Tiến sỹ Ivo Vasiljev, một người Séc có trái tim và tâm hồn Việt Nam
Ngày đăng: 24/10/2009 - 08:06:11
Nhân dịp này, là một thành viên trong cộng đồng, ông Trần Việt Hùng đã có dịp phỏng vấn ngài Tiến sỹ ngôn ngữ, nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam Ivo Vasiljev :
Là một công dân CH Séc đã có nhiều gắn bó với Việt Nam, xin ngài vui lòng cho biết một số cảm nghĩ của ngài về Việt Nam?
Tiến sỹ Vasiljev : Tiệp Khắc ( cũ ), nay là Cộng hòa Séc và Việt Nam đã có quan hệ hữu nghị truyền thống từ lâu, tiến tới kỷ niệm lần thứ 60, ngày hai nước thiết lập quan hệ Ngoại giao, cho phép tôi được gửi tới nhân dân Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam hiện đang làm ăn, sinh sống, học tập và công tác tại CH Séc những lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Trong cuộc đời tôi rất có may mắn được học tập, nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam, một nền văn hoá đã có lịch sử từ hơn bốn nghìn năm. Cùng với việc hai nước Việt Nam và Tiệp khắc trước kia và ngày nay là CH Séc thiết lập quan hệ ngoại giao, từ những năm 50 của thế kỷ trước, Tiệp khắc đã tiếp nhận một số lượng khá đông các bạn trẻ là học sinh, sinh viên đến học tập tại Tiệp Khắc và ngược lại Tiệp Khắc cũng đã cử học sinh và sinh viên của mình tới Việt Nam để học tập và nghiên cứu, tiếp đó một số lượng lớn học sinh học nghề, thực tập sinh và công nhân hợp tác lao động Việt Nam đã sang học tập và lao động tại Tiệp Khắc cũ.
Vào năm 1960, tôi đã có dịp được học tiếng Việt tại khoa tiếng Việt Trường Đại học tổng hơp Sác-lơ Praha do một giáo viên là người Việt trực tiếp giảng dạy. Sau đó tôi đã có dịp đi dự hội thảo và nói chuyện bằng tiếng Việt với các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam tại Tiệp Khắc ( có những buổi tôi đã nói chuyện bằng tiếng Việt dài tới 2 tiếng đồng hồ, tôi còn nhớ trong một lần được gặp và nói chuyện với Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau khi tôi báo cáo với Bác bằng tiếng Việt, Bác rất mừng và nói rằng: “… một người Tiệp như cháu mà nói được tiếng Việt thì chắc chắn các cháu học sinh và sinh viên Việt Nam đang học tập tại Tiệp Khắc sẽ nói thạo tiếng Tiệp”. Để đáp lại tình cảm của Người, trong suốt thời gian qua và hiện nay tôi đã luôn cố gắng học hỏi, nghiên cứu về tiếng Việt và đặc biệt là nền văn hoá Việt Nam. Tôi nghĩ rằng đó cũng là một việc làm cần thiết để đóng góp vào mối quan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc Séc-Việt.
Được biết trong cuộc đời, ngài đã tham gia nhiều Hội nghị, Hội thảo Quốc tế về Việt Nam và có nhiều bài viết về Việt Nam, nhân dịp này, ngài có thể cho bạn đọc biết một đôi điều ?
Tiến sỹ Vasiljev : Đúng vậy trong 50 năm qua tôi đã tham gia nhiều Hội nghị, Hội thảo Quốc tế ủng hộ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong thời gian này tôi đã viết nhiều bài ủng hộ nhân dân Việt Nam và đã được đăng trên Báo Rudé Právo ( Quyền lợi đỏ ) cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc ( cũ ).
Trong khoảng thời gian từ năm 1982 đến 1989 tôi đã viết nhiều bài báo nói về sự nghiệp hợp tác lao động giữa Việt Nam và Tiệp Khắc đăng trên một số tờ báo của Tiệp và một số bài đã được đăng trên Báo Nhân Dân.
Năm 1985-1986 tôi đã hoàn thành công trình “ Tìm di sản văn hoá của người Việt cổ” bằng tiếng Séc và được Viện dân tộc học thuộc Viện Hàn lâm khoa học CH Séc xuất bản năm 1999.
Tháng 5 năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi đã được Bộ Ngoại giao Cộng hoà Liên bang Séc và Slovakia cử sang Việt Nam dự các hoạt động nhân dịp này và đã đọc tham luận bằng tiếng Việt tại Hội thảo do Chính phủ Việt Nam phối hợp với UNESCO tổ chức với chủ đề : “ Hồ Chí Minh, danh nhân văn hoá thế giới ” trong bản tham luận của mình, tôi đã đi sâu vào phân tích câu nói nổi tiếng của Người“ Không có gì quí hơn độc lập, tự do ”Bản tham luận đã được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao. Đài truyền hình Việt Nam đã cho phát bản tham luận trên.
Từ năm 1997 đến năm 2000 tham gia trực tiếp công trình khai quật và nghiên cứu tàu cổ đắm tại vùng biển Cù lao chàm ( Hội An - Quảng Nam ).
Năm 2006 phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Séc dịch từ tiếng Việt sang tiếng Séc cuốn sách “ Vietnam potenciály a příležitosti spolupráce – Việt Nam tiềm năng và cơ hội hợp tác”. Đây là một cuốn sách rất có giá trị với những thông tin rất bổ ích cho các nhà doanh nghiệp của Cộng hòa Séc đã, đang và sẽ đầu tư vào Việt Nam.
Năm nay tôi đã 74 tuổi ( tuổi ta 75 ), ở tuổi mà Bác Hồ đã nói “ Xưa nay hiếm “, so với những năm trước đây, sức khoẻ đã có phần giảm sút song tôi vẫn dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt. Cùng với các bạn người Việt và người Séc, chúng tôi đang phối hợp biên soan và bổ sung bộ từ điển Séc – Việt và Việt - Séc cho hoàn chỉnh hơn và để sớm được xuất bản phục vụ cho nhu cầu của người sử dụng.
Hiện tại tôi đang tham gia chương trình nghiên cứu chính sách đa ngữ ở Châu Âu do EU chủ trương, đồng thời phụ trách công tác nghiên cứu về các vấn đề sử dụng ngôn ngữ ( trong đó có các thứ tiếng Việt, Séc, Anh, Đức ), đặc biệt là giữ gìn tiếng Việt trong cộng đồng người Việt tại Séc.
Ngài đã có nhiều lần sang công tác tại Việt Nam, xin ngài có thể cho biết kỷ niệm nào ghi nhớ nhất trong cuộc đời của ngài ?
Tiến sỹ Vasilijev : Tôi còn nhớ vào tháng 8 năm 1966, khi Việt Nam đang tiến hành cuộc đấu tranh chính nghĩa của mình, tôi đã vinh dự được tham gia phiên dịch tiếng Séc sang tiếng Việt và ngược lại cho Đoàn Thủ tướng Chính phủ Tiệp Khắc Lenárt sang thăm và làm việc tại Việt Nam, tôi vô cùng xúc động khi được Bác Hồ mời với tư cách là khách riêng của Bác trong bữa cơm thân mật giữa hai Đoàn đại biểu Việt Nam và Tiệp Khắc tại Phủ Chủ Tịch. Trong bữa cơm, tôi rất tôn kính và gọi Bác là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác nhắc tôi : “ Cháu lại quên không gọi Bác bằng Bác rồi …”. Được nói chuyện với Bác Hồ, tôi thấy Bác là một con người vĩ đại, Bác biết rất nhiều thứ tiếng và hiểu rất sâu về nền văn hoá của mỗi nước và mỗi dân tộc, sau lần đó quay trở lại Tiệp Khắc, tôi thầm nghĩ mình phải cố gắng làm một điều gì đó để đền đáp lại tình cảm của Bác Hồ và qua một thời gian tra cứu, tôi đã dịch song cuốn “ Nhật ký trong tù “ của Bác từ nguyên bản tiếng Hán sang tiếng Séc , được nhà xuất bản Odeon Tiệp Khắc cho ra đời năm 1985, tác phẩm đã được đông đảo bạn đọc là người Séc và các bạn Việt Nam đánh giá cao. (Đài Truyền hình Việt Nam đã phỏng vấn dịch giả vào mùa hè năm 1985 và đã được phát đi nhiều lần trên kênh Truyền hình Việt Nam ).
