng đẵng theo đuổi nàng năm năm trời. Văn nghe mà lòng tê tái. Lời chú Thành nói chẳng sai: “Phụ nữ châu Âu yêu rất mãnh liệt nhưng cũng rất mau đổi thay”. Văn đâu có quyền gì ghen tuông nữa. Lỗi chính tại anh không dám bảo vệ tình yêu của mình. Anh thấy tim mình như rớm máu. Một nỗi đau đến khôn cùng. Trời ơi, lẽ nào nàng đã bước lên xe hoa?
Từ khi biết tin Alena lấy chồng, lòng Văn bỗng trở nên trống rỗng. Anh như cũng bớt nhớ thương nàng. Những kỷ niệm yêu đương tự nó trở nên mờ nhạt. Không có lý do gì mà nhớ mà thương nữa. Anh buồn bã thẫn thờ đi bộ dọc phố phường và không biết tự lúc nào anh dừng lại ga Hàng Cỏ, nơi hơn sáu năm về trước anh đã lên đường sang nước Tiệp. Mọi hình ảnh của ngày chia tay với Lệ Hằng, mối tình đầu, lại tràn về.
…. Một buổi tối mùa hè 1977 trên sân ga Hàng Cỏ, từng toán người túm tụm trò chuyện râm ran, chia sẻ tình cảm kẻ ở người đi. 23 giờ đoàn tàu liên vận sẽ đưa 200 học sinh ra nước ngoài học. Mỗi người đi lại có cha mẹ, họ hàng, bạn bè đưa tiễn. Cạnh cột đèn sân ga, Văn cũng bị bạn bè líu ríu quanh mình:
- Này, đi nhớ viết thư về cho bọn mình nhé, đừng quên.
- Có chuyện gì hay phải kể đấy.
Văn chừng như cảm động không thốt nên lời. Mẹ nhìn anh âu yếm:
- Đi sang đấy con giữ gìn sức khỏe nhé. Đừng ham chơi quên chuyện học hành…
- Mẹ yên tâm con sẽ làm theo lời mẹ dặn.
Bỗng một người bạn reo lên:
- Hằng đến rồi kìa! Văn hết sốt ruột chưa?
Văn đỏ mặt, nhưng quả thật đã nóng lòng lắm rồi. Hằng vẫn như mọi hôm, vẫn quần lụa đen và chiếc áo hoa đã sờn. Hằng khẽ chào:
- Chào bác và các anh.
Mọi người biết ý quay sang nói chuyện với nhau nhường cho đôi bạn trẻ tâm sự. Hằng khẽ khàng:
- Thế là anh sắp ra đi, chắc chắn bên đó sẽ nhiều chuyện vui lắm nhỉ. Những kinh thành hoa lệ, cuộc sống đầy đủ vật chất lúc đó anh có còn nhớ đến em, một cô công nhân tay đã chai sạn không?
Văn cười giòn:
- Chính em mới nhiều chuyện đáng nói, chuyện trong nhà máy, chuyện trong công xưởng. Khoảng xa cách sẽ thổi bùng lên mối tình đẹp đẽ chung thủy. Hãy chờ đợi anh, anh sẽ về với em. Sáu năm, một khoảng cách thời gian cũng ngắn thôi em à. Nhớ viết thư nhiều cho anh. Thiếu thư của em anh sẽ không chịu nổi đâu.
Họ lại im lặng, bao nhiêu điều muốn nói, nhưng ngại ngùng không thốt nên lời. Xung quanh tiếng dặn dò của các bà mẹ, tiếng hứa hẹn của bè bạn cũng không làm Văn để ý. Bỗng có tiếng loa:
- Đoàn tàu sắp chuyển bánh, xin mời tất cả hành khách lên tàu.
Cả sân ga náo động hẳn lên. Tiếng gọi, tiếng nói, tiếng khóc vang lên khắp nơi. Văn vội lên tàu. Khi đoàn tàu bắt đầu chuyển bánh, những cánh tay dưới sân ga giơ lên vẫy vẫy như muốn níu lấy không cho tàu chạy. Trong ánh mắt nhòa lệ, những cô gái cố thò tay để được cầm lần cuối bàn tay người mẹ, người cha và cả những người bạn thân. Văn cảm thấy như có luồng điện chạy trong người, nao nao, bâng khuâng. Anh đưa mắt nhìn về những người thân yêu. Người mẹ hiền đang nước mắt vòng quanh gọi con sau những tiếng nấc nghẹn ngào. Và Hằng kia, dáng người mảnh khảnh với đôi mắt to tròn luôn chứa một biển buồn, mái tóc dài xõa bay trong gió. Hằng chạy lại chen vào dòng người, giơ bàn tay bé nhỏ và một chiếc khăn hồng bay phấp phới.
- Anh đi nhé, em sẽ đợi!
Đoàn tàu vẫn từ từ chạy. Bàn tay Văn và bàn tay Hằng ấp vào nhau, dường như trao cho nhau những tình cảm không bao giờ phai mờ. Chiếc khăn tay hồng thêu một hàng chữ: “Tặng anh yêu ngày chia tay, đừng quên em!” từ tay Hằng truyền sang tay Văn. Cả bầu trời hôm ấy đầy sao, ngôi sao Bắc Đẩu lấp lánh chứng kiến giây phút cảm động nhất của cuộc chia ly. Hai ánh mắt nhìn nhau lưu luyến. Trong khoảng khắc họ dường như quên tất cả những người đứng xung quanh và quên cả đoàn tàu đang chuyển bánh. Hai ánh mắt hòa vào nhau tạo thành một dòng sông trong vắt, một vũ trụ huyền diệu với muôn ngàn vì tinh tú. Nhưng rồi sự thật phũ phàng cắt đứt giây phút đẹp đẽ ấy, đoàn tàu đưa Văn đi xa dần, có ngờ đâu đó cũng là lần chia tay của tình yêu đầu đời…
Giờ đây Lệ Hằng cũng đã hai con, vì Hằng không tin vào sức mạnh của tình yêu, không tin vào sự đợi chờ sẽ vượt qua khoảng cách thời gian, cô đã đi lấy chồng để yên tâm trao thân gửi phận theo dòng đời. Còn Alena mối tình đẹp nhất của anh đã lên xe hoa, bởi vì chính anh cũng không vượt qua được sự thật phũ phàng của sự cách biệt. Mọi lời thề của tình yêu mỏng manh như sợi tơ mành. Tất cả với anh giờ đây chỉ còn công việc…
Được nhận vào làm kỹ thuật tại một nhà máy bia, anh đã dồn tâm trí nghiên cứu nâng cao chất lượng bia. Điều Văn vẫn băn khoăn là làm sao bia Việt Nam cũng sẽ ngon như bia Tiệp.
Văn ngại tiếp xúc với phụ nữ. Trái tim anh giờ đây thành băng giá. Mẹ thở dài mỗi khi thấy anh tư lự hàng giờ trong phòng. Từ ngày Văn về nước, Sao Mi về lại cơ quan ở. Cô vẫn thường xuyên đến nhà Văn chơi. Là một cô gái Lào xinh đẹp, rất nhiều người tìm đến cô nhưng trái tim cô chưa thuộc về ai. Thâm tâm, cô nghĩ rất nhiều về Văn. Cô kín đáo chăm sóc anh, từ đơm một chiếc cúc hay mua cho anh một chiếc khăn quàng cổ khi gió mùa về. Mẹ thương Sao Mi lắm, Bà biết tình cảm của Sao Mi dành cho Văn rất nhiều. Văn vẫn thờ ơ, coi Sao Mi như em gái mình.
Có một lần trong bữa cơm, mẹ bảo Văn:
- Mẹ thấy em Sao Mi ngoan, giỏi việc bếp núc, lại giỏi việc cơ quan…
Văn như không nghe thấy:
- Thế hở mẹ?
Mẹ nhìn Văn:
- Thế con không biết nó thương con lắm sao?
Văn gật đầu:
- Thì con vẫn coi Sao Mi như em gái mình đó thôi.
Mẹ lắc đầu:
- Con nhầm rồi. Sao Mi rất yêu con. Giữa con và Sao Mi có một duyên số. Năm xưa con đi bộ đội bên Lào, mẹ Sao Mi đã cứu con thoát khỏi cõi chết. Em Sao Mi là người chung tình. Nó yêu con ngay từ khi gặp con ở Tiệp Khắc, chỉ có điều con ngờ nghệch không nhận biết tình cảm của nó. Nó biết tất cả mọi chuyện yêu đương của con bên Tiệp Khắc. Nhưng nó vẫn sẵn sàng bỏ qua và mong được làm dịu những cơn đau cho con. Đã năm năm rời đất Tiệp Khắc mà con vẫn chưa quên chuyện cũ sao. Người ta đã lấy chồng chỉ sau một tuần chia tay với con, còn con thì cứ sầu héo, khiến mẹ não cả lòng.
