Khoá họp lần thứ III Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam – CH Séc
Ngày đăng: 09/06/2012 - 08:14:15
Trong hai ngày từ 4 đến 5 / 6/ 2012, tại Praha đã diễn ra tại khoá họp lần thứ III - Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam – CH Séc về hợp tác kinh tế.
Đoàn Việt Nam do bà Hồ Thị Kim Thoa - Thứ trưởng Bộ Công Thương, đồng chủ tịch UBLCP phía Việt Nam làm trưởng đoàn cùng 31 thành viên đại diện cho các bộ ngành và doanh nghiệp Việt Nam. Cùng tham dự các hoạt động của đoàn còn có Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Séc Đỗ Xuân Đông, cán bộ Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam và bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh.
Về phía Séc do ngài Milan Hovorka - Thứ trưởng Bộ Công Thương làm trưởng đoàn cùng 29 quan chức đại diện các bộ ngành Séc và các doanh nghiệp Séc.
Với tư cách đồng chủ tịch UBLCP phía Séc và thay mặt lãnh đạo Bộ Công Thương CH Séc, ngài Milan Hovorka đã hoan nghênh và chào mừng đoàn Việt Nam sang tham dự khóa họp lần này.
Trong phần phát biểu của mình, Thứ trưởng - Trưởng đoàn Hồ Thị Kim Thoa đã thông báo với phía Séc một số nét về tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua. Thực hiện chính sách đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, trong gần ba thập kỷ qua, Việt Nam đã tiến được một chặng đường dài và hiện nay Việt Nam đã trở thành một bộ phận năng động của nền kinh tế toàn cầu. Năm 2011, mặc dù chịu nhiều tác động bất lợi của suy thoái kinh tế toàn cầu, GDP của Việt Nam vẫn tăng 5,9% so với năm 2010, đạt 122 tỷ USD với mức thu nhập bình quân hơn 1.300 USD/người, lạm phát kìm giữ được ở mức 8-9%, công nghiệp có tốc độ tăng trưởng trên 14% …
Trong lĩnh vực thương mại, hơn 20 năm qua, giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 36 lần. Nếu tính trong 10 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu đã tăng gấp 6,5 lần từ 15 tỷ USD năm 2001 lên 96,9 tỷ USD năm 2011 ( năm 2011, có 14 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD)..Việt Nam hiện nay đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu đen, hạt điều, đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê và đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu cao su thiên nhiên, dệt may, thủy sản. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), từ năm 1991 đến 2011, tổng số vốn đăng ký của các dự án FDI vào Việt Nam đạt 207,6 tỷ USD, với 13.300 dự án đến từ 92 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các doanh nghiệp FDI đã trở thành một bộ phận rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đang tập trung thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, với mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn này khoảng 6,5 - 7%/năm.
Về quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống hai nước đang ngày càng được củng cố và phát triển, đặc biệt quan hệ chính trị tốt đẹp với việc trao đổi nhiều đoàn cấp cao trong thời gian vừa qua đã tạo đà phát triển trong các lĩnh vực kinh tế, thương maị và đầu tư giữa hai nước. Phía Việt Nam đánh giá cao việc Séc đưa Việt Nam vào danh sách 12 nước thị trường chủ chốt, ưu tiên về ngoại thương như đã công bố trong Chiến lược xuất khẩu của Cộng hoà Séc trong giai đoạn 2012-2020.