* Ngài Ivo Vasiljev, Thạc sỹ, Tiến sỹ ngôn ngữ học, công dân Séc
Sinh ngày 29 tháng 5 năm 1935. Hiện đang sống tại České Budějovice.
- Đã có nhiều thành tích đóng góp cho Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh chống Mỹ, đã viết nhiều bài báo ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam chống Mỹ đăng trên báo Rudé Právo ( Quyền lợi đỏ ) cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc ( cũ).
- Tham gia nhiều Hội nghị, Hội thảo Quốc tế ủng hộ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
- Tháng Tám năm 1966 phiên dịch tiếng Séc sang tiếng Việt và ngược lại cho Đoàn Thủ tướng Tiệp Khắc Lenárt sang thăm và làm việc tại Việt Nam, được Bác Hồ mời là khách riêng của Bác trong bữa cơm thân mật giữa hai Đoàn đại biểu Việt Nam và Tiệp Khắc đến thăm nhà sàn của Bác.
- Là dịch giả cuốn “ Nhật ký trong tù ” của Bác Hồ từ nguyên bản tiếng Hán sang tiếng Séc được nhà xuất bản Odeon Tiệp Khắc cho ra đời năm 1985, được đông đảo bạn đọc người Séc và công dân Việt Nam tại Tiệp Khắc ( cũ) đánh giá cao. Đài truyền hình Việt Nam đã phỏng vấn dịch giả vào mùa hè năm 1985 và đã được phát nhiều lần trên Đài truyền hình Việt nam.
- Trong thời gian từ năm 1982 đến 1989 đã viết nhiều bài báo nói về sự nghiệp hợp tác lao động giữa Việt Nam và Tiệp Khắc đăng trên báo của Tiệp và một số bài đã được đăng trên Báo Nhân dân.
- Năm 1985-1986 đã hoàn thành công trình Tìm di sản văn hoá của người Việt cổ bằng tiếng Séc , được Viện Dân tộc học thuộc Viện hàn lâm khoa học CH Séc xuất bản năm 1999.
- Tháng 5 năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Bộ Ngoại giao Cộng hòa liên bang Séc và Xlô-va-kia cử sang Việt Nam dự các hoạt động nhân dịp này và đã đọc tham luận bằng tiếng Việt tại Hội thảo do Chính phủ Việt Nam phối hợp với UNESCO tổ chức với chủ đề “ Hồ Chí Minh danh nhân văn hoá thế giới ”, trong bản tham luận đặc biệt phân tích về câu nói nổi tiếng của Bác Hồ “ Không có gì quí hơn độc lập tự do ” Bài tham luận đã được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao. Đài truyền hình Việt Nam đã cho phát bản tham luận trên.
- Từ năm 1997 đến năm 2000 tham gia trực tiếp công trình khai quật và nghiên cứu tàu cổ đắm tại vùng biển Cù lao Chàm ( Hội An, Quảng Nam).
- Năm 2006 đã phối hợp cùng Đại sứ quán nước CHXHCN Việt Nam tại CH Séc dịch từ tiếng Việt sang tiếng Séc cuốn sách “ Việt Nam – Tiềm năng và cơ hội hợp tác – Vietnam potenciály a příležitosti spolupráce ”.
- Hiện đang phối hợp cùng các bạn đồng nghiệp là người Việt và người Séc chuẩn bị cho ra đời bộ từ điển Séc – Việt và Việt – Séc hoàn chỉnh hơn.
