Phóng viên Đài Phát thanh Cộng hòa Séc phỏng vấn 5 cựu sinh viên Việt Nam
Ngày đăng: 23/03/2010 - 07:20:54
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm CH Séc và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao, phóng viên Đài Phát thanh CH Séc Robert Mikoláš trong chuyến công tác ngắn ngày tại Việt Nam đã thiết tha đề nghị Ngài M. Král, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền CH Séc tại Việt Nam giúp đỡ để ông được phỏng vấn một vài cựu sinh viên Việt Nam đã từng học tập tại Tiệp Khắc trước kia.
Sau cuộc gặp mặt giao lưu hữu nghị với các anh chị cựu sinh viên thuộc thế hệ đầu tiên hồi tháng 10/2009 tại CLB Văn học-Nghệ thuật Bohemia, Ngài Đại sứ M. Král đã rất có ấn tượng đối với các anh chị lớp trước này. Vì thế, Ông đã trực tiếp đề nghị ông Phan Đăng Điều, Phó Chủ tịch thường trực Hội Hữu nghị Việt Nam – Séc giúp đỡ giới thiệu cho 4-5 cựu lưu học sinh đến gặp phóng viên Mikoláš. Được sự nhất trí của Chủ tịch Hội Nguyễn Minh Hồng và sự chấp thuận của các anh chị, chúng tôi đã giới thiệu cho bạn 5 cựu sinh viên gồm: vợ chồng anh Bùi Trọng Quang - chị Hoàng Thanh Lê từ Hải Phòng, anh Dương Tất Từ (anh Quang và anh Từ đi Tiệp Khắc năm 1955), chị Lê (đi năm 1956), chị Nguyễn Thị Chính (đi năm 1966) và chị Trần Minh Hiền (đi năm 1968) đến giúp Ngài Đại sứ thực hiện mong muốn của phóng viên Robert Mikoláš.
Đúng 10 giờ sáng ngày 18/3/2010, cả 5 người chúng tôi có mặt tại Đại Sứ quán CH Séc tại Hà Nội. Thay mặt Hội Hữu nghị Việt Nam – Séc chúng tôi tặng ngài Đại sứ những bông hoa tươi thắm. Cuộc phỏng vấn được tiến hành ngay sau khi ngài Đại sứ giới thiệu PV Robert Mikoláš. Cô Hana Flanderová, Trưởng phòng Lãnh sự cũng có mặt trong suốt cuộc phỏng vấn.
PV Robert Mikoláš bật máy ghi âm rồi hỏi tên và đã xin lỗi khi hỏi tuổi chúng tôi; ông hỏi chúng tôi sang Tiệp Khắc khi nào, học trường nào, ngành gì; hỏi české jméno của từng người là gì; hỏi về những kỷ niệm đáng nhớ nhất; những lúc rảnh rỗi chúng tôi thường làm gì; hỏi về những ấn tượng của chúng tôi về con người và đất nước Séc, về những công việc chúng tôi đã làm sau khi tốt nghiệp…
Anh Quang, tốt nghiệp chuyên ngành hóa Silicát, trường ČVUT, đã từng là Giám đốc nhà máy Thủy tinh Hải Phòng tâm sự: “…Tôi vẫn còn nhớ những người thầy, người bạn Tiệp Khắc và rất nhớ Praha. Những lúc rỗi chúng tôi đâu có nhiều tiền mà đi uống bia, mà thường là chơi thể thao, đi xem phim hoặc đi dạo ngắm cảnh đẹp của Praha. Tôi không thể quên được thành phố thân thương ấy, nơi tôi đã gửi lại cả quãng đời sinh viên rất tươi đẹp…”. Anh muốn nói nhiều, nhưng lâu quá mới lại có dịp nói tiếng Séc làm anh thực sự rất xúc động.
