Việt Nam: Thị trường truyền thống của CH Séc
Ngày đăng: 31/12/2011 - 14:21:15
9 tháng đầu năm 2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước đạt 320.261.000 USD, tăng 27,9% so với 9 tháng đầu năm 2010. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang CH Séc đạt 290.009.000 USD, tăng 46,7% so với kim ngạch cùng kỳ năm 2010.
Trong chính sách ưu tiên thương mại giai đoạn 2011 – 2015, CH Séc công bố danh sách 12 thị trường chủ chốt và ưu tiên về ngoại thương, trong đó Việt Nam vẫn tiếp tục được CH Séc coi là thị trường ưu tiên truyền thống về ngoại thương (12 nước gồm: Brasil, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Kazakhstan, Mexico, Nga, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina, Mỹ và Việt Nam).
9 tháng đầu năm 2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước đạt 320.261.000 USD, tăng 27,9% so với 9 tháng đầu năm 2010. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang CH Séc đạt 290.009.000 USD, tăng 46,7% so với kim ngạch cùng kỳ năm 2010. Đây là mức tăng rất khả quan, đánh dấu sự ổn định trở lại của quan hệ thương mại giữa hai nước. Dự ước cả năm 2011, tổng kim ngạch thương mại 2 chiều, với xu hướng tương đối chắc chắn và không có biến động bất thường sẽ đạt khoảng 410-430 triệu USD tăng khoảng 24-25% so với năm 2010.
Tuy nhiên, hợp tác công nghiệp giữa Việt Nam và CH Séc cho đến nay vẫn chưa có phát triển đột biến, nhất là trong hợp tác đầu tư. Đối với hợp tác đầu tư sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, cả hai nước vẫn đang chủ trương thúc đẩy một số dự án đã được ký kết (tại biên bản khóa họp lần 2, Ủy ban Liên Chính phủ Việt-Séc tháng 9/2010 tại Hà Nội) trong các lĩnh vực như: Khai thác than, khoáng sản, năng lượng, sản xuất cao lanh, xi măng. Hiện tại CH Séc có 12 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, với tổng số vốn trên 81 triệu USD, gồm các lĩnh vực sản xuất hàng may mặc, chế biến thực phẩm, sản xuất cơ khí, vật liệu xây dựng, khai khoáng. Tuy các dự án đầu tư trực tiếp của Séc vào Việt Nam chưa nhiều, nhưng đầu tư dưới hình thức tín dụng xuất khẩu của CH Séc lại có xu hướng phát triển mạnh (Séc cung cấp tài chính cho dự án, chủ đầu tư phải sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ và nhà thầu Séc). Tính đến nay, các doanh nghiệp của CH Séc và Việt Nam đã ký một số thỏa thuận/bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp với tổng trị giá gần 5 tỷ USD, gồm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng, bia, đóng tàu… Nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan về cơ chế khác biệt giữa hai nước nên kết quả đạt được về thúc đẩy các dự án đầu tư là hạn chế.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa công nghiệp của Việt Nam có xu hướng tăng khá, trong đó rõ nhất là các mặt hàng máy móc, thiết bị dùng trong công nghiệp, thiết bị điện, hàng cơ khí phụ tùng của phương tiện giao thông. Chiều ngược lại, xuất khẩu hàng hóa của Séc sang Việt Nam năm 2010-2011 có thêm yếu tố mới, với một số trang thiết bị quốc phòng trị giá nhiều triệu USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang CH Séc vẫn là giày dép, hàng may mặc, thủy hải sản, máy công nghiệp, phụ tùng máy và thiết bị điện... Mặc dù giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang CH Séc không cao so với các thị trường lớn khác trên thế giới, nhưng luôn đạt mức tăng trưởng ổn định. Các mặt hàng: Thủy hải sản, máy móc, đồ gỗ, cà phê... đều tăng so với năm trước, nhưng chưa có sự đột phá.
Kéo tiềm năng lại gần
Với việc CH Séc công bố tiếp tục đưa Việt Nam vào danh mục 12 thị trường ưu tiên về ngoại thương (hơn nữa trong khi Việt Nam đang là bên xuất siêu mạnh sang Séc) và Việt Nam cũng đưa Séc vào danh mục thị trường tiềm năng, tham gia Chương trình xúc tiến thương mại (XTTM) trọng điểm quốc gia từ năm 2011 trở đi, nếu công tác XTTM được đột phá bằng các hoạt động và dự án cụ thể, đa dạng của Trung ương và địa phương thì chắc chắn sẽ tăng thêm nhiều giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Séc, tạo tiền đề lan tỏa sang các thị trường lân cận.