- Trong thời gian qua và hiện nay, ngài Vasiljev đã có rất nhiều thành tích trong việc giúp đỡ cộng đồng người Việt Nam tại CH Séc ổn định cuộc sống, hướng về cội nguồn và đã tham gia nhiều hoạt động do Đại sứ quán và Hội người Việt Nam tại CH Séc tổ chức nhân các ngày Lễ lớn của dân tộc Việt Nam, những ngày Văn hóa Việt Nam được tổ chức tại nhiều thành phố và địa phương của CH Séc cũng như trong việc dạy tiếng Việt cho các cháu con em cộng đồng người Việt Nam tại CH Séc ngài Vasiljev đã viết rất nhiều bài cho các cháu con em cộng đồng Việt Nam hiện đang sinh sống và học tập tại các trường PTCS của CH Séc, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; giới thiệu về lịch sử, văn hoá Việt Nam tới cộng đồng người Việt Nam tại CH Séc cũng như nhân dân Séc có thiện cảm với Việt Nam.
- Bằng những đóng góp của mình vào sự nghiệp củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc Séc – Việt, Ngài Vasiljev đã được nhận:
Giải thưởng Hoà bình của Tiệp Khắc năm 1967 về những hoạt động ủng hộ Việt Nam.
Ngày 29/4/2005, tại thành phố Hồ Chí Minh, Ngài Vasiljev đã được nhận Huân chương Hữu nghị của nhà nước Việt Nam./.
Tiến sỹ Vasiljev : Tiệp Khắc ( cũ ), nay là Cộng hòa Séc và Việt Nam đã có quan hệ hữu nghị truyền thống từ lâu, tiến tới kỷ niệm lần thứ 60, ngày hai nước thiết lập quan hệ Ngoại giao, cho phép tôi được gửi tới nhân dân Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam hiện đang làm ăn, sinh sống, học tập và công tác tại CH Séc những lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Trong cuộc đời tôi rất có may mắn được học tập, nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam, một nền văn hoá đã có lịch sử từ hơn bốn nghìn năm. Cùng với việc hai nước Việt Nam và Tiệp khắc trước kia và ngày nay là CH Séc thiết lập quan hệ ngoại giao, từ những năm 50 của thế kỷ trước, Tiệp khắc đã tiếp nhận một số lượng khá đông các bạn trẻ là học sinh, sinh viên đến học tập tại Tiệp Khắc và ngược lại Tiệp Khắc cũng đã cử học sinh và sinh viên của mình tới Việt Nam để học tập và nghiên cứu, tiếp đó một số lượng lớn học sinh học nghề, thực tập sinh và công nhân hợp tác lao động Việt Nam đã sang học tập và lao động tại Tiệp Khắc cũ.
Vào năm 1960, tôi đã có dịp được học tiếng Việt tại khoa tiếng Việt Trường Đại học tổng hơp Sác-lơ Praha do một giáo viên là người Việt trực tiếp giảng dạy. Sau đó tôi đã có dịp đi dự hội thảo và nói chuyện bằng tiếng Việt với các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam tại Tiệp Khắc ( có những buổi tôi đã nói chuyện bằng tiếng Việt dài tới 2 tiếng đồng hồ, tôi còn nhớ trong một lần được gặp và nói chuyện với Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau khi tôi báo cáo với Bác bằng tiếng Việt, Bác rất mừng và nói rằng: “… một người Tiệp như cháu mà nói được tiếng Việt thì chắc chắn các cháu học sinh và sinh viên Việt Nam đang học tập tại Tiệp Khắc sẽ nói thạo tiếng Tiệp”. Để đáp lại tình cảm của Người, trong suốt thời gian qua và hiện nay tôi đã luôn cố gắng học hỏi, nghiên cứu về tiếng Việt và đặc biệt là nền văn hoá Việt Nam. Tôi nghĩ rằng đó cũng là một việc làm cần thiết để đóng góp vào mối quan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc Séc-Việt.