Chị Thanh Lê, với cái tên Lenka, đã từng là Phó Giám đốc Nhà máy Len Hải Phòng. Sau khi trả lời phỏng vấn, chị đã hát tặng một bài hát về thủ đô Praha kiều diễm. Phóng viên Mikoláš thực sự ngạc nhiên trước giọng hát của người phụ nữ 70 tuổi trong bộ áo dài dân tộc đang ngồi trước mặt mình. Ngài Đại sứ còn nói thêm “Chị Lê không chỉ hát hay còn học rất giỏi nữa, chị đã được nhận bằng đỏ khi tốt nghiệp trường Hóa ở Pardubice, không phải ai cũng học giỏi được như chị.” Ngài Đại sứ vẫn còn nhớ những điều đó về chị Hoàng Thanh Lê sau cuộc gặp ngày 10/10/2009 với những sinh viên đi Tiệp Khắc đầu tiên năm 1955 và 1956, tại Nhà hàng Bia Tiệp 410 Xã Đàn, Hà Nội. Chị còn mang cho PV Mikoláš xem những bức ảnh chụp những người phụ nữ Séc mà chị và các bạn của mình thường gọi bằng những từ thật gần gũi và thân thương “Maminka” hay “babička”.
Ngoài trả lời những điều PV Mikoláš quan tâm, anh Dương Tất Từ còn nói thêm: “… Tôi yêu thích văn học Tiệp. Tôi đã dịch nhiều tác phẩm của Tiệp sang tiếng Việt. Nhiều người Việt Nam cũng yêu thích văn học Tiệp như tôi. Tôi lấy 2 ví dụ (anh đưa cho phóng viên xem hai cuốn tạp chí Thơ mới xuất bản gần đây), tôi đã dịch hai bài thơ Tiệp từ lâu, lâu lắm rồi, thế mà vừa rồi họ đã cho đăng lại 2 bài đó trong hai cuốn tạp chí này…”. Tất cả mọi người ngạc nhiên khi nghe anh trả lời phóng viên: “Năm nay tôi đã 76 tuổi”. Ba người Séc có mặt lúc ấy đều nói “Cứ ngỡ anh mới ngoài 50”.
Phỏng vấn chị Minh Hiền, phóng viên Mikoláš rất ngạc nhiên tại sao một người đã từng yêu thích môn vật lý, đã tốt nghiệp ngành Vật lý chất rắn tại trường Tổng hợp Karlova lại trở thành cô giáo dạy tiếng Séc. Chị Hiền kể với phóng viên: “…”Họ” muốn tôi làm giáo viên tiếng Séc. Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp trong thời gian học ở Praha. Ví như những ngày rong ruổi cùng các thầy cô giáo và các bạn học người Séc đi tham quan.Thày trò chúng tôi có nhiều thời gian bên nhau. Và nhất là cả quãng thời gian một tuần gần cuối năm thứ tư, chúng tôi dự hội thảo chuyên ngành tại trại nghỉ của Trường trên dãy núi Krkonoše. Giữa tuần chúng tôi có 1 ngày nghỉ để thày trò đi dã ngoại. PGS. Chudáček dẫn đầu chuyến výlet đến đỉnh núi Sněžka. Ông nói sinh viên nào đi výlet sẽ không phải dự kiểm tra và sẽ nhận được zápočet ngay. Chúng tôi biết là ông đùa để động viên 4 sinh viên Việt Nam. Tôi hỏi “Thưa thày có xa không ạ?”. “Có một đoạn thôi” – đó là câu trả lời. Thế là chúng tôi lên đường. Đi mãi, đi mãi vẫn chưa nhìn thấy Sněžka đâu. Chúng tôi đã quá mệt vì đường xa, vì không mang đủ nước và đồ ăn vì cứ tưởng đó chỉ là một đoạn, một “kousek”thôi. Khi đứng dưới chân ngọn núi Sněžka, tôi và người bạn gái cùng học dường như nước mắt đã lưng tròng. Thầy Chudáček động viên “Các cô gái cố lên, trên đỉnh núi có hai nhà hàng, một của Tiệp và một của Ba Lan. Sẽ có trà nóng, có xúc xích nóng”. Các bạn nam thì động viên đã đến được đây rồi thì phải cố lên tới đỉnh chứ. Khi tới đỉnh núi Sněžka, ở nhà hàng thứ nhất chúng tôi thấy dòng chữ Inventura (kiểm kê), ở nhà hàng thứ hai chúng tôi nhìn thấy “Z technických důvodů zavřeno“ (đóng cửa vì lý do kỹ thuật) và thế là chẳng có gì để ăn và để uống. Tất cả chúng tôi đều mệt và đói. 4 sinh viên Việt Nam được thày Chudáček chia cho kẹo sô cô la và các bạn Tiệp chia cho nước uống. Lúc này thày Chudáček mới nói: “Chúng ta đã đi 17 km để lên đến đây và thật may đường trở về sẽ ngắn hơn, chỉ có 14 km thôi.” Tối mịt chúng tôi mới về tới trại nghỉ. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ cái cảm giác lúc ấy. Đó là chuyến đi bộ dài nhất, mệt nhất trong cuộc đời tôi nhưng cũng là chuyến đi của tình thày trò, tình bạn, một chuyến đi không bao giờ chúng tôi quên được. Chúng tôi tự hào là mình đã đặt chân lên đỉnh núi Sněžka, đỉnh núi giữa biên giới hai nước CH Séc và Ba Lan và là đỉnh núi cao nhất của CH Séc.”