Theo nội dung đã trao đổi giữa hai Bộ Công Thương trong chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Công Thương CH Séc vừa qua, khóa họp tới của Ủy ban Liên Chính phủ Việt-Séc dự kiến tổ chức tại Praha vào khoảng giữa năm 2012. Đây là cơ hội quan trọng để hai bên rà soát, đánh giá lại tất cả những lĩnh vực đã có thỏa thuận hợp tác, phân tích rõ nguyên nhân mặt được và chưa được, đề ra biện pháp tháo gỡ, thực hiện.
Trên cơ sở chủ trương và định hướng đã được hai bên thống nhất và khẳng định, việc tăng cường hợp tác đem lại kết quả cao hơn là hoàn toàn có triển vọng, nhất là các lĩnh vực Séc có thế mạnh và Việt Nam cần (bên cạnh lĩnh vực truyền thống như dệt may, da giày...) như: Sản xuất máy và phụ tùng/thiết bị công nghiệp, máy động lực, máy nông nghiệp, thiết bị cơ khí giao thông vận tải (kể cả tàu điện ngầm), thiết bị điện (kể cả thiết bị nhà máy điện nguyên tử), công nghệ sinh học, công nghiệp môi trường, thiết bị quốc phòng, trang thiết bị y tế, vật liệu xây dựng...
Để tiếp tục tận dụng các cơ hội, Việt Nam cần quan tâm đẩy mạnh các hoạt động XTTM. Các doanh nghiệp Việt Nam cần có thêm hỗ trợ cụ thể của Nhà nước trong việc khảo sát, tìm hiểu thị trường, tham gia các hội chợ, triển lãm tại Séc, đặt chi nhánh và văn phòng đại diện tại nước này nhằm quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác. Để thực hiện tốt công tác trên, thương vụ mong muốn sự chỉ đạo, tạo điều kiện cụ thể hơn của Bộ Công Thương thông qua chương trình XTTM cho các doanh nghiệp, hiệp hội, địa phương trong việc triển khai chương trình, đề án tại Séc trong năm 2012 và các năm tiếp theo. Đề nghị Bộ giao các vụ, cục chức năng tham mưu để định hướng, tạo cơ chế thu hút các nhà đầu tư của CH Séc vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu.
9 tháng đầu năm 2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước đạt 320.261.000 USD, tăng 27,9% so với 9 tháng đầu năm 2010. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang CH Séc đạt 290.009.000 USD, tăng 46,7% so với kim ngạch cùng kỳ năm 2010. Đây là mức tăng rất khả quan, đánh dấu sự ổn định trở lại của quan hệ thương mại giữa hai nước. Dự ước cả năm 2011, tổng kim ngạch thương mại 2 chiều, với xu hướng tương đối chắc chắn và không có biến động bất thường sẽ đạt khoảng 410-430 triệu USD tăng khoảng 24-25% so với năm 2010.
Tuy nhiên, hợp tác công nghiệp giữa Việt Nam và CH Séc cho đến nay vẫn chưa có phát triển đột biến, nhất là trong hợp tác đầu tư. Đối với hợp tác đầu tư sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, cả hai nước vẫn đang chủ trương thúc đẩy một số dự án đã được ký kết (tại biên bản khóa họp lần 2, Ủy ban Liên Chính phủ Việt-Séc tháng 9/2010 tại Hà Nội) trong các lĩnh vực như: Khai thác than, khoáng sản, năng lượng, sản xuất cao lanh, xi măng. Hiện tại CH Séc có 12 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, với tổng số vốn trên 81 triệu USD, gồm các lĩnh vực sản xuất hàng may mặc, chế biến thực phẩm, sản xuất cơ khí, vật liệu xây dựng, khai khoáng. Tuy các dự án đầu tư trực tiếp của Séc vào Việt Nam chưa nhiều, nhưng đầu tư dưới hình thức tín dụng xuất khẩu của CH Séc lại có xu hướng phát triển mạnh (Séc cung cấp tài chính cho dự án, chủ đầu tư phải sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ và nhà thầu Séc). Tính đến nay, các doanh nghiệp của CH Séc và Việt Nam đã ký một số thỏa thuận/bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp với tổng trị giá gần 5 tỷ USD, gồm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng, bia, đóng tàu… Nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan về cơ chế khác biệt giữa hai nước nên kết quả đạt được về thúc đẩy các dự án đầu tư là hạn chế.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa công nghiệp của Việt Nam có xu hướng tăng khá, trong đó rõ nhất là các mặt hàng máy móc, thiết bị dùng trong công nghiệp, thiết bị điện, hàng cơ khí phụ tùng của phương tiện giao thông. Chiều ngược lại, xuất khẩu hàng hóa của Séc sang Việt Nam năm 2010-2011 có thêm yếu tố mới, với một số trang thiết bị quốc phòng trị giá nhiều triệu USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang CH Séc vẫn là giày dép, hàng may mặc, thủy hải sản, máy công nghiệp, phụ tùng máy và thiết bị điện... Mặc dù giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang CH Séc không cao so với các thị trường lớn khác trên thế giới, nhưng luôn đạt mức tăng trưởng ổn định. Các mặt hàng: Thủy hải sản, máy móc, đồ gỗ, cà phê... đều tăng so với năm trước, nhưng chưa có sự đột phá.