Được biết trong cuộc đời, ngài đã tham gia nhiều Hội nghị, Hội thảo Quốc tế về Việt Nam và có nhiều bài viết về Việt Nam, nhân dịp này, ngài có thể cho bạn đọc biết một đôi điều ?
Tiến sỹ Vasiljev : Đúng vậy trong 50 năm qua tôi đã tham gia nhiều Hội nghị, Hội thảo Quốc tế ủng hộ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong thời gian này tôi đã viết nhiều bài ủng hộ nhân dân Việt Nam và đã được đăng trên Báo Rudé Právo ( Quyền lợi đỏ ) cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc ( cũ ).
Trong khoảng thời gian từ năm 1982 đến 1989 tôi đã viết nhiều bài báo nói về sự nghiệp hợp tác lao động giữa Việt Nam và Tiệp Khắc đăng trên một số tờ báo của Tiệp và một số bài đã được đăng trên Báo Nhân Dân.
Năm 1985-1986 tôi đã hoàn thành công trình “ Tìm di sản văn hoá của người Việt cổ” bằng tiếng Séc và được Viện dân tộc học thuộc Viện Hàn lâm khoa học CH Séc xuất bản năm 1999.
Tháng 5 năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi đã được Bộ Ngoại giao Cộng hoà Liên bang Séc và Slovakia cử sang Việt Nam dự các hoạt động nhân dịp này và đã đọc tham luận bằng tiếng Việt tại Hội thảo do Chính phủ Việt Nam phối hợp với UNESCO tổ chức với chủ đề : “ Hồ Chí Minh, danh nhân văn hoá thế giới ” trong bản tham luận của mình, tôi đã đi sâu vào phân tích câu nói nổi tiếng của Người“ Không có gì quí hơn độc lập, tự do ”Bản tham luận đã được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao. Đài truyền hình Việt Nam đã cho phát bản tham luận trên.
Từ năm 1997 đến năm 2000 tham gia trực tiếp công trình khai quật và nghiên cứu tàu cổ đắm tại vùng biển Cù lao chàm ( Hội An - Quảng Nam ).
Năm 2006 phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Séc dịch từ tiếng Việt sang tiếng Séc cuốn sách “ Vietnam potenciály a příležitosti spolupráce – Việt Nam tiềm năng và cơ hội hợp tác”. Đây là một cuốn sách rất có giá trị với những thông tin rất bổ ích cho các nhà doanh nghiệp của Cộng hòa Séc đã, đang và sẽ đầu tư vào Việt Nam.
Năm nay tôi đã 74 tuổi ( tuổi ta 75 ), ở tuổi mà Bác Hồ đã nói “ Xưa nay hiếm “, so với những năm trước đây, sức khoẻ đã có phần giảm sút song tôi vẫn dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt. Cùng với các bạn người Việt và người Séc, chúng tôi đang phối hợp biên soan và bổ sung bộ từ điển Séc – Việt và Việt - Séc cho hoàn chỉnh hơn và để sớm được xuất bản phục vụ cho nhu cầu của người sử dụng.
Hiện tại tôi đang tham gia chương trình nghiên cứu chính sách đa ngữ ở Châu Âu do EU chủ trương, đồng thời phụ trách công tác nghiên cứu về các vấn đề sử dụng ngôn ngữ ( trong đó có các thứ tiếng Việt, Séc, Anh, Đức ), đặc biệt là giữ gìn tiếng Việt trong cộng đồng người Việt tại Séc.
Ngài đã có nhiều lần sang công tác tại Việt Nam, xin ngài có thể cho biết kỷ niệm nào ghi nhớ nhất trong cuộc đời của ngài ?
