Ngày đăng: 10/09/2009 - 06:55:26
Như vậy chỉ tính từ cuối năm 2003 cho đến nay số lượng người nước ngoài ở Séc đã tăng lên gần gấp đôi từ 240421 người (vào cuối năm 2003) lên 438 nghìn người.
Số lượng người Ukrajina ở Séc không chỉ đông nhất mà còn chiếm tới một phần ba số lượng người nước ngoài ở Séc (31 phần trăm số lượng người nước ngoài). Tiếp theo đến người Slovakia chiếm khoảng 18% và cộng đồng người Việt Nam ở Séc chiếm khoảng từ 12-13% số lượng người nước ngoài.
Khuynh hướng người nước ngoài đến học ở các trường đại học của Séc cũng tăng lên. Số lượng sinh viên nước ngoài ở Séc hiện nay chiếm 8,4% số sinh viên tăng 1% so với năm 2005. Số lượng sinh viên nước ngoài đến Séc học chủ yếu từ các nước thuộc Liên minh châu Âu, nhất là Slovakia có tới 20 nghìn sinh viên đang theo học tại các trường đại học ở Séc.
Số lượng người nước ngoài ở các nước láng giềng rất khác nhau. Tính đến cuối năm 2006 Slovakia chỉ có 32 nghìn người nước ngoài. Nhưng số lượng người nước ngoài ở Đức thì lên tới con số hàng triệu người. Theo số liệu thống kê hiện nay thì ở Đức hiện nay có khoảng 6,73 triệu người sử dụng hộ chiếu nước ngoài.
Chính sự gia tăng về số lượng người nước ngoài ở các nước châu Âu làm cho nạn bài ngoại ở các nước cũng gia tăng.
Sau khi Cộng hòa Séc gia nhập Liên minh châu Âu thì Séc không chỉ còn là nước trung chuyển cho những người nước ngoài muốn sang Tây Âu mà đã trở thành điểm đến của nhiều người nước ngoài, nhất là những người di cư vì mục đích lao động.
Hội đồng châu Âu yêu cầu Séc thu nhận thêm người tỵ nạn
Kể từ đầu tháng 9 năm nay, Hội đồng châu Âu đã đề nghị Séc thu nhận thêm những người di cư thuộc diện tỵ nạn chính trị. Trên thực tế có rất nhiều người tỵ nạn lâm vào cảnh khốn cùng cần được giúp đỡ. Họ không thể ở lại đất nước mà họ đã tới tỵ nạn nên cần chuyển sang tỵ nạn ở các nước khác.
Theo Hội đồng châu Âu thì nếu Cộng hòa Séc thu nhận những người tỵ nạn thì đồng thời cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ tài chính. Hiện nay chỉ có 10 nước thành viên của Liên minh châu Âu cho phép những người tỵ nạn chuyển từ nước này sang nước khác cư trú. Nhưng việc này thường được thực hiện một cách tự phát mà chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nước. Theo kế hoạch của Hội đồng châu Âu thì sẽ xây dựng một chương trình tự nguyện nhằm tăng cường sự hợp tác giữa các nước châu Âu về vấn đề người tỵ nạn.
Cũng theo chương trình này thì mỗi nước tham gia sẽ tự quyết định thu nhận ai và thu nhận bao nhiêu người tỵ nạn từ nước khác. Mỗi người tỵ nạn chuyển đến nước đồng ý tiếp nhận sẽ được hỗ trợ 4 nghìn euro.
Liên minh châu Âu muốn nhờ việc này thể hiện tinh thần đoàn kết với các nước thứ ba. Theo số liệu của tổ chức OSN thì năm ngoái Liên minh châu Âu chỉ tiếp nhận khoảng 7% số lượng người tỵ nạn trên thế giới tức là quá ít. Vì thế Liên minh châu Âu muốn thông qua chương trình này nhằm tăng cường uy tín của Liên minh châu Âu trên trường quốc tế.
Nguồn tin: Vietinfo
- TIỆC ÂM NHẠC GIỮA NHỮNG NGƯỜI BẠN II(20/08/2023 - 20:06:16)
- THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG MỪNG XUÂN QUÝ MÃO 2023(13/01/2023 - 09:02:03)
- Tin buồn(25/07/2020 - 00:00:00)
- Thông báo dừng thu nhận ủng hộ Việt Nam và CH Séc chống dịch bệnh Covid 19(26/03/2020 - 20:46:22)
- Thông báo về việc ủng hộ Việt Nam và CH. Séc chống dịch bệnh Covid 19(23/03/2020 - 00:00:00)
- THÔNG BÁO MỜI THAM DỰ TIỆC MỪNG XUÂN CANH TÝ 2020 VÀ GIẢI TENIS HỮU NGHỊ VIỆT-SÉC(15/01/2020 - 07:50:41)
- Thông báo triệu tập Đại biểu dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Hữu nghị Việt Nam - Séc lần thứ IV, nhiệm kỳ 2019 - 2024(06/06/2019 - 00:00:00)
- Thông báo chương trình hoạt động chào mừng Xuân Kỷ Hợi(28/01/2019 - 10:40:10)
- LIÊN HOAN PHIM SÉC – SLOVAKIA LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM(01/11/2018 - 00:00:00)
- Đại sứ quán Cộng hòa Séc thông báo về việc mở Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực ngắn hạn Schengen tại Hà Nội(08/10/2018 - 14:21:50)