Văn kêu lên:
- Mẹ để cho con thời gian…
Mẹ giận dữ:
- Thôi được tùy anh, nhưng năm sau phải có cháu cho tôi bế.
Tưởng còn thời gian suy nghĩ nhưng nào ngờ vài ngày sau căn bệnh tim của mẹ tái phát. Văn đưa mẹ vào cấp cứu, trong lúc mê mẹ luôn gọi Văn và Sao Mi. Bác sĩ rất lo lắng cho bệnh tình của bà lần này. Hình như mẹ cũng linh tính sắp ra đi. Bà gọi Văn và Sao Mi đến bên giường:
- Những tưởng mẹ sẽ còn được ở với các con lâu. Nhưng mẹ biết mẹ như ngọn nến sắp tắt. Mẹ có nguyện vọng hai con phải thành thân với nhau.
Văn:
- Mẹ cứ yên tâm trị bệnh, nhất định mẹ sẽ khỏe lại.
Giọng bà trở nên cương quyết:
- Con phải nghe lời mẹ, đừng quanh co nữa. Hai con nên vợ nên chồng thì mẹ mới yên lòng ra đi…
Sao Mi ôm tay mẹ nói như khóc:
- Mẹ ơi! Con thương anh Văn nhưng tình duyên của con không đến được với anh ấy. Con xin mẹ cho con trở về đất Lào với chị Nàng Phan. Con sẽ suốt đời không lấy chồng.
Trong lòng Văn thật sự bối rối. Anh biết, anh không yêu Sao Mi nhưng anh rất thương cô. Vẫn biết tình cảm của Sao Mi từ bấy lâu nay với mẹ con anh, nhưng anh không ngờ tình cảm của cô lại hết sức mãnh liệt. Cô không e ngại nói lên tấm lòng mình với anh. Trong trái tim Sao Mi chỉ có Văn, cô sẵn sàng ở vậy nếu như anh không đồng ý. Văn cầm tay Sao Mi:
- Anh thương em nhiều lắm! Chỉ sợ anh không xứng với em thôi. Nay biết lòng em vậy chúng mình quỳ xuống xin mẹ cho nên vợ nên chồng.
Sao Mi òa khóc gục đầu vào vai Văn:
- Anh đừng nói vậy. Được anh thương là em hạnh phúc lắm. Em sẽ theo anh suốt đời.
Bà Hương vui hẳn lên, gương mặt nhăn nheo nở một nụ cười:
- Hai con lại đây, mẹ tiếc là không đủ sức để bế cháu cho hai con…
Văn cưới Sao Mi được hai tháng thì mẹ qua đời. Bà ra đi thanh thản, nhẹ nhàng vì con trai bà đã trở về và làm theo ý bà. Rồi các con bà sẽ sinh con đẻ cái. Hòn máu của chúng chính là mối tình hữu nghị Việt – Lào.
Vào dịp Tết năm mới của Lào (Bun pi mày) Văn đưa Sao Mi về thăm bản Cok Phô, thăm chị Nàng Phan. Năm mới của Lào không bắt đầu từ tháng giêng như Việt Nam mà lại bắt đầu từ hạ tuần trăng tháng 5 Lào (khoảng tháng tư dương lịch). Vào thời điểm đó của năm thiên văn Lào là kết thúc mùa nắng chuyển sang mùa mưa, mở đầu vụ cày cấy của Lào trong năm mới. Vì vậy, ý nghĩa của ngày Tết năm mới của Lào đồng thời là Tết té nước mà Lào gọi là Bun hốt nạm để cầu mưa cho vụ mùa. Nữ thần Kirini Montha xuất hiện với một tư thế uy phong để điều khiển mưa gió thuận hòa cho mùa màng tươi tốt, cho nhân dân hạnh phúc yên vui…
Văn và Sao Mi về bản Cok phô, không chỉ chị Nàng Phan vui mà cả bản vui. Chị Nàng Phan đã lấy chồng. Anh Phu Tha là bộ đội Pathet Lào. Anh chị đã có 2 con, một trai một gái. Văn xúc động trước căn nhà sàn mà ngày nào mẹ Nàng Theng đã chăm sóc cho anh. Ở bậc xuống cầu thang phía trước, vẫn chiếc kệ mẹ để năm nào trên có vò nước uống và chiếc gáo. Hồi đó có đêm khát nước sợ làm mẹ mất ngủ, anh bò ra sàn với nước uống, vết thương chưa lành nên bị té xuống cầu thang. Mẹ sợ phải đóng chiếc kệ thấp xuống cho vừa tầm tay với… Dưới gầm sàn vẫn khung dệt vải, cối giã gạo, chuồng vịt, củi đóm và đàn lợn ủn ỉn. Anh chị Phu-Tha đã dựng thêm một nhà để thóc riêng. Chị Nàng Phan vui vẻ khoe với anh:
- Cô chú cũng mừng cho anh chị là năm nào thóc cũng đầy bồ, gà vịt đầy sân. Cô chú cứ ở đây với anh chị một năm cũng không hết gạo nếp.
Lần đầu tiên Văn được chứng kiến cái Tết năm mới của Lào trong cảnh đất nước thanh bình phồn thịnh. Tết Lào thường diễn ra trong 3, 4 ngày và có khi kéo dài đến cả một tuần lễ, tùy theo từng địa phương nhưng chủ yếu là những ngày sau đây: ngày thứ nhất gọi là Sang khan pay có nghĩa là thần năm cũ ra đi. Vào ngày đó, tất cả các chùa chiền, công sở, bản làng, nhà cửa, tư riêng đều lau chùi, cọ rửa, làm vệ sinh.. để tống tiễn những cái xấu xa xui xẻo và hung thần năm cũ và chuẩn bị đón thần năm mới trong một quang cảnh sạch sẽ, sáng sủa, mát lành…
Ngày thứ hai được gọi là Mư nâu có nghĩa là ngày xen kẽ giữa năm cũ và năm mới. Thường là một ngày và có khi là hai ngày theo cách tính toán của các vị chiêm tinh. Mư nâu là ngày nghỉ ngơi không làm gì cả. Trong thực tế là ngày chuẩn bị bánh trái, bông hoa, cơm rượu và những công việc cần thiết cho ngày hôm sau lễ chính ở chùa chiền và khắp nơi trong bản mường. Ở Viêng Chăn, từ năm 1941 trở đi, ngày Mư nâu thành ngày Tết cho thiếu nhi tổ chức lễ đón thần năm mới (Phankha Sang khan). Thần năm mới được hóa trang, đứng ra căn dặn, khuyên bảo các cháu thiếu nhi những điều tốt lành rồi phân phát bánh kẹo, đồ chơi cho các trẻ. Tiếp theo đó là cuộc vui chơi thiếu nhi. Ngày thứ ba là ngày chính năm mới, ngày Sang khan khựn, thần năm mới về. Từ sáng sớm, sau tiếng trống coong xau (trống sáng), toàn thể nhân dân nô nức đến chùa với những bộ quần áo, xiêm y rực rỡ. Họ mang theo hoa lá, quả cây và lễ vật. Buổi lễ được long trọng tổ chức tại nhà lễ đường chính trong chùa. Trong lúc đó các cô gái nét mặt vui tươi, với những đôi “khú” nhỏ (thùng gánh nước nhỏ đan bằng tre) xuống sông hoặc suối gánh nước lên chùa để chuẩn bị làm lễ vảy nước. Với những cử chỉ và lời khẩn cầu vô cùng thành kính, đầu tiên họ vẩy nước lên các tượng Phật với hi vọng sẽ có một năm mới tràn đầy hạnh phúc. Tiếp theo sau các tượng Phật là vẩy nước cho các vị sư sãi, các vị quan chức, các vị bô lão… Người nào cũng được các con cháu, các tín đồ tưới một vài gáo nước vào người với những lời chúc mừng đẹp đẽ. Tiếp sau buổi lễ ở chùa là cuộc té nước đại trà cho tất cả già trẻ trai gái, là dịp vui của toàn dân tộc Lào, kể cả các dân tộc khác trên đất Lào không theo đạo Phật. Té nước là một dịp cầu mưa sau những tháng tư, tháng năm nắng nóng, cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, chuẩn bị cho một vụ mùa thắng lợi. Té nước là đem đến cho nhau một sự trong sạch, thanh khiết, sự mát mẻ yên lành cho cây cối tốt tươi, cho bản làng phồn vinh… Có lẽ đây là điểm mốc cao nhất của những cuộc vui chơi. Bất cứ già trẻ trai gái, từ những quan chức cho đến người bình dân, kể cả những người khó tính nhất cũng đều hiền hòa nhận lấy những gáo nước mát lành được báo trước hay bị đột kích. Những quan chức lịch sự đi trên những chiếc xe bóng lộn cũng được những tốp thanh niên nam nữ ra hiệu dừng xe lại và cho họ tưới những gáo nước cầu phúc vào những bộ quần áo lịch lãm. Những người khách vui vẻ bước xuống và nhận lấy sự mát mẻ một cách hoàn toàn tự nguyện. Và các cô gái cũng không quên xin những người khách những gáo nước cầu phúc trở lại.