Tiến sỹ Vasilijev : Tôi còn nhớ vào tháng 8 năm 1966, khi Việt Nam đang tiến hành cuộc đấu tranh chính nghĩa của mình, tôi đã vinh dự được tham gia phiên dịch tiếng Séc sang tiếng Việt và ngược lại cho Đoàn Thủ tướng Chính phủ Tiệp Khắc Lenárt sang thăm và làm việc tại Việt Nam, tôi vô cùng xúc động khi được Bác Hồ mời với tư cách là khách riêng của Bác trong bữa cơm thân mật giữa hai Đoàn đại biểu Việt Nam và Tiệp Khắc tại Phủ Chủ Tịch. Trong bữa cơm, tôi rất tôn kính và gọi Bác là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác nhắc tôi : “ Cháu lại quên không gọi Bác bằng Bác rồi …”. Được nói chuyện với Bác Hồ, tôi thấy Bác là một con người vĩ đại, Bác biết rất nhiều thứ tiếng và hiểu rất sâu về nền văn hoá của mỗi nước và mỗi dân tộc, sau lần đó quay trở lại Tiệp Khắc, tôi thầm nghĩ mình phải cố gắng làm một điều gì đó để đền đáp lại tình cảm của Bác Hồ và qua một thời gian tra cứu, tôi đã dịch song cuốn “ Nhật ký trong tù “ của Bác từ nguyên bản tiếng Hán sang tiếng Séc , được nhà xuất bản Odeon Tiệp Khắc cho ra đời năm 1985, tác phẩm đã được đông đảo bạn đọc là người Séc và các bạn Việt Nam đánh giá cao. (Đài Truyền hình Việt Nam đã phỏng vấn dịch giả vào mùa hè năm 1985 và đã được phát đi nhiều lần trên kênh Truyền hình Việt Nam ).
* Ngài Ivo Vasiljev, Thạc sỹ, Tiến sỹ ngôn ngữ học, công dân Séc
Sinh ngày 29 tháng 5 năm 1935. Hiện đang sống tại České Budějovice.
- Đã có nhiều thành tích đóng góp cho Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh chống Mỹ, đã viết nhiều bài báo ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam chống Mỹ đăng trên báo Rudé Právo ( Quyền lợi đỏ ) cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc ( cũ).
- Tham gia nhiều Hội nghị, Hội thảo Quốc tế ủng hộ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
- Tháng Tám năm 1966 phiên dịch tiếng Séc sang tiếng Việt và ngược lại cho Đoàn Thủ tướng Tiệp Khắc Lenárt sang thăm và làm việc tại Việt Nam, được Bác Hồ mời là khách riêng của Bác trong bữa cơm thân mật giữa hai Đoàn đại biểu Việt Nam và Tiệp Khắc đến thăm nhà sàn của Bác.
- Là dịch giả cuốn “ Nhật ký trong tù ” của Bác Hồ từ nguyên bản tiếng Hán sang tiếng Séc được nhà xuất bản Odeon Tiệp Khắc cho ra đời năm 1985, được đông đảo bạn đọc người Séc và công dân Việt Nam tại Tiệp Khắc ( cũ) đánh giá cao. Đài truyền hình Việt Nam đã phỏng vấn dịch giả vào mùa hè năm 1985 và đã được phát nhiều lần trên Đài truyền hình Việt nam.
- Trong thời gian từ năm 1982 đến 1989 đã viết nhiều bài báo nói về sự nghiệp hợp tác lao động giữa Việt Nam và Tiệp Khắc đăng trên báo của Tiệp và một số bài đã được đăng trên Báo Nhân dân.
- Năm 1985-1986 đã hoàn thành công trình Tìm di sản văn hoá của người Việt cổ bằng tiếng Séc , được Viện Dân tộc học thuộc Viện hàn lâm khoa học CH Séc xuất bản năm 1999.
- Tháng 5 năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Bộ Ngoại giao Cộng hòa liên bang Séc và Xlô-va-kia cử sang Việt Nam dự các hoạt động nhân dịp này và đã đọc tham luận bằng tiếng Việt tại Hội thảo do Chính phủ Việt Nam phối hợp với UNESCO tổ chức với chủ đề “ Hồ Chí Minh danh nhân văn hoá thế giới ”, trong bản tham luận đặc biệt phân tích về câu nói nổi tiếng của Bác Hồ “ Không có gì quí hơn độc lập tự do ” Bài tham luận đã được dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao. Đài truyền hình Việt Nam đã cho phát bản tham luận trên.