Kéo tiềm năng lại gần
Với việc CH Séc công bố tiếp tục đưa Việt Nam vào danh mục 12 thị trường ưu tiên về ngoại thương (hơn nữa trong khi Việt Nam đang là bên xuất siêu mạnh sang Séc) và Việt Nam cũng đưa Séc vào danh mục thị trường tiềm năng, tham gia Chương trình xúc tiến thương mại (XTTM) trọng điểm quốc gia từ năm 2011 trở đi, nếu công tác XTTM được đột phá bằng các hoạt động và dự án cụ thể, đa dạng của Trung ương và địa phương thì chắc chắn sẽ tăng thêm nhiều giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Séc, tạo tiền đề lan tỏa sang các thị trường lân cận.
Theo nội dung đã trao đổi giữa hai Bộ Công Thương trong chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Công Thương CH Séc vừa qua, khóa họp tới của Ủy ban Liên Chính phủ Việt-Séc dự kiến tổ chức tại Praha vào khoảng giữa năm 2012. Đây là cơ hội quan trọng để hai bên rà soát, đánh giá lại tất cả những lĩnh vực đã có thỏa thuận hợp tác, phân tích rõ nguyên nhân mặt được và chưa được, đề ra biện pháp tháo gỡ, thực hiện.
Trên cơ sở chủ trương và định hướng đã được hai bên thống nhất và khẳng định, việc tăng cường hợp tác đem lại kết quả cao hơn là hoàn toàn có triển vọng, nhất là các lĩnh vực Séc có thế mạnh và Việt Nam cần (bên cạnh lĩnh vực truyền thống như dệt may, da giày...) như: Sản xuất máy và phụ tùng/thiết bị công nghiệp, máy động lực, máy nông nghiệp, thiết bị cơ khí giao thông vận tải (kể cả tàu điện ngầm), thiết bị điện (kể cả thiết bị nhà máy điện nguyên tử), công nghệ sinh học, công nghiệp môi trường, thiết bị quốc phòng, trang thiết bị y tế, vật liệu xây dựng...
Để tiếp tục tận dụng các cơ hội, Việt Nam cần quan tâm đẩy mạnh các hoạt động XTTM. Các doanh nghiệp Việt Nam cần có thêm hỗ trợ cụ thể của Nhà nước trong việc khảo sát, tìm hiểu thị trường, tham gia các hội chợ, triển lãm tại Séc, đặt chi nhánh và văn phòng đại diện tại nước này nhằm quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác. Để thực hiện tốt công tác trên, thương vụ mong muốn sự chỉ đạo, tạo điều kiện cụ thể hơn của Bộ Công Thương thông qua chương trình XTTM cho các doanh nghiệp, hiệp hội, địa phương trong việc triển khai chương trình, đề án tại Séc trong năm 2012 và các năm tiếp theo. Đề nghị Bộ giao các vụ, cục chức năng tham mưu để định hướng, tạo cơ chế thu hút các nhà đầu tư của CH Séc vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu.
Nguyễn Thăng Long - Tham tán Thương mại Việt Nam tại CH Séc
Nguồn tin: Báo Công Thương
Các tin khác:
- TIỆC ÂM NHẠC GIỮA NHỮNG NGƯỜI BẠN II(20/08/2023 - 20:06:16)
- THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG MỪNG XUÂN QUÝ MÃO 2023(13/01/2023 - 09:02:03)
- Tin buồn(25/07/2020 - 00:00:00)
- Thông báo dừng thu nhận ủng hộ Việt Nam và CH Séc chống dịch bệnh Covid 19(26/03/2020 - 20:46:22)
- Thông báo về việc ủng hộ Việt Nam và CH. Séc chống dịch bệnh Covid 19(23/03/2020 - 00:00:00)
- THÔNG BÁO MỜI THAM DỰ TIỆC MỪNG XUÂN CANH TÝ 2020 VÀ GIẢI TENIS HỮU NGHỊ VIỆT-SÉC(15/01/2020 - 07:50:41)
- Thông báo triệu tập Đại biểu dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Hữu nghị Việt Nam - Séc lần thứ IV, nhiệm kỳ 2019 - 2024(06/06/2019 - 00:00:00)
- Thông báo chương trình hoạt động chào mừng Xuân Kỷ Hợi(28/01/2019 - 10:40:10)
- LIÊN HOAN PHIM SÉC – SLOVAKIA LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM(01/11/2018 - 00:00:00)
- Đại sứ quán Cộng hòa Séc thông báo về việc mở Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực ngắn hạn Schengen tại Hà Nội(08/10/2018 - 14:21:50)