Ngoài ra tôi còn đưa cho PV Mikoláš xem bức ảnh chụp chung với cô bạn Oldříška Vaculová năm 1998, đó là người bạn mà tôi thường xuyên mượn vở để chép bài, bức ảnh chụp chung với thầy Vaslav Valvoda năm 1998, 24 năm sau khi tôi tốt nghiệp và bức ảnh chụp đội văn nghệ của sinh viên Việt Nam ở Praha đang múa Sạp, biểu diễn cùng với một số ca sĩ nổi tiếng như Karel Gott ở Lucerna, Praha để chào mừng Đại hội Đoàn Thanh niên Tiệp Khắc, hình như là vào năm 1972”.
Phóng viên Mikoláš đã dành thời gian nhiều nhất cho PGS. TS. Nguyễn Thị Chính. Chị kể về những kỷ niệm sâu sắc đáng nhớ của chị ở Tiệp Khắc, trong đó có những kỷ niệm đầy tình yêu thương của người dân Tiệp Khắc dành cho chị khi chị phải mổ 2 lần. PV quan tâm nhiều đến điều gì đã khiến chị không chỉ quan tâm đến các loài nấm ăn thông thường. Chị nói, những ngày làm nghiên cứu sinh ở Brno, những công trình nghiên cứu của nữ viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Tiệp Khắc về các chất kháng sinh có trong nấm đã khơi dậy trong chị niềm đam mê nghiên cứu, nuôi trồng các loại nấm dược liệu. Chị đã mang tặng PV Mikoláš sản phẩm Đông trùng hạ thảo và cũng muốn chia sẻ với PV là chính thực phẩm chức năng này đã giúp chị nhận được giải thưởng Tinh hoa Việt Nam năm 2009 và hiện nay một công ty của CH Séc đang muốn cùng chị hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm này ở CH Séc. Chị giới thiệu với PV kết quả tuyệt vời hỗ trợ chữa bệnh ung thư của một số loại nấm được liệu. Thấy PV quan tâm nhiều tới công dụng các loại nấm dược liệu, Đại sứ Král xin phép chị Chính được tặng thêm PV một vài sản phẩm từ Linh Chi, mà ông đã được nhận từ chị Chính như những món quà.
PV Mikoláš đã mượn tất cả những kỷ niệm, tất cả những gì chúng tôi mang đến để anh ghi hình. Sau cuộc phỏng vấn nhanh gọn, anh vội vã chuẩn bị hành lý để kịp bay vào Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục chuyến công tác của mình. Chia tay chúng tôi, anh nói anh rất hài lòng và biết ơn Hội Hữu nghị Việt Nam – Séc đã tạo điều kiện cho anh được trò chuyện với 5 cựu sinh viên Việt Nam, những con người, những sứ giả của tình hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước CH Séc và Việt Nam; nhũng con người đã biết vận dụng những kiến thức đã học được ở đất nước anh vào công việc họ đã và đang đảm nhiệm để góp phần xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp. Anh vui và hài lòng vì chính mắt được nhìn thấy hiệu quả của tình hữu nghị và hợp tác giữa hai đất nước Việt Nam và CH Séc.
Đúng 10 giờ sáng ngày 18/3/2010, cả 5 người chúng tôi có mặt tại Đại Sứ quán CH Séc tại Hà Nội. Thay mặt Hội Hữu nghị Việt Nam – Séc chúng tôi tặng ngài Đại sứ những bông hoa tươi thắm. Cuộc phỏng vấn được tiến hành ngay sau khi ngài Đại sứ giới thiệu PV Robert Mikoláš. Cô Hana Flanderová, Trưởng phòng Lãnh sự cũng có mặt trong suốt cuộc phỏng vấn.
PV Robert Mikoláš bật máy ghi âm rồi hỏi tên và đã xin lỗi khi hỏi tuổi chúng tôi; ông hỏi chúng tôi sang Tiệp Khắc khi nào, học trường nào, ngành gì; hỏi české jméno của từng người là gì; hỏi về những kỷ niệm đáng nhớ nhất; những lúc rảnh rỗi chúng tôi thường làm gì; hỏi về những ấn tượng của chúng tôi về con người và đất nước Séc, về những công việc chúng tôi đã làm sau khi tốt nghiệp…
Anh Quang, tốt nghiệp chuyên ngành hóa Silicát, trường ČVUT, đã từng là Giám đốc nhà máy Thủy tinh Hải Phòng tâm sự: “…Tôi vẫn còn nhớ những người thầy, người bạn Tiệp Khắc và rất nhớ Praha. Những lúc rỗi chúng tôi đâu có nhiều tiền mà đi uống bia, mà thường là chơi thể thao, đi xem phim hoặc đi dạo ngắm cảnh đẹp của Praha. Tôi không thể quên được thành phố thân thương ấy, nơi tôi đã gửi lại cả quãng đời sinh viên rất tươi đẹp…”. Anh muốn nói nhiều, nhưng lâu quá mới lại có dịp nói tiếng Séc làm anh thực sự rất xúc động.
Chị Thanh Lê, với cái tên Lenka, đã từng là Phó Giám đốc Nhà máy Len Hải Phòng. Sau khi trả lời phỏng vấn, chị đã hát tặng một bài hát về thủ đô Praha kiều diễm. Phóng viên Mikoláš thực sự ngạc nhiên trước giọng hát của người phụ nữ 70 tuổi trong bộ áo dài dân tộc đang ngồi trước mặt mình. Ngài Đại sứ còn nói thêm “Chị Lê không chỉ hát hay còn học rất giỏi nữa, chị đã được nhận bằng đỏ khi tốt nghiệp trường Hóa ở Pardubice, không phải ai cũng học giỏi được như chị.” Ngài Đại sứ vẫn còn nhớ những điều đó về chị Hoàng Thanh Lê sau cuộc gặp ngày 10/10/2009 với những sinh viên đi Tiệp Khắc đầu tiên năm 1955 và 1956, tại Nhà hàng Bia Tiệp 410 Xã Đàn, Hà Nội. Chị còn mang cho PV Mikoláš xem những bức ảnh chụp những người phụ nữ Séc mà chị và các bạn của mình thường gọi bằng những từ thật gần gũi và thân thương “Maminka” hay “babička”.
Ngoài trả lời những điều PV Mikoláš quan tâm, anh Dương Tất Từ còn nói thêm: “… Tôi yêu thích văn học Tiệp. Tôi đã dịch nhiều tác phẩm của Tiệp sang tiếng Việt. Nhiều người Việt Nam cũng yêu thích văn học Tiệp như tôi. Tôi lấy 2 ví dụ (anh đưa cho phóng viên xem hai cuốn tạp chí Thơ mới xuất bản gần đây), tôi đã dịch hai bài thơ Tiệp từ lâu, lâu lắm rồi, thế mà vừa rồi họ đã cho đăng lại 2 bài đó trong hai cuốn tạp chí này…”. Tất cả mọi người ngạc nhiên khi nghe anh trả lời phóng viên: “Năm nay tôi đã 76 tuổi”. Ba người Séc có mặt lúc ấy đều nói “Cứ ngỡ anh mới ngoài 50”.
Phỏng vấn chị Minh Hiền, phóng viên Mikoláš rất ngạc nhiên tại sao một người đã từng yêu thích môn vật lý, đã tốt nghiệp ngành Vật lý chất rắn tại trường Tổng hợp Karlova lại trở thành cô giáo dạy tiếng Séc. Chị Hiền kể với phóng viên: “…”Họ” muốn tôi làm giáo viên tiếng Séc. Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp trong thời gian học ở Praha. Ví như những ngày rong ruổi cùng các thầy cô giáo và các bạn học người Séc đi tham quan.Thày trò chúng tôi có nhiều thời gian bên nhau. Và nhất là cả quãng thời gian một tuần gần cuối năm thứ tư, chúng tôi dự hội thảo chuyên ngành tại trại nghỉ của Trường trên dãy núi Krkonoše. Giữa tuần chúng tôi có 1 ngày nghỉ để thày trò đi dã ngoại. PGS. Chudáček dẫn đầu chuyến výlet đến đỉnh núi Sněžka. Ông nói sinh viên nào đi výlet sẽ không phải dự kiểm tra và sẽ nhận được zápočet ngay. Chúng tôi biết là ông đùa để động viên 4 sinh viên Việt Nam. Tôi hỏi “Thưa thày có xa không ạ?”. “Có một đoạn thôi” – đó là câu trả lời. Thế là chúng tôi lên đường. Đi mãi, đi mãi vẫn chưa nhìn thấy Sněžka đâu. Chúng tôi đã quá mệt vì đường xa, vì không mang đủ nước và đồ ăn vì cứ tưởng đó chỉ là một đoạn, một “kousek”thôi. Khi đứng dưới chân ngọn núi Sněžka, tôi và người bạn gái cùng học dường như nước mắt đã lưng tròng. Thầy Chudáček động viên “Các cô gái cố lên, trên đỉnh núi có hai nhà hàng, một của Tiệp và một của Ba Lan. Sẽ có trà nóng, có xúc xích nóng”. Các bạn nam thì động viên đã đến được đây rồi thì phải cố lên tới đỉnh chứ. Khi tới đỉnh núi Sněžka, ở nhà hàng thứ nhất chúng tôi thấy dòng chữ Inventura (kiểm kê), ở nhà hàng thứ hai chúng tôi nhìn thấy “Z technických důvodů zavřeno“ (đóng cửa vì lý do kỹ thuật) và thế là chẳng có gì để ăn và để uống. Tất cả chúng tôi đều mệt và đói. 4 sinh viên Việt Nam được thày Chudáček chia cho kẹo sô cô la và các bạn Tiệp chia cho nước uống. Lúc này thày Chudáček mới nói: “Chúng ta đã đi 17 km để lên đến đây và thật may đường trở về sẽ ngắn hơn, chỉ có 14 km thôi.” Tối mịt chúng tôi mới về tới trại nghỉ. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ cái cảm giác lúc ấy. Đó là chuyến đi bộ dài nhất, mệt nhất trong cuộc đời tôi nhưng cũng là chuyến đi của tình thày trò, tình bạn, một chuyến đi không bao giờ chúng tôi quên được. Chúng tôi tự hào là mình đã đặt chân lên đỉnh núi Sněžka, đỉnh núi giữa biên giới hai nước CH Séc và Ba Lan và là đỉnh núi cao nhất của CH Séc.”
Ngoài ra tôi còn đưa cho PV Mikoláš xem bức ảnh chụp chung với cô bạn Oldříška Vaculová năm 1998, đó là người bạn mà tôi thường xuyên mượn vở để chép bài, bức ảnh chụp chung với thầy Vaslav Valvoda năm 1998, 24 năm sau khi tôi tốt nghiệp và bức ảnh chụp đội văn nghệ của sinh viên Việt Nam ở Praha đang múa Sạp, biểu diễn cùng với một số ca sĩ nổi tiếng như Karel Gott ở Lucerna, Praha để chào mừng Đại hội Đoàn Thanh niên Tiệp Khắc, hình như là vào năm 1972”.