Hiện nay, nền kinh tế của Việt Nam và Séc đang phát triển với nhịp độ cao và cùng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Điều đó đã tạo cơ hội thuận lợi cho phát triển hợp tác song phương về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2011 tăng trưởng 24,9 %. Trị giá trao đổi hàng hoá trong 4 tháng đầu năm 2012 giữa hai nước tăng 28% so cùng kỳ năm 2011. Với giá trị trao đổi thương mại như vậy, hiện nay CH Séc là một trong những bạn hàng quan trọng nhất của VN trong khu vực Trung và Đông Âu.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang CH Séc là giầy dép, hàng may mặc, thủy hải sản, máy công nghiệp, phụ tùng máy và thiết bị điện ... Việt Nam cũng nhập khẩu từ Séc máy móc thiết bị, sản phẩm cơ khí, hóa chất, dược phẩm, đồ thủy tinh pha lê…
Trong lĩnh vực đầu tư, đến nay, CH Séc có 21 dự án đầu tư vào Việt Nam với số vốn đăng ký là hơn 56 triệu USD, tập trung vào các các dự án thuỷ tinh pha lê, bia, thiết bị điện, chế biến, cao lanh, vật liệu xây dựng, Việt Nam cũng đánh giá cao về sự giúp đỡ có hiệu quả của Chính phủ Séc trong việc cải tạo, nâng cấp và hiện đại hóa bệnh viện hữu nghị Việt – Tiệp Hải Phòng cũng như các dự án hợp tác về lĩnh vực y tế và xây dựng bệnh viện mà các doanh nghiệp Séc và Việt Nam đang quan tâm . Đầu tư của Việt Nam sang Séc cũng đã có 4 dự án đăng ký với tổng số vốn 5,3 triệu USD, tập trung vào lĩnh vực bất động sản, vật liệu xây dựng.
Tuy nhiên, trên thực tế mức độ trao đổi hàng hoá và hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và CH Séc còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của cả hai Bên, cũng như mối quan hệ hữu nghị truyền thống.
Ngài Milan Hovorka bày tỏ sự vui mừng về mối quan hệ hiện nay giữa hai nước không ngừng được phát triển, ngài Thứ trưởng cũng thống nhất với những ý kiến mà bà Thứ trưởng đã nêu . Phía Séc thông báo theo số liệu chính thức của Cục thống kê CH Séc, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa hai nước năm 2011 đạt 422 triệu USD, tăng trưởng 24,9% so với năm 2010, trong đó Séc xuất khẩu sang Việt Nam 45 triệu USD, Séc nhập khẩu từ Việt Nam 377 triệu USD.
Tiếp theo phiên họp UBLCP lần thứ II được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 9 năm 2010, tại cuộc họp này, hai bên cần nhìn nhận một cách thực tế hơn về tiềm năng của mỗi nước, để trên cơ sở đó, định hướng những vấn đề hợp tác mang tính khả thi. Ngài Milan Hovorka cũng hy vọng rằng Uỷ ban liên Chính phủ của hai nước lần này sẽ góp phần đánh dấu một giai đoạn hợp tác thiết thực và hiệu quả nhằm tăng cường trao đổi thương mại, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực đầu tư và các lĩnh vực hợp tác khác mà hai bên quan tâm.
Trong bối cảnh quan hệ hai nước rất tốt đẹp như hiện nay, tiềm năng và cơ hội hợp tác thương mại giữa Việt Nam và CH Séc giai đoạn tới là rất to lớn. Các doanh nghiệp Séc đang có mong muốn được hợp tác cùng các đối tác phía Việt Nam tham gia vào các dự án cơ khí chế tạo, năng lượng, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, khai thác mỏ than tại vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Kao-lin tại Quảng Bình, các dự án về cung cấp thiết bị y tế và xây dựng bệnh viện , xử lý môi trường tại Việt Nam…Trên cơ sở những kết quả đạt được thời gian qua, chúng tôi cho rằng việc Việt Nam và CH Séc tiến hành khóa họp UBLCP lần thứ 3 có ý nghĩa quan trọng nhằm tìm ra phương hướng triển khai các thỏa thuận hợp tác trong tình hình mới, trao đổi các biện pháp nhằm tạo đột phá trong quan hệ hợp tác song phương. Về phía Bộ Công Thương CH Séc sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ các doanh nghiệp Séc và Việt Nam hợp tác trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, về nguồn vốn để thực hiện các dự án tại Việt Nam .Bộ Công Thương CH Séc khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp Séc và Việt Nam sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng xuất khẩu CH Séc cùng với bảo lãnh của Hãng bảo hiểm Egap CH Séc để thực hiện các dự án tại Việt Nam.