Văn và Sao Mi trong ngày hội té nước là khách quý của bản, hai người là mục tiêu cho những chàng trai cô gái trong bản. Hết bộ quần áo đẹp này đến bộ quần áo đẹp khác, trông họ ướt sủng đến thảm hại, nhưng nụ cười luôn nở trên môi Văn. Anh như được trở về với cội nguồn, trở về với yêu thương. Trên các bờ, bến sông, giữa bãi cát trắng chạy dài, người ta thấy nổi lên muôn màu sắc xiêm áo, các cô gái chàng trai tranh nhau xuống múc nước cho kịp những cuộc “phục thù” đang còn dang dở.
Trong lúc những cô gái chàng trai nô nức chơi đùa bên ngoài thì các vị bô lão, những người trung niên đi thăm viếng lẫn nhau. Họ làm lễ Baci ở từng nhà, buộc chỉ cổ tay cầu phúc lành cho nhau, là một dịp tốt để hòa giải những vướng mắc còn đọng lại trong năm qua. Tối đến, cả làng tập trung tại sân chùa, rồi tiếng trống bập bùng mở đầu cho điệu múa lăm vông của trai gái trong làng, lôi kéo theo cả những người đứng tuổi cùng hòa nhập đón mừng ngày hội năm mới. Rồi tiếng hát của chị Nàng Phan cất lên theo điệu Lăm nhao:
Rồi Sao Mi cũng cất lên tiếng hát ngọt ngào da diết như muốn gửi tâm tình chân thành, mộc mạc cho anh:
Những lời hát đầy ân tình làm cho trái tim Văn rung lên. Anh cảm thấy mình có lỗi với Sao Mi, với tình yêu đơn phương mà cô đã dành cho anh đằng đẵng bao năm qua. Anh đã quá thờ ơ, quá ích kỷ mà không nhận ra được tình yêu vượt biên giới của một tâm hồn trong trắng…
Ngày cuối cùng, mọi người đi lấy cát trên sông về sân chùa, đắp thành những đống cát hình tháp hoặc đắp ngay trên bãi cát bên sông gần làng. Họ cắm trên đỉnh tháp những ngọn cờ đuôi nheo nhiều màu sắc, căng thành những băng giấy có hình vẽ các con thú. Tăng lữ và dân làng tập trung quanh các ngọn tháp cát, tụng niệm và cầu khẩn cho một năm mới thịnh vượng, yên lành, mọi người đều sống lâu, thóc lúa, lợn, gà, trâu, bò và con cháu đầy đàn như những hạt cát của các ngọn tháp.
… Trở về Việt Nam, Sao Mi mới biết mình đã có thai, Văn mừng lắm. Từ tình thương Văn đã chuyển sang tình yêu dành cho Sao Mi từ lúc nào không biết nữa. Hết giờ làm việc anh vội vã về giúp đỡ việc nhà cho Sao Mi.
Lúc đó vào tiết trời mùa đông. Gió bấc lành lạnh. Ngoài đường những cây sấu khẳng khiu trụi lá. Hai vợ chồng Văn vẫn ở căn nhà ba gian của bố mẹ để lại trong làng Khương Thượng. Nhà tuy không lớn nhưng có mảnh vườn nhỏ để trồng hoa, trồng rau. Mùa nào thức nấy, rau xà lách, rau muống, súp lơ, bắp cải cùng các loại hoa hồng, thảo dược, đồng tiền thay nhau nở. Sáng nào Sao Mi cũng ra vườn hái vài bông đặt lên bàn thờ cha mẹ. Ảnh cha mẹ được Văn phóng to lồng vào trong khung kính. Anh còn cho người vẽ lại ảnh cha mẹ Sao Mi theo bức ảnh cũ mà cô còn giữ được.
Một buổi sáng Sao Mi ra vườn hái hoa bỗng thấy lâm râm đau bụng, cô vội gọi:
- Anh Văn ơi! Chắc em sắp sinh rồi.
Văn vội gọi xích lô đưa Sao Mi đến bệnh viện. Trước khi đi anh không quên thắp nén nhang xin cha mẹ hai bên phù hộ cho mẹ tròn con vuông. Vừa lo lắng vừa mừng vui Văn luôn mồm giục bác xích lô.
Thời gian trôi đi chậm chạp, anh mọng nghe thấy một tiếng khóc oe oe từ phòng hộ sinh. Nhưng rồi một tiếng la lớn gần như thất thanh: “Trời ơi! Con tôi”. Văn hốt hoảng, bất chấp cả nội quy bệnh viện, anh lao vào như cơn lốc. Các bác sỹ lặng im. Một không khí trang nghiêm, lạnh lùng như có một điều gì đó rất hệ trọng đang xảy ra. Cô y tá định ngăn Văn lại, nhưng bác sĩ trưởng khoát tay. Văn thấy vợ mình ngất đi trên bàn mổ bên cạnh là một cục thịt đỏ hỏn không tay không chân. Văn gào lên:
- Con tôi đâu?
Bác sĩ trưởng lại gần, giọng trầm buồn:
- Anh Văn, chúng tôi chia buồn với anh chị. Mong anh hãy bình tĩnh chấp nhận sự thật. Chị đã bị nhiễm chất độc màu da cam. Thai nhi bị ảnh hưởng nên thành dị dạng.
Văn òa khóc như đứa trẻ bên Sao Mi. Mọi người dìu anh ra và hồi sức cho Sao Mi. Tự nhiên, Văn cảm thấy sây sẩm. Trước mắt anh là hình ảnh một chiếc máy bay Mỹ đang thả khói vàng xuống cách rừng. Hình ảnh những đàn cá chết nổi trên suối. Người và gia súc chết ven đồi. Những cánh rừng trụi lá, hoang vu đến rợn người. Nỗi đau ấy làm Văn không chịu nổi, anh ngất đi…
Sau cú sốc ấy, Sao Mi bị tâm thần. Nàng luôn mồm gọi con, lúc khóc lúc cười. Văn thương vợ đưa đi mọi nơi chạy chữa. Nhưng người ta phát hiện chất độc màu da cam đã ngấm vào cơ thể nàng và biến chứng thành căn bệnh ung thư máu. Trong giây phút sắp lìa đời, Sao Mi nắm chặt lấy tay Văn:
- Khi em chết đi, anh nhớ chôn em cạnh mẹ và con để em được chăm sóc mẹ. Anh hãy đi lấy vợ khác đi. Em không hoàn thành nhiệm vụ của mẹ giao. Những ngày bên anh là những ngày hạnh phúc nhất của đời em.
Văn khóc, thương Sao Mi vô cùng. Anh làm theo ý nguyện của Sao Mi. Ba nấm mồ chôn cạnh nhau. Văn đến thắp nhang, anh ngồi hàng giờ nhìn những người thân yêu. Không chịu nổi đau đớn, Văn gửi nhà lại cho bà cô và lên đường vào Nam tìm nguồn vui trong công việc. Điều đốt cháy tâm can anh là tìm nguồn nước thật tốt để làm bia ngon. Anh đã lang thang khắp miền cao nguyên và cuối cùng tìm được dòng suối Tiên. Dự án xây dựng nhà máy bia liên doanh đã được các bạn Tiệp Khắc ủng hộ, góp vốn và đầu tư kỹ thuật. Nào ngờ lại có cuộc gặp kỳ lạ này sau mười sáu năm xa cách…
….Maruska nhìn Văn đang trầm ngân bên dòng suối Tiên, lòng cô lúc này cũng ngổn ngang bao điều:
Maruska chính là kết quả mối tình dang dở của Alena và Văn. Ngày mẹ cô mang tin vui cho bố cô biết là mẹ đã có thai, thì cũng là ngày bố cô quyết định chia tay. Niềm vui chưa kịp đến thì bất hạnh đã liền sau. “Phụ một người hơn phụ nhiều người”. Câu nói của bố đã theo suốt cuộc đời mẹ. Thất vọng quá lớn làm mẹ không kịp bình tĩnh suy xét. mẹ đã căm thù bố vô cùng, để trả thù và để chứng tỏ lòng kiêu hãnh, mẹ đã nhận lời lấy Victor, người kiên trì theo đuổi mẹ suốt 5 năm. Nhưng rồi tình duyên hai người cũng không thể nào hạnh phúc như mẹ cô tưởng. Mẹ không thể nào yêu được người khác khi trái tim và trong dòng máu đã ngập tràn hình ảnh của bố, Victor say mê sắc đẹp của mẹ, vì thế trong lúc chới với tình cảm anh ta đã tìm mọi cách giành giật mẹ. Nhưng khi đã đạt được điều đó thì anh ta chợt nhận ra mình mới chiếm được thân xác, còn tâm hồn Alena mãi mãi theo Văn. Victor ghen lồng với giấc mơ của mẹ, nhất là từ khi cô sinh ra trên đời, cô đã trỡ thành cái gai trước mắt anh ta. Anh ta hằn học, hành hạ Maruska. Cô không bao giờ quên những cái tát mà cha dượng cô đã đánh cô và những lời cay độc còn văng vẳng bên tai:
“Mày không phải con tao, tại sao tao phải nuôi mày, đồ con hoang”.
Không chịu nổi cảnh một người chồng suốt ngày ghen tuông, mẹ cô đã ly dị với Victor. Mẹ đã dồn tất cả sức lực, tinh thần để chăm sóc Maruska, tình yêu của mẹ như đóng băng trong niềm sâu thẳm. Trong tình yêu thương của mẹ, Maruska vẫn cảm thấy thiếu vắng tình thương của người cha. Nhất là khi nhìn quanh, các bạn sống trong hoàn cảnh gia đình ấm cúng, thì trong cô sự tủi hờn tăng thêm. Có lúc cô đã thèm gặp được người cha để sà vào vòng tay yêu dấu của người, nhưng có lúc cô cảm thấy căm ghét sự bội bạc vô trách nhiệm của ông. 16 năm trôi qua, không ngờ cô có dịp đến Việt Nam. Những tảng băng trong lòng mẹ như sắp tan ra. Trước khi cô sang Việt Nam, mẹ đã kể cho cô nghe tất cả những kỷ niệm của một thời. Mẹ nói:
- Việt Nam chính là quê hương của con. Có thể con sẽ tìm gặp được bố. Nhưng với mẹ, con người ấy đã chết 16 năm rồi.
Khi gặp Văn, cô đã cảm nhận dòng máu huyết thống, cô đã giật mình khi mọi người cho cô biết tên của ông: Trịnh Thành Văn! Cô đã tự tìm hiểu và biết giám đốc Văn đã không còn vợ con trên cõi đời này. Lòng cô xót xa, cô tin rằng Văn chưa thể nào biết được, ông có một cô con gái trên cõi đời này. Chỉ có điều sự linh cảm đang làm tâm trạng ông giằng xé, đau đớn. Qua những phút giây kỷ niệm tràn về, ông ngước mắt nhìn cô:
- Cháu có biết chú Victor không?
Cô gật đầu:
- Ông ấy là cha dượng của cháu, nhưng mẹ cháu đã chia tay ông ấy lâu rồi.
Lòng Văn nhen lên một tia hi vọng, anh hỏi:
- Cháu không phải là con chú Victor?
Maruska lắc đầu:
- Không phải.
Văn chăm chú nhìn Maruska như van lơn:
- Maruska!...
Maruska bỗng giật cánh tay phải của Văn. Cô nhìn thấy một vết sẹo màu sẫm dài chạy ngang trên cườm tay như vết sẹo của mẹ cô. Cô như muốn kêu lên: “Bố! Con của bố đây!”. Nhưng rồi hình ảnh của mẹ cô những đêm đông giá ngồi bên cửa sổ thẫn thờ nhìn về phương Nam, rồi những tháng ngày tủi nhục của tuổi thơ tràn về. Cô đẩy mạnh cánh tay ông, thét lên:
- Không, ông không phải!
Cô không thể nói hết nỗi giận dữ trong lòng mình. Cô không thể phủ nhận hoàn toàn nhưng lòng cô cũng không thể chấp nhận sự thật xót xa ấy.
Rồi cô quay đầu bỏ chạy. Văn ngẩn ngơ nhìn theo. Chiếc vòng cẩm thạch lấp loáng dưới bóng cây sầu riêng. Mái tóc đen nhánh của Maruska đang nhuộm trong nắng vàng nhòa đi trước mắt Văn. Tiếng ầm ì của dòng thác xa xa như tiếng thở dài không dứt của đất trời...
Quê hương đây rồi! Sáu năm xa cách, phút trở về lòng Văn bồi hồi. Trên máy bay anh đã nhìn thấy những dãy núi mờ xa, những ruộng lúa ô ngang, ô dọc, xanh ngắt. Những con sông uốn lượn như những dải lụa trắng trên nền vải xanh. Những con trâu cày nhỏ xíu như hạt đỗ và người nông dân trên đồng nón trắng lấm tấm dưới cánh máy bay. Mắt Văn nhòa lệ. Trong lòng anh ngổn ngang bao điều. Một tình yêu đẹp đẽ mà anh hèn nhát trốn chạy. Anh biết Alena rất đau khổ. Nhưng sự ra đi đột ngột với khoảng cách ngàn trùng cây số chắc rồi nàng cũng sẽ quên đi. Đã bao lần anh thầm thì như muốn gửi lời tâm sự của mình cho Alena:
“Anh yêu em vô cùng Alena ạ. Nhưng anh không đủ can đảm để bỏ tất cả người thân đi theo em. Anh cũng không thể đưa em về Việt Nam như anh đã hứa hẹn vì giữa chúng mình có một khoảng cách quá lớn bởi hoàn cảnh xã hội, tập tục…”.
Văn tự giày vò mình, tự xỉ vả mình. Anh chỉ mong đất mẹ rộng lòng ôm anh vào lòng, xoa dịu tất cả những đau thương đang giằng xé. Văn xách vali bước ra ngoài, nhìn quanh, hi vọng mẹ anh đã lành bệnh ra đón anh như năm nào đã đưa tiễn anh lên đường. Bỗng anh nghe tiếng gọi:
- Anh Văn, anh Văn!
Một thiếu nữ mặc áo dài hồng chạy lại với bó hoa hồng tươi thắm trên tay. Văn ngỡ ngàng:
- Sao Mi!
Sao Mi dúi hoa vào tay anh rồi ôm choàng lấy Văn nức nở:
- Anh Văn, anh đã về! Mẹ và em mong anh quá, mẹ vẫn nằm viện.
Văn lo lắng:
- Bệnh của mẹ đã đỡ chưa?
Sao Mi gật đầu:
- Mẹ đã đỡ nhiều rồi, nhất là khi nghe tin anh sắp trở về. Nhưng bác sĩ bảo mẹ nằm viện thêm ít ngày nữa để theo dõi, tránh những xúc động, lo nghĩ. Em có mượn xe của Sứ quán Lào. Bây giờ em đưa anh về nhà nghỉ ngơi đã nhé.
Văn vuốt tóc Sao Mi:
- Em gái lo anh chu đáo quá. Anh muốn đến thăm mẹ ngay và anh sẽ tặng mẹ bó hồng này.
Ngồi trên xe ô tô, Sao Mi thấy Văn có vẻ buồn. Cô nói luôn miệng, cốt để Văn vui:
- Sau khi đi trại hè Tiệp Khắc về, em đã tìm đến nhà anh. Thấy mẹ sống một mình em thương quá. Em xin mẹ cho em được làm con nuôi giống như năm xưa anh đã làm con nuôi mẹ em. Mẹ vì nhớ thương anh nên bệnh tật luôn. Bệnh tim của mẹ ngày một nặng hơn. Gần đây em thấy mẹ yếu, em xin phép Sứ quán được đến ở với mẹ để chăm sóc. Cũng may các chú hiểu hoàn cảnh và sự gắn bó của anh với gia đình em, còn động viên em phải chăm sóc mẹ cho tốt. Vừa rồi mẹ bị ngất phải đi cấp cứu, bây giờ đã đỡ nhiều rồi…
Nghe chuyện Sao Mi, Văn thấy buồn hơn. Không ngờ mẹ lại khổ đau, lo nghĩ nhiều như vậy. Tự nhiên, Văn thấy mình là người có lỗi. Và trong phút chốc, anh tạm gác nỗi đau tình ái, cố gắng giữ trọn đạo làm con:
- Anh rất cám ơn Sao Mi đã chăm sóc mẹ thay anh những ngày qua. Không biết lấy gì đền đáp tấm lòng em đây.
Sao Mi cười:
- Mẹ của anh cũng như mẹ của em. Anh đừng nói chuyện ơn nghĩa với em. Chỉ mong anh nghe lời mẹ, đừng để mẹ buồn.
Văn đến Bệnh viện Bạch Mai, chạy như bay vào phòng mẹ nằm. Anh quỳ xuống bên giường để những giọt nước mắt hối lỗi chảy trên má mẹ. Mẹ xoa đầu anh, âu yếm:
- Thế là cuối cùng con cũng trở về với mẹ. Con đã làm cho mẹ đứt từng khúc ruột. Bây giờ thì mẹ vui lắm rồi. Mẹ rất mừng nghe con học giỏi. Mẹ luôn cầu cho con can đảm để vượt qua cám dỗ và trở về với mẹ. Con về được đến đây là mẹ khỏe ra ngay.
Văn ôm mẹ, dụi đầu vào lòng mẹ, nghẹn ngào:
- Con là đứa con bất hiếu. Không chăm sóc được mẹ lại còn làm cho mẹ khổ tâm. Từ giờ trở đi con sẽ nghe lời mẹ. Mẹ ơi, mẹ tha lỗi cho con…
Mẹ chỉ vào Sao Mi:
- Những ngày ốm đau vừa qua may có em Sao Mi chăm sóc mẹ. Nếu không, mẹ cũng không biết như thế nào. Mẹ đã mời Sao Mi về nhà mình ở. Hai anh em phải quan tâm chăm sóc nhau. Vài bữa nữa khỏe mẹ sẽ về.
Sao Mi vội nói:
- Mẹ cứ yên tâm nghỉ ngơi. Anh Văn về đây rồi chắc chắn mẹ sẽ khỏe lên. Còn con xin phép mẹ về Sứ quán ở, cho tiện…
*
* *
* *
Văn về Việt Nam mà lòng vẫn không nguôi nhớ Alena. Nhiều lúc anh định cầm bút viết thư cho nàng, nhưng viết vài chữ lại xé đi. Biết viết gì đây? Nói gì đây? Lời cô mắng anh văng vẳng bên tai: “Đồ hèn…”. Văn tự dằn vặt mình rồi lại tự bào chữa cho mình: “Anh phản bội em nhưng không thể phản bội mọi người được Alena…”. Một người bạn cùng trường về nước sau Văn vài ba tháng đến chơi nói chuyện cho anh hay. Sau khi Văn về Việt Nam một tuần thì Alena bước lên xe hoa. Chồng của Alena chính là Victor, bạn học cùng lớp, người đằng đẵng theo đuổi nàng năm năm trời. Văn nghe mà lòng tê tái. Lời chú Thành nói chẳng sai: “Phụ nữ châu Âu yêu rất mãnh liệt nhưng cũng rất mau đổi thay”. Văn đâu có quyền gì ghen tuông nữa. Lỗi chính tại anh không dám bảo vệ tình yêu của mình. Anh thấy tim mình như rớm máu. Một nỗi đau đến khôn cùng. Trời ơi, lẽ nào nàng đã bước lên xe hoa?
Từ khi biết tin Alena lấy chồng, lòng Văn bỗng trở nên trống rỗng. Anh như cũng bớt nhớ thương nàng. Những kỷ niệm yêu đương tự nó trở nên mờ nhạt. Không có lý do gì mà nhớ mà thương nữa. Anh buồn bã thẫn thờ đi bộ dọc phố phường và không biết tự lúc nào anh dừng lại ga Hàng Cỏ, nơi hơn sáu năm về trước anh đã lên đường sang nước Tiệp. Mọi hình ảnh của ngày chia tay với Lệ Hằng, mối tình đầu, lại tràn về.
…. Một buổi tối mùa hè 1977 trên sân ga Hàng Cỏ, từng toán người túm tụm trò chuyện râm ran, chia sẻ tình cảm kẻ ở người đi. 23 giờ đoàn tàu liên vận sẽ đưa 200 học sinh ra nước ngoài học. Mỗi người đi lại có cha mẹ, họ hàng, bạn bè đưa tiễn. Cạnh cột đèn sân ga, Văn cũng bị bạn bè líu ríu quanh mình:
- Này, đi nhớ viết thư về cho bọn mình nhé, đừng quên.
- Có chuyện gì hay phải kể đấy.
Văn chừng như cảm động không thốt nên lời. Mẹ nhìn anh âu yếm:
- Đi sang đấy con giữ gìn sức khỏe nhé. Đừng ham chơi quên chuyện học hành…
- Mẹ yên tâm con sẽ làm theo lời mẹ dặn.
Bỗng một người bạn reo lên:
- Hằng đến rồi kìa! Văn hết sốt ruột chưa?
Văn đỏ mặt, nhưng quả thật đã nóng lòng lắm rồi. Hằng vẫn như mọi hôm, vẫn quần lụa đen và chiếc áo hoa đã sờn. Hằng khẽ chào:
- Chào bác và các anh.
Mọi người biết ý quay sang nói chuyện với nhau nhường cho đôi bạn trẻ tâm sự. Hằng khẽ khàng:
- Thế là anh sắp ra đi, chắc chắn bên đó sẽ nhiều chuyện vui lắm nhỉ. Những kinh thành hoa lệ, cuộc sống đầy đủ vật chất lúc đó anh có còn nhớ đến em, một cô công nhân tay đã chai sạn không?
Văn cười giòn:
- Chính em mới nhiều chuyện đáng nói, chuyện trong nhà máy, chuyện trong công xưởng. Khoảng xa cách sẽ thổi bùng lên mối tình đẹp đẽ chung thủy. Hãy chờ đợi anh, anh sẽ về với em. Sáu năm, một khoảng cách thời gian cũng ngắn thôi em à. Nhớ viết thư nhiều cho anh. Thiếu thư của em anh sẽ không chịu nổi đâu.
Họ lại im lặng, bao nhiêu điều muốn nói, nhưng ngại ngùng không thốt nên lời. Xung quanh tiếng dặn dò của các bà mẹ, tiếng hứa hẹn của bè bạn cũng không làm Văn để ý. Bỗng có tiếng loa:
- Đoàn tàu sắp chuyển bánh, xin mời tất cả hành khách lên tàu.
Cả sân ga náo động hẳn lên. Tiếng gọi, tiếng nói, tiếng khóc vang lên khắp nơi. Văn vội lên tàu. Khi đoàn tàu bắt đầu chuyển bánh, những cánh tay dưới sân ga giơ lên vẫy vẫy như muốn níu lấy không cho tàu chạy. Trong ánh mắt nhòa lệ, những cô gái cố thò tay để được cầm lần cuối bàn tay người mẹ, người cha và cả những người bạn thân. Văn cảm thấy như có luồng điện chạy trong người, nao nao, bâng khuâng. Anh đưa mắt nhìn về những người thân yêu. Người mẹ hiền đang nước mắt vòng quanh gọi con sau những tiếng nấc nghẹn ngào. Và Hằng kia, dáng người mảnh khảnh với đôi mắt to tròn luôn chứa một biển buồn, mái tóc dài xõa bay trong gió. Hằng chạy lại chen vào dòng người, giơ bàn tay bé nhỏ và một chiếc khăn hồng bay phấp phới.
- Anh đi nhé, em sẽ đợi!
Đoàn tàu vẫn từ từ chạy. Bàn tay Văn và bàn tay Hằng ấp vào nhau, dường như trao cho nhau những tình cảm không bao giờ phai mờ. Chiếc khăn tay hồng thêu một hàng chữ: “Tặng anh yêu ngày chia tay, đừng quên em!” từ tay Hằng truyền sang tay Văn. Cả bầu trời hôm ấy đầy sao, ngôi sao Bắc Đẩu lấp lánh chứng kiến giây phút cảm động nhất của cuộc chia ly. Hai ánh mắt nhìn nhau lưu luyến. Trong khoảng khắc họ dường như quên tất cả những người đứng xung quanh và quên cả đoàn tàu đang chuyển bánh. Hai ánh mắt hòa vào nhau tạo thành một dòng sông trong vắt, một vũ trụ huyền diệu với muôn ngàn vì tinh tú. Nhưng rồi sự thật phũ phàng cắt đứt giây phút đẹp đẽ ấy, đoàn tàu đưa Văn đi xa dần, có ngờ đâu đó cũng là lần chia tay của tình yêu đầu đời…
Giờ đây Lệ Hằng cũng đã hai con, vì Hằng không tin vào sức mạnh của tình yêu, không tin vào sự đợi chờ sẽ vượt qua khoảng cách thời gian, cô đã đi lấy chồng để yên tâm trao thân gửi phận theo dòng đời. Còn Alena mối tình đẹp nhất của anh đã lên xe hoa, bởi vì chính anh cũng không vượt qua được sự thật phũ phàng của sự cách biệt. Mọi lời thề của tình yêu mỏng manh như sợi tơ mành. Tất cả với anh giờ đây chỉ còn công việc…
Được nhận vào làm kỹ thuật tại một nhà máy bia, anh đã dồn tâm trí nghiên cứu nâng cao chất lượng bia. Điều Văn vẫn băn khoăn là làm sao bia Việt Nam cũng sẽ ngon như bia Tiệp.
Văn ngại tiếp xúc với phụ nữ. Trái tim anh giờ đây thành băng giá. Mẹ thở dài mỗi khi thấy anh tư lự hàng giờ trong phòng. Từ ngày Văn về nước, Sao Mi về lại cơ quan ở. Cô vẫn thường xuyên đến nhà Văn chơi. Là một cô gái Lào xinh đẹp, rất nhiều người tìm đến cô nhưng trái tim cô chưa thuộc về ai. Thâm tâm, cô nghĩ rất nhiều về Văn. Cô kín đáo chăm sóc anh, từ đơm một chiếc cúc hay mua cho anh một chiếc khăn quàng cổ khi gió mùa về. Mẹ thương Sao Mi lắm, Bà biết tình cảm của Sao Mi dành cho Văn rất nhiều. Văn vẫn thờ ơ, coi Sao Mi như em gái mình.
Có một lần trong bữa cơm, mẹ bảo Văn:
- Mẹ thấy em Sao Mi ngoan, giỏi việc bếp núc, lại giỏi việc cơ quan…
Văn như không nghe thấy:
- Thế hở mẹ?
Mẹ nhìn Văn:
- Thế con không biết nó thương con lắm sao?
Văn gật đầu:
- Thì con vẫn coi Sao Mi như em gái mình đó thôi.
Mẹ lắc đầu:
- Con nhầm rồi. Sao Mi rất yêu con. Giữa con và Sao Mi có một duyên số. Năm xưa con đi bộ đội bên Lào, mẹ Sao Mi đã cứu con thoát khỏi cõi chết. Em Sao Mi là người chung tình. Nó yêu con ngay từ khi gặp con ở Tiệp Khắc, chỉ có điều con ngờ nghệch không nhận biết tình cảm của nó. Nó biết tất cả mọi chuyện yêu đương của con bên Tiệp Khắc. Nhưng nó vẫn sẵn sàng bỏ qua và mong được làm dịu những cơn đau cho con. Đã năm năm rời đất Tiệp Khắc mà con vẫn chưa quên chuyện cũ sao. Người ta đã lấy chồng chỉ sau một tuần chia tay với con, còn con thì cứ sầu héo, khiến mẹ não cả lòng.
Văn kêu lên:
- Mẹ để cho con thời gian…
Mẹ giận dữ:
- Thôi được tùy anh, nhưng năm sau phải có cháu cho tôi bế.
*
* *
* *
Tưởng còn thời gian suy nghĩ nhưng nào ngờ vài ngày sau căn bệnh tim của mẹ tái phát. Văn đưa mẹ vào cấp cứu, trong lúc mê mẹ luôn gọi Văn và Sao Mi. Bác sĩ rất lo lắng cho bệnh tình của bà lần này. Hình như mẹ cũng linh tính sắp ra đi. Bà gọi Văn và Sao Mi đến bên giường:
- Những tưởng mẹ sẽ còn được ở với các con lâu. Nhưng mẹ biết mẹ như ngọn nến sắp tắt. Mẹ có nguyện vọng hai con phải thành thân với nhau.
Văn:
- Mẹ cứ yên tâm trị bệnh, nhất định mẹ sẽ khỏe lại.
Giọng bà trở nên cương quyết:
- Con phải nghe lời mẹ, đừng quanh co nữa. Hai con nên vợ nên chồng thì mẹ mới yên lòng ra đi…
Sao Mi ôm tay mẹ nói như khóc:
- Mẹ ơi! Con thương anh Văn nhưng tình duyên của con không đến được với anh ấy. Con xin mẹ cho con trở về đất Lào với chị Nàng Phan. Con sẽ suốt đời không lấy chồng.
Trong lòng Văn thật sự bối rối. Anh biết, anh không yêu Sao Mi nhưng anh rất thương cô. Vẫn biết tình cảm của Sao Mi từ bấy lâu nay với mẹ con anh, nhưng anh không ngờ tình cảm của cô lại hết sức mãnh liệt. Cô không e ngại nói lên tấm lòng mình với anh. Trong trái tim Sao Mi chỉ có Văn, cô sẵn sàng ở vậy nếu như anh không đồng ý. Văn cầm tay Sao Mi:
- Anh thương em nhiều lắm! Chỉ sợ anh không xứng với em thôi. Nay biết lòng em vậy chúng mình quỳ xuống xin mẹ cho nên vợ nên chồng.
Sao Mi òa khóc gục đầu vào vai Văn:
- Anh đừng nói vậy. Được anh thương là em hạnh phúc lắm. Em sẽ theo anh suốt đời.
Bà Hương vui hẳn lên, gương mặt nhăn nheo nở một nụ cười:
- Hai con lại đây, mẹ tiếc là không đủ sức để bế cháu cho hai con…
*
* *
* *
Văn cưới Sao Mi được hai tháng thì mẹ qua đời. Bà ra đi thanh thản, nhẹ nhàng vì con trai bà đã trở về và làm theo ý bà. Rồi các con bà sẽ sinh con đẻ cái. Hòn máu của chúng chính là mối tình hữu nghị Việt – Lào.
Vào dịp Tết năm mới của Lào (Bun pi mày) Văn đưa Sao Mi về thăm bản Cok Phô, thăm chị Nàng Phan. Năm mới của Lào không bắt đầu từ tháng giêng như Việt Nam mà lại bắt đầu từ hạ tuần trăng tháng 5 Lào (khoảng tháng tư dương lịch). Vào thời điểm đó của năm thiên văn Lào là kết thúc mùa nắng chuyển sang mùa mưa, mở đầu vụ cày cấy của Lào trong năm mới. Vì vậy, ý nghĩa của ngày Tết năm mới của Lào đồng thời là Tết té nước mà Lào gọi là Bun hốt nạm để cầu mưa cho vụ mùa. Nữ thần Kirini Montha xuất hiện với một tư thế uy phong để điều khiển mưa gió thuận hòa cho mùa màng tươi tốt, cho nhân dân hạnh phúc yên vui…
Văn và Sao Mi về bản Cok phô, không chỉ chị Nàng Phan vui mà cả bản vui. Chị Nàng Phan đã lấy chồng. Anh Phu Tha là bộ đội Pathet Lào. Anh chị đã có 2 con, một trai một gái. Văn xúc động trước căn nhà sàn mà ngày nào mẹ Nàng Theng đã chăm sóc cho anh. Ở bậc xuống cầu thang phía trước, vẫn chiếc kệ mẹ để năm nào trên có vò nước uống và chiếc gáo. Hồi đó có đêm khát nước sợ làm mẹ mất ngủ, anh bò ra sàn với nước uống, vết thương chưa lành nên bị té xuống cầu thang. Mẹ sợ phải đóng chiếc kệ thấp xuống cho vừa tầm tay với… Dưới gầm sàn vẫn khung dệt vải, cối giã gạo, chuồng vịt, củi đóm và đàn lợn ủn ỉn. Anh chị Phu-Tha đã dựng thêm một nhà để thóc riêng. Chị Nàng Phan vui vẻ khoe với anh:
- Cô chú cũng mừng cho anh chị là năm nào thóc cũng đầy bồ, gà vịt đầy sân. Cô chú cứ ở đây với anh chị một năm cũng không hết gạo nếp.
Lần đầu tiên Văn được chứng kiến cái Tết năm mới của Lào trong cảnh đất nước thanh bình phồn thịnh. Tết Lào thường diễn ra trong 3, 4 ngày và có khi kéo dài đến cả một tuần lễ, tùy theo từng địa phương nhưng chủ yếu là những ngày sau đây: ngày thứ nhất gọi là Sang khan pay có nghĩa là thần năm cũ ra đi. Vào ngày đó, tất cả các chùa chiền, công sở, bản làng, nhà cửa, tư riêng đều lau chùi, cọ rửa, làm vệ sinh.. để tống tiễn những cái xấu xa xui xẻo và hung thần năm cũ và chuẩn bị đón thần năm mới trong một quang cảnh sạch sẽ, sáng sủa, mát lành…
Ngày thứ hai được gọi là Mư nâu có nghĩa là ngày xen kẽ giữa năm cũ và năm mới. Thường là một ngày và có khi là hai ngày theo cách tính toán của các vị chiêm tinh. Mư nâu là ngày nghỉ ngơi không làm gì cả. Trong thực tế là ngày chuẩn bị bánh trái, bông hoa, cơm rượu và những công việc cần thiết cho ngày hôm sau lễ chính ở chùa chiền và khắp nơi trong bản mường. Ở Viêng Chăn, từ năm 1941 trở đi, ngày Mư nâu thành ngày Tết cho thiếu nhi tổ chức lễ đón thần năm mới (Phankha Sang khan). Thần năm mới được hóa trang, đứng ra căn dặn, khuyên bảo các cháu thiếu nhi những điều tốt lành rồi phân phát bánh kẹo, đồ chơi cho các trẻ. Tiếp theo đó là cuộc vui chơi thiếu nhi. Ngày thứ ba là ngày chính năm mới, ngày Sang khan khựn, thần năm mới về. Từ sáng sớm, sau tiếng trống coong xau (trống sáng), toàn thể nhân dân nô nức đến chùa với những bộ quần áo, xiêm y rực rỡ. Họ mang theo hoa lá, quả cây và lễ vật. Buổi lễ được long trọng tổ chức tại nhà lễ đường chính trong chùa. Trong lúc đó các cô gái nét mặt vui tươi, với những đôi “khú” nhỏ (thùng gánh nước nhỏ đan bằng tre) xuống sông hoặc suối gánh nước lên chùa để chuẩn bị làm lễ vảy nước. Với những cử chỉ và lời khẩn cầu vô cùng thành kính, đầu tiên họ vẩy nước lên các tượng Phật với hi vọng sẽ có một năm mới tràn đầy hạnh phúc. Tiếp theo sau các tượng Phật là vẩy nước cho các vị sư sãi, các vị quan chức, các vị bô lão… Người nào cũng được các con cháu, các tín đồ tưới một vài gáo nước vào người với những lời chúc mừng đẹp đẽ. Tiếp sau buổi lễ ở chùa là cuộc té nước đại trà cho tất cả già trẻ trai gái, là dịp vui của toàn dân tộc Lào, kể cả các dân tộc khác trên đất Lào không theo đạo Phật. Té nước là một dịp cầu mưa sau những tháng tư, tháng năm nắng nóng, cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, chuẩn bị cho một vụ mùa thắng lợi. Té nước là đem đến cho nhau một sự trong sạch, thanh khiết, sự mát mẻ yên lành cho cây cối tốt tươi, cho bản làng phồn vinh… Có lẽ đây là điểm mốc cao nhất của những cuộc vui chơi. Bất cứ già trẻ trai gái, từ những quan chức cho đến người bình dân, kể cả những người khó tính nhất cũng đều hiền hòa nhận lấy những gáo nước mát lành được báo trước hay bị đột kích. Những quan chức lịch sự đi trên những chiếc xe bóng lộn cũng được những tốp thanh niên nam nữ ra hiệu dừng xe lại và cho họ tưới những gáo nước cầu phúc vào những bộ quần áo lịch lãm. Những người khách vui vẻ bước xuống và nhận lấy sự mát mẻ một cách hoàn toàn tự nguyện. Và các cô gái cũng không quên xin những người khách những gáo nước cầu phúc trở lại.
Văn và Sao Mi trong ngày hội té nước là khách quý của bản, hai người là mục tiêu cho những chàng trai cô gái trong bản. Hết bộ quần áo đẹp này đến bộ quần áo đẹp khác, trông họ ướt sủng đến thảm hại, nhưng nụ cười luôn nở trên môi Văn. Anh như được trở về với cội nguồn, trở về với yêu thương. Trên các bờ, bến sông, giữa bãi cát trắng chạy dài, người ta thấy nổi lên muôn màu sắc xiêm áo, các cô gái chàng trai tranh nhau xuống múc nước cho kịp những cuộc “phục thù” đang còn dang dở.
Trong lúc những cô gái chàng trai nô nức chơi đùa bên ngoài thì các vị bô lão, những người trung niên đi thăm viếng lẫn nhau. Họ làm lễ Baci ở từng nhà, buộc chỉ cổ tay cầu phúc lành cho nhau, là một dịp tốt để hòa giải những vướng mắc còn đọng lại trong năm qua. Tối đến, cả làng tập trung tại sân chùa, rồi tiếng trống bập bùng mở đầu cho điệu múa lăm vông của trai gái trong làng, lôi kéo theo cả những người đứng tuổi cùng hòa nhập đón mừng ngày hội năm mới. Rồi tiếng hát của chị Nàng Phan cất lên theo điệu Lăm nhao:
Cách mạng như nước chảy
Lào – Việt uống chung dòng
Tiếng “ai noọng” ngọt lòng
Gặp nhau chào “Xá bai”
Lào – Việt là anh em
Kết nghĩa bạn sống chết
Núi sông bao giờ quên
Người đồng chí Việt Nam tình nguyện….
Lào – Việt uống chung dòng
Tiếng “ai noọng” ngọt lòng
Gặp nhau chào “Xá bai”
Lào – Việt là anh em
Kết nghĩa bạn sống chết
Núi sông bao giờ quên
Người đồng chí Việt Nam tình nguyện….
Rồi Sao Mi cũng cất lên tiếng hát ngọt ngào da diết như muốn gửi tâm tình chân thành, mộc mạc cho anh:
Em đây vừa muốn chết biến thành ếch
để ở cùng chung ruộng với anh
Chết thành cá để được ở chung đàn
Chết thành tằm để được nằm chung ổ
(Noong ni pho dạc tài cợt pên cốp pay dù huôm naat de
Tai pên pa pay dù huôm cọng,
Noọng dạt tài pên mon pay xon huôm hăng).
để ở cùng chung ruộng với anh
Chết thành cá để được ở chung đàn
Chết thành tằm để được nằm chung ổ
(Noong ni pho dạc tài cợt pên cốp pay dù huôm naat de
Tai pên pa pay dù huôm cọng,
Noọng dạt tài pên mon pay xon huôm hăng).
Những lời hát đầy ân tình làm cho trái tim Văn rung lên. Anh cảm thấy mình có lỗi với Sao Mi, với tình yêu đơn phương mà cô đã dành cho anh đằng đẵng bao năm qua. Anh đã quá thờ ơ, quá ích kỷ mà không nhận ra được tình yêu vượt biên giới của một tâm hồn trong trắng…
Ngày cuối cùng, mọi người đi lấy cát trên sông về sân chùa, đắp thành những đống cát hình tháp hoặc đắp ngay trên bãi cát bên sông gần làng. Họ cắm trên đỉnh tháp những ngọn cờ đuôi nheo nhiều màu sắc, căng thành những băng giấy có hình vẽ các con thú. Tăng lữ và dân làng tập trung quanh các ngọn tháp cát, tụng niệm và cầu khẩn cho một năm mới thịnh vượng, yên lành, mọi người đều sống lâu, thóc lúa, lợn, gà, trâu, bò và con cháu đầy đàn như những hạt cát của các ngọn tháp.
… Trở về Việt Nam, Sao Mi mới biết mình đã có thai, Văn mừng lắm. Từ tình thương Văn đã chuyển sang tình yêu dành cho Sao Mi từ lúc nào không biết nữa. Hết giờ làm việc anh vội vã về giúp đỡ việc nhà cho Sao Mi.
Lúc đó vào tiết trời mùa đông. Gió bấc lành lạnh. Ngoài đường những cây sấu khẳng khiu trụi lá. Hai vợ chồng Văn vẫn ở căn nhà ba gian của bố mẹ để lại trong làng Khương Thượng. Nhà tuy không lớn nhưng có mảnh vườn nhỏ để trồng hoa, trồng rau. Mùa nào thức nấy, rau xà lách, rau muống, súp lơ, bắp cải cùng các loại hoa hồng, thảo dược, đồng tiền thay nhau nở. Sáng nào Sao Mi cũng ra vườn hái vài bông đặt lên bàn thờ cha mẹ. Ảnh cha mẹ được Văn phóng to lồng vào trong khung kính. Anh còn cho người vẽ lại ảnh cha mẹ Sao Mi theo bức ảnh cũ mà cô còn giữ được.
Một buổi sáng Sao Mi ra vườn hái hoa bỗng thấy lâm râm đau bụng, cô vội gọi:
- Anh Văn ơi! Chắc em sắp sinh rồi.
Văn vội gọi xích lô đưa Sao Mi đến bệnh viện. Trước khi đi anh không quên thắp nén nhang xin cha mẹ hai bên phù hộ cho mẹ tròn con vuông. Vừa lo lắng vừa mừng vui Văn luôn mồm giục bác xích lô.
Thời gian trôi đi chậm chạp, anh mọng nghe thấy một tiếng khóc oe oe từ phòng hộ sinh. Nhưng rồi một tiếng la lớn gần như thất thanh: “Trời ơi! Con tôi”. Văn hốt hoảng, bất chấp cả nội quy bệnh viện, anh lao vào như cơn lốc. Các bác sỹ lặng im. Một không khí trang nghiêm, lạnh lùng như có một điều gì đó rất hệ trọng đang xảy ra. Cô y tá định ngăn Văn lại, nhưng bác sĩ trưởng khoát tay. Văn thấy vợ mình ngất đi trên bàn mổ bên cạnh là một cục thịt đỏ hỏn không tay không chân. Văn gào lên:
- Con tôi đâu?
Bác sĩ trưởng lại gần, giọng trầm buồn:
- Anh Văn, chúng tôi chia buồn với anh chị. Mong anh hãy bình tĩnh chấp nhận sự thật. Chị đã bị nhiễm chất độc màu da cam. Thai nhi bị ảnh hưởng nên thành dị dạng.
Văn òa khóc như đứa trẻ bên Sao Mi. Mọi người dìu anh ra và hồi sức cho Sao Mi. Tự nhiên, Văn cảm thấy sây sẩm. Trước mắt anh là hình ảnh một chiếc máy bay Mỹ đang thả khói vàng xuống cách rừng. Hình ảnh những đàn cá chết nổi trên suối. Người và gia súc chết ven đồi. Những cánh rừng trụi lá, hoang vu đến rợn người. Nỗi đau ấy làm Văn không chịu nổi, anh ngất đi…
Sau cú sốc ấy, Sao Mi bị tâm thần. Nàng luôn mồm gọi con, lúc khóc lúc cười. Văn thương vợ đưa đi mọi nơi chạy chữa. Nhưng người ta phát hiện chất độc màu da cam đã ngấm vào cơ thể nàng và biến chứng thành căn bệnh ung thư máu. Trong giây phút sắp lìa đời, Sao Mi nắm chặt lấy tay Văn:
- Khi em chết đi, anh nhớ chôn em cạnh mẹ và con để em được chăm sóc mẹ. Anh hãy đi lấy vợ khác đi. Em không hoàn thành nhiệm vụ của mẹ giao. Những ngày bên anh là những ngày hạnh phúc nhất của đời em.
Văn khóc, thương Sao Mi vô cùng. Anh làm theo ý nguyện của Sao Mi. Ba nấm mồ chôn cạnh nhau. Văn đến thắp nhang, anh ngồi hàng giờ nhìn những người thân yêu. Không chịu nổi đau đớn, Văn gửi nhà lại cho bà cô và lên đường vào Nam tìm nguồn vui trong công việc. Điều đốt cháy tâm can anh là tìm nguồn nước thật tốt để làm bia ngon. Anh đã lang thang khắp miền cao nguyên và cuối cùng tìm được dòng suối Tiên. Dự án xây dựng nhà máy bia liên doanh đã được các bạn Tiệp Khắc ủng hộ, góp vốn và đầu tư kỹ thuật. Nào ngờ lại có cuộc gặp kỳ lạ này sau mười sáu năm xa cách…
….Maruska nhìn Văn đang trầm ngân bên dòng suối Tiên, lòng cô lúc này cũng ngổn ngang bao điều:
Maruska chính là kết quả mối tình dang dở của Alena và Văn. Ngày mẹ cô mang tin vui cho bố cô biết là mẹ đã có thai, thì cũng là ngày bố cô quyết định chia tay. Niềm vui chưa kịp đến thì bất hạnh đã liền sau. “Phụ một người hơn phụ nhiều người”. Câu nói của bố đã theo suốt cuộc đời mẹ. Thất vọng quá lớn làm mẹ không kịp bình tĩnh suy xét. mẹ đã căm thù bố vô cùng, để trả thù và để chứng tỏ lòng kiêu hãnh, mẹ đã nhận lời lấy Victor, người kiên trì theo đuổi mẹ suốt 5 năm. Nhưng rồi tình duyên hai người cũng không thể nào hạnh phúc như mẹ cô tưởng. Mẹ không thể nào yêu được người khác khi trái tim và trong dòng máu đã ngập tràn hình ảnh của bố, Victor say mê sắc đẹp của mẹ, vì thế trong lúc chới với tình cảm anh ta đã tìm mọi cách giành giật mẹ. Nhưng khi đã đạt được điều đó thì anh ta chợt nhận ra mình mới chiếm được thân xác, còn tâm hồn Alena mãi mãi theo Văn. Victor ghen lồng với giấc mơ của mẹ, nhất là từ khi cô sinh ra trên đời, cô đã trỡ thành cái gai trước mắt anh ta. Anh ta hằn học, hành hạ Maruska. Cô không bao giờ quên những cái tát mà cha dượng cô đã đánh cô và những lời cay độc còn văng vẳng bên tai:
“Mày không phải con tao, tại sao tao phải nuôi mày, đồ con hoang”.
Không chịu nổi cảnh một người chồng suốt ngày ghen tuông, mẹ cô đã ly dị với Victor. Mẹ đã dồn tất cả sức lực, tinh thần để chăm sóc Maruska, tình yêu của mẹ như đóng băng trong niềm sâu thẳm. Trong tình yêu thương của mẹ, Maruska vẫn cảm thấy thiếu vắng tình thương của người cha. Nhất là khi nhìn quanh, các bạn sống trong hoàn cảnh gia đình ấm cúng, thì trong cô sự tủi hờn tăng thêm. Có lúc cô đã thèm gặp được người cha để sà vào vòng tay yêu dấu của người, nhưng có lúc cô cảm thấy căm ghét sự bội bạc vô trách nhiệm của ông. 16 năm trôi qua, không ngờ cô có dịp đến Việt Nam. Những tảng băng trong lòng mẹ như sắp tan ra. Trước khi cô sang Việt Nam, mẹ đã kể cho cô nghe tất cả những kỷ niệm của một thời. Mẹ nói:
- Việt Nam chính là quê hương của con. Có thể con sẽ tìm gặp được bố. Nhưng với mẹ, con người ấy đã chết 16 năm rồi.
Khi gặp Văn, cô đã cảm nhận dòng máu huyết thống, cô đã giật mình khi mọi người cho cô biết tên của ông: Trịnh Thành Văn! Cô đã tự tìm hiểu và biết giám đốc Văn đã không còn vợ con trên cõi đời này. Lòng cô xót xa, cô tin rằng Văn chưa thể nào biết được, ông có một cô con gái trên cõi đời này. Chỉ có điều sự linh cảm đang làm tâm trạng ông giằng xé, đau đớn. Qua những phút giây kỷ niệm tràn về, ông ngước mắt nhìn cô:
- Cháu có biết chú Victor không?
Cô gật đầu:
- Ông ấy là cha dượng của cháu, nhưng mẹ cháu đã chia tay ông ấy lâu rồi.
Lòng Văn nhen lên một tia hi vọng, anh hỏi:
- Cháu không phải là con chú Victor?
Maruska lắc đầu:
- Không phải.
Văn chăm chú nhìn Maruska như van lơn:
- Maruska!...
Maruska bỗng giật cánh tay phải của Văn. Cô nhìn thấy một vết sẹo màu sẫm dài chạy ngang trên cườm tay như vết sẹo của mẹ cô. Cô như muốn kêu lên: “Bố! Con của bố đây!”. Nhưng rồi hình ảnh của mẹ cô những đêm đông giá ngồi bên cửa sổ thẫn thờ nhìn về phương Nam, rồi những tháng ngày tủi nhục của tuổi thơ tràn về. Cô đẩy mạnh cánh tay ông, thét lên:
- Không, ông không phải!
Cô không thể nói hết nỗi giận dữ trong lòng mình. Cô không thể phủ nhận hoàn toàn nhưng lòng cô cũng không thể chấp nhận sự thật xót xa ấy.
Rồi cô quay đầu bỏ chạy. Văn ngẩn ngơ nhìn theo. Chiếc vòng cẩm thạch lấp loáng dưới bóng cây sầu riêng. Mái tóc đen nhánh của Maruska đang nhuộm trong nắng vàng nhòa đi trước mắt Văn. Tiếng ầm ì của dòng thác xa xa như tiếng thở dài không dứt của đất trời...
Đoàn Hoài Trung
Các tin khác:
- TIỆC ÂM NHẠC GIỮA NHỮNG NGƯỜI BẠN II(20/08/2023 - 20:06:16)
- THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG MỪNG XUÂN QUÝ MÃO 2023(13/01/2023 - 09:02:03)
- Tin buồn(25/07/2020 - 00:00:00)
- Thông báo dừng thu nhận ủng hộ Việt Nam và CH Séc chống dịch bệnh Covid 19(26/03/2020 - 20:46:22)
- Thông báo về việc ủng hộ Việt Nam và CH. Séc chống dịch bệnh Covid 19(23/03/2020 - 00:00:00)
- THÔNG BÁO MỜI THAM DỰ TIỆC MỪNG XUÂN CANH TÝ 2020 VÀ GIẢI TENIS HỮU NGHỊ VIỆT-SÉC(15/01/2020 - 07:50:41)
- Thông báo triệu tập Đại biểu dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Hữu nghị Việt Nam - Séc lần thứ IV, nhiệm kỳ 2019 - 2024(06/06/2019 - 00:00:00)
- Thông báo chương trình hoạt động chào mừng Xuân Kỷ Hợi(28/01/2019 - 10:40:10)
- LIÊN HOAN PHIM SÉC – SLOVAKIA LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM(01/11/2018 - 00:00:00)
- Đại sứ quán Cộng hòa Séc thông báo về việc mở Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực ngắn hạn Schengen tại Hà Nội(08/10/2018 - 14:21:50)