Phóng viên Mikoláš đã dành thời gian nhiều nhất cho PGS. TS. Nguyễn Thị Chính. Chị kể về những kỷ niệm sâu sắc đáng nhớ của chị ở Tiệp Khắc, trong đó có những kỷ niệm đầy tình yêu thương của người dân Tiệp Khắc dành cho chị khi chị phải mổ 2 lần. PV quan tâm nhiều đến điều gì đã khiến chị không chỉ quan tâm đến các loài nấm ăn thông thường. Chị nói, những ngày làm nghiên cứu sinh ở Brno, những công trình nghiên cứu của nữ viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Tiệp Khắc về các chất kháng sinh có trong nấm đã khơi dậy trong chị niềm đam mê nghiên cứu, nuôi trồng các loại nấm dược liệu. Chị đã mang tặng PV Mikoláš sản phẩm Đông trùng hạ thảo và cũng muốn chia sẻ với PV là chính thực phẩm chức năng này đã giúp chị nhận được giải thưởng Tinh hoa Việt Nam năm 2009 và hiện nay một công ty của CH Séc đang muốn cùng chị hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm này ở CH Séc. Chị giới thiệu với PV kết quả tuyệt vời hỗ trợ chữa bệnh ung thư của một số loại nấm được liệu. Thấy PV quan tâm nhiều tới công dụng các loại nấm dược liệu, Đại sứ Král xin phép chị Chính được tặng thêm PV một vài sản phẩm từ Linh Chi, mà ông đã được nhận từ chị Chính như những món quà.
PV Mikoláš đã mượn tất cả những kỷ niệm, tất cả những gì chúng tôi mang đến để anh ghi hình. Sau cuộc phỏng vấn nhanh gọn, anh vội vã chuẩn bị hành lý để kịp bay vào Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục chuyến công tác của mình. Chia tay chúng tôi, anh nói anh rất hài lòng và biết ơn Hội Hữu nghị Việt Nam – Séc đã tạo điều kiện cho anh được trò chuyện với 5 cựu sinh viên Việt Nam, những con người, những sứ giả của tình hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước CH Séc và Việt Nam; nhũng con người đã biết vận dụng những kiến thức đã học được ở đất nước anh vào công việc họ đã và đang đảm nhiệm để góp phần xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp. Anh vui và hài lòng vì chính mắt được nhìn thấy hiệu quả của tình hữu nghị và hợp tác giữa hai đất nước Việt Nam và CH Séc.
Nguồn tin: Trần Minh Hiền
Các tin khác:
- Kỷ niệm Quốc khánh CH Séc và 106 năm ngày thành lập Tiệp Khắc(26/10/2024 - 09:17:10)
- Gặp mặt mừng xuân Giáp Thìn 2024(02/03/2024 - 20:20:14)
- PHIÊN HỌP THỨ 5 BCH TRUNG ƯƠNG HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM-SÉC(02/03/2024 - 00:00:00)
- Bài phát biểu của Đại sứ Hynek Kmoníček tại lễ kỷ niệm Quốc khánh CH Séc hôm 27/10/2023(28/10/2023 - 07:54:45)
- LỄ KỶ NIỆM 105 QUỐC KHÁNH CỘNG HOÀ SÉC TẠI TP HỒ CHÍ MINH TƯNG BỪNG PHẤN KHỞI(25/10/2023 - 09:35:58)
- Đại hội Hội Hữu nghị Việt – Séc TP HCM nhiệm kỳ IV (2023 – 2028) thành công rực rỡ(24/10/2023 - 10:06:31)
- Mừng Quốc khánh CH Séc và 105 năm ngày thành lập Tiệp Khắc(20/10/2023 - 10:21:57)
- CHỦ TỊCH HỘI HỮU NGHỊ VIỆT SÉC TP HCM CHIA TAY CA SĨ JANA RYKLOVÁ(24/08/2023 - 19:46:10)
- TIỆC ÂM NHẠC GIỮA NHỮNG NGƯỜI BẠN II(20/08/2023 - 20:06:16)
- Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Séc Đỗ Thắng Hải tiếp Phó Chủ tịch Hạ viện Séc Jan Bartošek(24/05/2023 - 07:08:58)