- Từ năm 1997 đến năm 2000 tham gia trực tiếp công trình khai quật và nghiên cứu tàu cổ đắm tại vùng biển Cù lao Chàm ( Hội An, Quảng Nam).
- Năm 2006 đã phối hợp cùng Đại sứ quán nước CHXHCN Việt Nam tại CH Séc dịch từ tiếng Việt sang tiếng Séc cuốn sách “ Việt Nam – Tiềm năng và cơ hội hợp tác – Vietnam potenciály a příležitosti spolupráce ”.
- Hiện đang phối hợp cùng các bạn đồng nghiệp là người Việt và người Séc chuẩn bị cho ra đời bộ từ điển Séc – Việt và Việt – Séc hoàn chỉnh hơn.
- Trong thời gian qua và hiện nay, ngài Vasiljev đã có rất nhiều thành tích trong việc giúp đỡ cộng đồng người Việt Nam tại CH Séc ổn định cuộc sống, hướng về cội nguồn và đã tham gia nhiều hoạt động do Đại sứ quán và Hội người Việt Nam tại CH Séc tổ chức nhân các ngày Lễ lớn của dân tộc Việt Nam, những ngày Văn hóa Việt Nam được tổ chức tại nhiều thành phố và địa phương của CH Séc cũng như trong việc dạy tiếng Việt cho các cháu con em cộng đồng người Việt Nam tại CH Séc ngài Vasiljev đã viết rất nhiều bài cho các cháu con em cộng đồng Việt Nam hiện đang sinh sống và học tập tại các trường PTCS của CH Séc, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; giới thiệu về lịch sử, văn hoá Việt Nam tới cộng đồng người Việt Nam tại CH Séc cũng như nhân dân Séc có thiện cảm với Việt Nam.
- Bằng những đóng góp của mình vào sự nghiệp củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc Séc – Việt, Ngài Vasiljev đã được nhận:
Giải thưởng Hoà bình của Tiệp Khắc năm 1967 về những hoạt động ủng hộ Việt Nam.
Ngày 29/4/2005, tại thành phố Hồ Chí Minh, Ngài Vasiljev đã được nhận Huân chương Hữu nghị của nhà nước Việt Nam./.
Nguồn tin: Vietinfo
Các tin khác:
- TIỆC ÂM NHẠC GIỮA NHỮNG NGƯỜI BẠN II(20/08/2023 - 20:06:16)
- THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG MỪNG XUÂN QUÝ MÃO 2023(13/01/2023 - 09:02:03)
- Tin buồn(25/07/2020 - 00:00:00)
- Thông báo dừng thu nhận ủng hộ Việt Nam và CH Séc chống dịch bệnh Covid 19(26/03/2020 - 20:46:22)
- Thông báo về việc ủng hộ Việt Nam và CH. Séc chống dịch bệnh Covid 19(23/03/2020 - 00:00:00)
- THÔNG BÁO MỜI THAM DỰ TIỆC MỪNG XUÂN CANH TÝ 2020 VÀ GIẢI TENIS HỮU NGHỊ VIỆT-SÉC(15/01/2020 - 07:50:41)
- Thông báo triệu tập Đại biểu dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Hữu nghị Việt Nam - Séc lần thứ IV, nhiệm kỳ 2019 - 2024(06/06/2019 - 00:00:00)
- Thông báo chương trình hoạt động chào mừng Xuân Kỷ Hợi(28/01/2019 - 10:40:10)
- LIÊN HOAN PHIM SÉC – SLOVAKIA LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM(01/11/2018 - 00:00:00)
- Đại sứ quán Cộng hòa Séc thông báo về việc mở Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực ngắn hạn Schengen tại Hà Nội(08/10/2018 - 14:21:50)