Nhân dịp này ngài Milan Hovorka gửi lời cảm ơn tới cơ quan thương vụ của hai nước, đặc biệt là cá nhân hai ngài Đại sứ Việt Nam tại CH Séc Đỗ Xuân Đông và Đại sứ CH Séc tại Việt Nam Michal Král đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp phát triển quan hệ giữa hai nước nói chung và thương mại nói riêng.
Trong khuôn khổ Khóa họp, Đại sứ quán Việt Nam tại CH Séc và Thương vụ phối hợp với Đoàn UBLCP và với Bộ Công Thương Séc đã tổ chức cuộc gặp gỡ doanh nghiệp hai bên với sự có mặt của tất cả các doanh nghiệp tham dự sự kiện này vào chiều 4/6 tại trụ sở Bộ Công Thương CH Séc đã diễn ra cuộc gặp gỡ doanh nghiệp Việt – Séc.. Cuộc gặp đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hai bên tiếp xúc, trao đổi trực tiếp về tiềm năng, thế mạnh, nhu cầu và khả năng hợp tác với nhau. Một số lĩnh vực được quan tâm, trao đổi thực việc, nhất là lĩnh vực hợp tác khoáng sản, chế tạo máy móc cơ khí, chế biến nông lâm sản, công nghiệp môi trường, xây dựng hạ tầng … Hai bên đã ghi nhận thông tin của nhau và thiết lập sự liên lạc trực tiếp để tiếp tục thảo luận trong thời gian tới.
Chiều cùng ngày, tại trụ sở Bộ Quốc phòng CH Séc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Alexandr Vondra đã tiếp Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, tại buổi tiếp hai bên đã cùng trao đổi các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm.
Về phía Séc do ngài Milan Hovorka - Thứ trưởng Bộ Công Thương làm trưởng đoàn cùng 29 quan chức đại diện các bộ ngành Séc và các doanh nghiệp Séc.
Với tư cách đồng chủ tịch UBLCP phía Séc và thay mặt lãnh đạo Bộ Công Thương CH Séc, ngài Milan Hovorka đã hoan nghênh và chào mừng đoàn Việt Nam sang tham dự khóa họp lần này.
Trong phần phát biểu của mình, Thứ trưởng - Trưởng đoàn Hồ Thị Kim Thoa đã thông báo với phía Séc một số nét về tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua. Thực hiện chính sách đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, trong gần ba thập kỷ qua, Việt Nam đã tiến được một chặng đường dài và hiện nay Việt Nam đã trở thành một bộ phận năng động của nền kinh tế toàn cầu. Năm 2011, mặc dù chịu nhiều tác động bất lợi của suy thoái kinh tế toàn cầu, GDP của Việt Nam vẫn tăng 5,9% so với năm 2010, đạt 122 tỷ USD với mức thu nhập bình quân hơn 1.300 USD/người, lạm phát kìm giữ được ở mức 8-9%, công nghiệp có tốc độ tăng trưởng trên 14% …
Trong lĩnh vực thương mại, hơn 20 năm qua, giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 36 lần. Nếu tính trong 10 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu đã tăng gấp 6,5 lần từ 15 tỷ USD năm 2001 lên 96,9 tỷ USD năm 2011 ( năm 2011, có 14 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD)..Việt Nam hiện nay đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu đen, hạt điều, đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê và đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu cao su thiên nhiên, dệt may, thủy sản. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), từ năm 1991 đến 2011, tổng số vốn đăng ký của các dự án FDI vào Việt Nam đạt 207,6 tỷ USD, với 13.300 dự án đến từ 92 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các doanh nghiệp FDI đã trở thành một bộ phận rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đang tập trung thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, với mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn này khoảng 6,5 - 7%/năm.
Về quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống hai nước đang ngày càng được củng cố và phát triển, đặc biệt quan hệ chính trị tốt đẹp với việc trao đổi nhiều đoàn cấp cao trong thời gian vừa qua đã tạo đà phát triển trong các lĩnh vực kinh tế, thương maị và đầu tư giữa hai nước. Phía Việt Nam đánh giá cao việc Séc đưa Việt Nam vào danh sách 12 nước thị trường chủ chốt, ưu tiên về ngoại thương như đã công bố trong Chiến lược xuất khẩu của Cộng hoà Séc trong giai đoạn 2012-2020.
Hiện nay, nền kinh tế của Việt Nam và Séc đang phát triển với nhịp độ cao và cùng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Điều đó đã tạo cơ hội thuận lợi cho phát triển hợp tác song phương về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2011 tăng trưởng 24,9 %. Trị giá trao đổi hàng hoá trong 4 tháng đầu năm 2012 giữa hai nước tăng 28% so cùng kỳ năm 2011. Với giá trị trao đổi thương mại như vậy, hiện nay CH Séc là một trong những bạn hàng quan trọng nhất của VN trong khu vực Trung và Đông Âu.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang CH Séc là giầy dép, hàng may mặc, thủy hải sản, máy công nghiệp, phụ tùng máy và thiết bị điện ... Việt Nam cũng nhập khẩu từ Séc máy móc thiết bị, sản phẩm cơ khí, hóa chất, dược phẩm, đồ thủy tinh pha lê…
Trong lĩnh vực đầu tư, đến nay, CH Séc có 21 dự án đầu tư vào Việt Nam với số vốn đăng ký là hơn 56 triệu USD, tập trung vào các các dự án thuỷ tinh pha lê, bia, thiết bị điện, chế biến, cao lanh, vật liệu xây dựng, Việt Nam cũng đánh giá cao về sự giúp đỡ có hiệu quả của Chính phủ Séc trong việc cải tạo, nâng cấp và hiện đại hóa bệnh viện hữu nghị Việt – Tiệp Hải Phòng cũng như các dự án hợp tác về lĩnh vực y tế và xây dựng bệnh viện mà các doanh nghiệp Séc và Việt Nam đang quan tâm . Đầu tư của Việt Nam sang Séc cũng đã có 4 dự án đăng ký với tổng số vốn 5,3 triệu USD, tập trung vào lĩnh vực bất động sản, vật liệu xây dựng.
Tuy nhiên, trên thực tế mức độ trao đổi hàng hoá và hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và CH Séc còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của cả hai Bên, cũng như mối quan hệ hữu nghị truyền thống.
Ngài Milan Hovorka bày tỏ sự vui mừng về mối quan hệ hiện nay giữa hai nước không ngừng được phát triển, ngài Thứ trưởng cũng thống nhất với những ý kiến mà bà Thứ trưởng đã nêu . Phía Séc thông báo theo số liệu chính thức của Cục thống kê CH Séc, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa hai nước năm 2011 đạt 422 triệu USD, tăng trưởng 24,9% so với năm 2010, trong đó Séc xuất khẩu sang Việt Nam 45 triệu USD, Séc nhập khẩu từ Việt Nam 377 triệu USD.
Tiếp theo phiên họp UBLCP lần thứ II được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 9 năm 2010, tại cuộc họp này, hai bên cần nhìn nhận một cách thực tế hơn về tiềm năng của mỗi nước, để trên cơ sở đó, định hướng những vấn đề hợp tác mang tính khả thi. Ngài Milan Hovorka cũng hy vọng rằng Uỷ ban liên Chính phủ của hai nước lần này sẽ góp phần đánh dấu một giai đoạn hợp tác thiết thực và hiệu quả nhằm tăng cường trao đổi thương mại, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực đầu tư và các lĩnh vực hợp tác khác mà hai bên quan tâm.
Trong bối cảnh quan hệ hai nước rất tốt đẹp như hiện nay, tiềm năng và cơ hội hợp tác thương mại giữa Việt Nam và CH Séc giai đoạn tới là rất to lớn. Các doanh nghiệp Séc đang có mong muốn được hợp tác cùng các đối tác phía Việt Nam tham gia vào các dự án cơ khí chế tạo, năng lượng, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, khai thác mỏ than tại vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Kao-lin tại Quảng Bình, các dự án về cung cấp thiết bị y tế và xây dựng bệnh viện , xử lý môi trường tại Việt Nam…Trên cơ sở những kết quả đạt được thời gian qua, chúng tôi cho rằng việc Việt Nam và CH Séc tiến hành khóa họp UBLCP lần thứ 3 có ý nghĩa quan trọng nhằm tìm ra phương hướng triển khai các thỏa thuận hợp tác trong tình hình mới, trao đổi các biện pháp nhằm tạo đột phá trong quan hệ hợp tác song phương. Về phía Bộ Công Thương CH Séc sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ các doanh nghiệp Séc và Việt Nam hợp tác trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, về nguồn vốn để thực hiện các dự án tại Việt Nam .Bộ Công Thương CH Séc khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp Séc và Việt Nam sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng xuất khẩu CH Séc cùng với bảo lãnh của Hãng bảo hiểm Egap CH Séc để thực hiện các dự án tại Việt Nam.
Nhân dịp này ngài Milan Hovorka gửi lời cảm ơn tới cơ quan thương vụ của hai nước, đặc biệt là cá nhân hai ngài Đại sứ Việt Nam tại CH Séc Đỗ Xuân Đông và Đại sứ CH Séc tại Việt Nam Michal Král đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp phát triển quan hệ giữa hai nước nói chung và thương mại nói riêng.
Trong khuôn khổ Khóa họp, Đại sứ quán Việt Nam tại CH Séc và Thương vụ phối hợp với Đoàn UBLCP và với Bộ Công Thương Séc đã tổ chức cuộc gặp gỡ doanh nghiệp hai bên với sự có mặt của tất cả các doanh nghiệp tham dự sự kiện này vào chiều 4/6 tại trụ sở Bộ Công Thương CH Séc đã diễn ra cuộc gặp gỡ doanh nghiệp Việt – Séc.. Cuộc gặp đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hai bên tiếp xúc, trao đổi trực tiếp về tiềm năng, thế mạnh, nhu cầu và khả năng hợp tác với nhau. Một số lĩnh vực được quan tâm, trao đổi thực việc, nhất là lĩnh vực hợp tác khoáng sản, chế tạo máy móc cơ khí, chế biến nông lâm sản, công nghiệp môi trường, xây dựng hạ tầng … Hai bên đã ghi nhận thông tin của nhau và thiết lập sự liên lạc trực tiếp để tiếp tục thảo luận trong thời gian tới.
Chiều cùng ngày, tại trụ sở Bộ Quốc phòng CH Séc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Alexandr Vondra đã tiếp Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, tại buổi tiếp hai bên đã cùng trao đổi các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm.
Nguồn tin: Trần Việt Hùng - Praha
Các tin khác:
- Phê chuẩn Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Séc(08/10/2023 - 19:57:40)
- Kim ngạch thương mại Việt Nam-Cộng hòa Séc hướng tới kỷ lục mới(04/09/2023 - 19:49:59)
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Phó Chủ tịch Hạ viện Séc(23/05/2023 - 00:00:00)
- Vietjet hợp tác với Cộng hóa Séc đào tạo phi công(22/04/2023 - 20:13:43)
- Thủ tướng CH Séc thăm Dự án nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô Škoda tại Quảng Ninh(22/04/2023 - 20:07:28)
- Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Thủ tướng Cộng hòa Czech Petr Fiala(21/04/2023 - 20:39:45)
- Thủ tướng Việt Nam và CH Séc dự diễn đàn doanh nghiệp hai nước(21/04/2023 - 19:47:32)
- Diễn đàn năng lượng Việt Nam – Cộng hòa Séc: Tiềm năng hợp tác trong quá trình phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng(23/02/2023 - 00:00:00)
- Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Séc: Nhiều dư địa đẩy mạnh hợp tác hai nước trong thời gian tới(23/02/2023 - 00:00:00)
- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Ngài Jozef Sikela Bộ trưởng Bộ Công Thương Cộng hòa Séc(23/02/2023 - 00:00:00)