Đại sứ quán và HNVN tại CH Séc làm việc tại Hạ viện CH Séc
Ngày đăng: 11/02/2012 - 10:03:54
Chiều 8/2/2012, tại trụ sở Hạ viện - Quốc hội CH Séc, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại CH Séc ông Đinh Văn Hiển - Bí thư thứ nhất và Hội người Việt Nam ( HNVN) tại CH Séc gồm các ông Nguyễn Duy Nhiên - Phó Chủ tịch, Trần Việt Hùng - Ủy viên Thường vụ BCH đã có buổi làm việc với với bà Marta Semelová, Hạ nghị sỹ Quốc hội, thành viên Ủy ban các vấn đề xã hội và Giáo dục, Hạ viện - Quốc hội CH Séc.
Ông Đinh Văn Hiển đã giới thiệu tổng quát về tình hình cộng đồng người Việt Nam tại CH Séc. Nhân dịp này ông bày tỏ lòng cảm ơn chân tình tới sự giúp đỡ của Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan chức năng khác của CH Séc trong thời gian qua và hiện nay luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt làm ăn, sinh sống tại CH Séc cũng như tham gia các hoạt động của Thượng viện CH Séc dành cho các dân tộc thiểu số tại CH Séc như thể thao, văn hóa… Tuy nhiên cho đến nay cộng đồng người Việt chưa được công nhận là dân tộc thiểu số tại CH Séc. Ông cũng cho biết, cách đây bốn năm, Hội người Việt Nam tại CH Séc đã đệ đơn lần thứ nhất lên Hội đồng Chính phủ CH Séc về dân tộc thiểu số nhưng chưa được Chính phủ xem xét, giải quyết một cách thỏa đáng. Vừa qua HNVN và Hội người Séc gốc Việt đã có nhiều buổi làm việc với các cơ quan chức năng của Chính phủ CH Séc để hoàn tất các thủ tục cần thiết đề nghị Chính phủ và Quốc hội CH Séc xem xét công nhận cộng đồng người Việt là dân tộc thiểu số để có điều kiện hội nhập xã hội Séc, thực hiện sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ như các dân tộc khác hiện đang làm ăn, sinh sống tại CH Séc.
Về phía HNVN tại CH Séc, các ông Nguyễn Duy Nhiên và Trần Việt Hùng cũng đã phát biểu nêu nên nguyện vong chính đáng của toàn thể của bà con cộng đồng người Việt hiện đang làm ăn, sinh sống, học tập và lao động tại CH Séc là rất mong muốn được Chính phủ và Quốc hội CH Séc xem xét sớm quyết định công nhận và được hưởng qui chế về dân tộc thiểu số tại CH Séc.
Cộng đồng người Việt Nam tại CH Séc hiện có trên 53 nghìn người, trong đó đại đa số đã được định cư lâu dài (Trvalý), ngoài ra có hàng nghìn người đã được mang quốc tịch Séc. Người Việt Nam tại CH Séc bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ trước, tiếp đó là các thế hệ người Việt đến học tập và lao động tại Tiệp Khắc cũ, nay là CH Séc vào những năm 60, 70, 80 của thế kỷ trước. Người Việt Nam sinh sống liên tục tại CH Séc và cho đến nay có thể được tính đã có 3 thế hệ, trong đó thế hệ thứ nhất có người đã bước sang tuổi xấp xỉ 90, hiện đang sống cùng gia đình vợ, con là người Séc tại Praha. Thế hệ thứ hai là những sinh viên, học sinh học nghề, thực tập sinh và công nhân hợp tác lao động tại Tiệp Khắc cũ từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước. Thế hệ thứ ba sinh ra và lớn lên tại CH Séc có thể được tính từ những năm 90 của thế kỷ trước. Qua đó chúng ta có thể khẳng định cộng đồng người Việt Nam làm ăn, sinh sống, học tập và lao động tại CH Séc cho đến nay đã trải qua trên 60 năm và đã có 03 thế hệ liên tục sống và gắn bó với CH Séc nơi được xác định là “Quê hương thứ hai“ của mình.
Tại buổi làm việc, bà Marta Semelová- Hạ nghị sỹ Quốc hội đã hoan nghênh, lắng nghe và ghi nhận các ý kiến mà các thành viên của phía Việt Nam đã nêu. Bà cũng đánh giá cao sự cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo của các thế hệ trước của người Việt và đặc biệt là các cháu con em người Việt sinh ra và lớn lên tại CH Séc rất ngoan, học giỏi và cần có điều kiện để hội nhập vào xã hội Séc. Bà khẳng định sự có mặt của cộng đồng người Việt tại đây trong những năm trước đây và hiện nay ít nhiều cũng đã có những đóng góp tích cực cho xã hội Séc, đồng thời họ cũng là nhịp cầu nối tình hữu nghị truyền thống từ lâu đời giữa hai dân tộc Séc - Việt. Bà Marta Semelová hứa sẽ đưa sớm vấn đề này ra xem xét tại kỳ họp Quốc hội và Chính phủ CH Séc để công đồng người Việt Nam tại CH Séc sẽ sớm được công nhận là dân tộc thiểu số và hội nhập với xã hội Séc./.
Về phía HNVN tại CH Séc, các ông Nguyễn Duy Nhiên và Trần Việt Hùng cũng đã phát biểu nêu nên nguyện vong chính đáng của toàn thể của bà con cộng đồng người Việt hiện đang làm ăn, sinh sống, học tập và lao động tại CH Séc là rất mong muốn được Chính phủ và Quốc hội CH Séc xem xét sớm quyết định công nhận và được hưởng qui chế về dân tộc thiểu số tại CH Séc.
Cộng đồng người Việt Nam tại CH Séc hiện có trên 53 nghìn người, trong đó đại đa số đã được định cư lâu dài (Trvalý), ngoài ra có hàng nghìn người đã được mang quốc tịch Séc. Người Việt Nam tại CH Séc bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ trước, tiếp đó là các thế hệ người Việt đến học tập và lao động tại Tiệp Khắc cũ, nay là CH Séc vào những năm 60, 70, 80 của thế kỷ trước. Người Việt Nam sinh sống liên tục tại CH Séc và cho đến nay có thể được tính đã có 3 thế hệ, trong đó thế hệ thứ nhất có người đã bước sang tuổi xấp xỉ 90, hiện đang sống cùng gia đình vợ, con là người Séc tại Praha. Thế hệ thứ hai là những sinh viên, học sinh học nghề, thực tập sinh và công nhân hợp tác lao động tại Tiệp Khắc cũ từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước. Thế hệ thứ ba sinh ra và lớn lên tại CH Séc có thể được tính từ những năm 90 của thế kỷ trước. Qua đó chúng ta có thể khẳng định cộng đồng người Việt Nam làm ăn, sinh sống, học tập và lao động tại CH Séc cho đến nay đã trải qua trên 60 năm và đã có 03 thế hệ liên tục sống và gắn bó với CH Séc nơi được xác định là “Quê hương thứ hai“ của mình.
Tại buổi làm việc, bà Marta Semelová- Hạ nghị sỹ Quốc hội đã hoan nghênh, lắng nghe và ghi nhận các ý kiến mà các thành viên của phía Việt Nam đã nêu. Bà cũng đánh giá cao sự cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo của các thế hệ trước của người Việt và đặc biệt là các cháu con em người Việt sinh ra và lớn lên tại CH Séc rất ngoan, học giỏi và cần có điều kiện để hội nhập vào xã hội Séc. Bà khẳng định sự có mặt của cộng đồng người Việt tại đây trong những năm trước đây và hiện nay ít nhiều cũng đã có những đóng góp tích cực cho xã hội Séc, đồng thời họ cũng là nhịp cầu nối tình hữu nghị truyền thống từ lâu đời giữa hai dân tộc Séc - Việt. Bà Marta Semelová hứa sẽ đưa sớm vấn đề này ra xem xét tại kỳ họp Quốc hội và Chính phủ CH Séc để công đồng người Việt Nam tại CH Séc sẽ sớm được công nhận là dân tộc thiểu số và hội nhập với xã hội Séc./.
Tin và ảnh: Trần Khánh Huyền - Praha, CH Séc
Các tin khác:
- TIỆC ÂM NHẠC GIỮA NHỮNG NGƯỜI BẠN II(20/08/2023 - 20:06:16)
- THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG MỪNG XUÂN QUÝ MÃO 2023(13/01/2023 - 09:02:03)
- Tin buồn(25/07/2020 - 00:00:00)
- Thông báo dừng thu nhận ủng hộ Việt Nam và CH Séc chống dịch bệnh Covid 19(26/03/2020 - 20:46:22)
- Thông báo về việc ủng hộ Việt Nam và CH. Séc chống dịch bệnh Covid 19(23/03/2020 - 00:00:00)
- THÔNG BÁO MỜI THAM DỰ TIỆC MỪNG XUÂN CANH TÝ 2020 VÀ GIẢI TENIS HỮU NGHỊ VIỆT-SÉC(15/01/2020 - 07:50:41)
- Thông báo triệu tập Đại biểu dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Hữu nghị Việt Nam - Séc lần thứ IV, nhiệm kỳ 2019 - 2024(06/06/2019 - 00:00:00)
- Thông báo chương trình hoạt động chào mừng Xuân Kỷ Hợi(28/01/2019 - 10:40:10)
- LIÊN HOAN PHIM SÉC – SLOVAKIA LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM(01/11/2018 - 00:00:00)
- Đại sứ quán Cộng hòa Séc thông báo về việc mở Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực ngắn hạn Schengen tại Hà Nội(08/10/2018 - 14:21:50)