Tin mới
Năm 2010, xuất khẩu của Séc sang Việt Nam tăng hai lần

Ngày đăng: 16/01/2011 - 07:38:32

Quốc gia vùng Đông Nam Á này đã trở thành thị trường phát triển mạnh mẽ nhất trong khu vực cho các nhà xuất khẩu CH Séc. Theo chủ nhiệm văn phòng chi nhánh CzechTrade tại Sài Gòn Luboš Marek, thì nguyên nhân chủ yếu là do các công ty Séc ngày càng chuyên nghiệp hơn. “Đã thu lượm được thêm nhiều kinh nghiệm với thị trường châu Á,“ Luboš Marek nhận xét với phóng viên tạp chí kinh tế E15.

Theo số liệu của cục Thống kê Séc, thì từ tháng một đến tháng mười một năm ngoái, xuất khẩu của Séc sang Việt Nam đã tăng hơn 88%. Theo CzechTrade, thì góp phần quan trọng trong sự phát triển này là việc cung cấp trang bị cho các hợp đồng đầu tư toàn bộ của Séc. Thế nhưng tổng trị giá xuất khẩu vẫn còn tương đối nhỏ nhoi- 1,2 tỉ korun. Thế nhưng sự phát triển của nó cho thấy các cơ hội mới. “Năm nay Việt Nam hy vọng mức tăng tổng sản phẩm kinh tế quốc dân đạt 6,7%, tiềm năng ở đó đúng là rất lớn,“ Michal Bakajsa, người điều hành lâm thời Ngân hàng xuất khẩu Séc (ČEB) nhận xét.

 Năm 2010, hãng Trade BGM đã hoàn thành kế hoạch về cao-lanh, hãng Alta từ Brno cung cấp trang bị và công nghệ khai thác mỏ cho Việt Nam. Từ trước, công ty tài chính Home Credit đã thâm nhập thành công vào thị trường Việt Nam, cuối năm, Inekon đã ký kết thành công hợp đồng lớn, xây dựng toàn bộ nhà máy xi măng. Công ty PSJ quyết tâm xây dựng hải cảng ở Việt Nam.

 Các nhà xuất khẩu CH Séc cũng không lo ngại, rằng kế hoạch của họ bị đe doạ bởi sự phát triển không cân đối của kinh tế Việt Nam, mà trong thời gian gần đây đang thể hiện ngày càng rõ. Việt Nam gặp khó khăn bởi tỉ lệ lạm phát cao, đang tới 12% và thâm hụt ngân sách hơn 7%. Hãng đóng tầu Vinashin trên thực tế đã hoàn toàn phá sản. Nhưng về phương diện của các nhà xuất khẩu Séc, thì vấn đề then chốt là tiềm năng phát triển của Việt Nam vô cùng lớn, hơn nữa có quan hệ rất đặc biệt với CH Séc- nhiều người Việt Nam đã từng học tập, đào tạo và làm việc ở đây. Về phương diện thị trường rủi ro, thì các nhà xuất khẩu có thể bảo hiểm tại quĩ nhà nước EGAP. “Chúng tôi hình thành là vì thế, để hỗ trợ xuất khẩu sang các khu vực nhiều nguy cơ rủi ro. Điều quan trọng, là để sao cho từng kế hoạch có khả năng hoàn vốn,“ người phát ngôn EGAP Vlastimil Nesrsta tuyên bố.

 “Tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều cơ hội để phát triển mở rộng,“ Milan Tornárek, phát ngôn viên tập đoàn tài chính PPF, sở hữu công ty Home Credit khẳng định. “Chúng tôi đã bành trướng từ miền Nam ra Hà Nội và miền Trung,“ Tornárek cho biết thêm.

 Mối quan hệ thương mại hai nước trong tương lai sẽ còn được tăng cường vì cải thiện được lĩnh vực giao thông vận tải. Nhiều nguồn tin đã khẳng định tham vọng sớm hay muộn sẽ mở đường bay trực tiếp nối Praha với Hà Nội, ít ra cũng vì cộng đồng người Việt đông đảo định cư ở đây.

 Giám đốc PSJ František Vaculík thì lưu ý, rằng tại Việt Nam cần phải cực kỳ kiên nhẫn, bởi sự chuẩn bị cho mọi kế hoạch đều hết sức lề mề. Thế nhưng, sự kiên nhẫn có thể được trả giá xứng đáng. Cả người phát ngôn ČEB Michal Bakajsa cũng nói về sự chuẩn bị kế hoạch chậm chạp, nhưng các nhà xuất khẩu Séc không gặp trở ngại tại Việt Nam, chỉ có điều các kế hoạch của họ bị kéo dài trong giai đoạn thực hiện.

 Nhưng trong một số lĩnh vực, thì các nhà xuất khẩu Séc phải đương đầu với sức cạnh tranh cực kỳ mãnh liệt tại Việt Nam. Ví dụ điển hình có thể chỉ ra là chuyện làm đường xa lộ, khi mà người Trung Quốc có thể đưa ra những đề nghị cung cấp tài chính hết sức dễ dãi. “Chúng ta thì phải tuân thủ các nguyên tắc của OECD về cung cấp tài chính cho xuất khẩu, trong khi người Trung Quốc chơi theo kiểu của riêng họ,“ Vlastimil Nesrsta giải thích.


Nguồn tin: Vietinfo.eu


Xem tin theo ngày: