Tin mới
Người Việt tại Séc: SAPA – quê nhà nơi phương xa

Ngày đăng: 09/03/2010 - 13:11:42

Hồi mới sang Tiệp , trong một lần dự buổi tiệc chiêu đẫi , có một ông trong Ban lãnh đạo chợ SAPA hỏi tôi: tôi đố ông tìm thấy đồ ăn gì ở Việt nam có mà Sapa không có đấy? Tôi nghĩ bụng , chắc ông này nói phét . Ở Praha cũng khá lâu , hàng ngày vào Sapa và cũng thuộc vào diện ham ăn uống , nghiệm ra tôi thấy ông này cũng không “ngoa “ lắm .

Sapa có hai cửa chính , một cửa vào khu đổ hàng lớn va một cửa vào khu Chợ . Tôi hay đi cửa vào khu Chợ , qua cái cổng cao vút trên nóc có đề mấy dòng chữ to tướng TTTM SAPA, rẽ phải là thấy ngay một dãy quầy bán thực phẩm , tất nhiên là các quầy đều có ký hiệu như TP 01 hay TP 16 v.v nhưng dân trong Chợ quen gọi các quầy thực phẩm bằng những các tên như: Thực phẩm Chung – Nhàn , hay Hùng –Nhuần , Thái –Lý v.v thì ra họ gọi tên của các cặp vợ chồng , tức là quầy của Anh Chung , vợ là Nhàn , hay quầy của Chị Nguyệt , chồng la anh Nghia

 

Hay thật , hình như người Việt mình đi đâu cũng có đôi lứa thì phải , chăng có quầy nào mà lại chỉ mang tên vợ , hôặc chỉ mang tên chồng , cả thiên hạ đều biết họ là vợ chồng, chỉ khổ cho mấy ông này , giá có đi “tòm tem” em nào bên ngòai thì đều bị “lộ hàng “ hết , không nói phét là anh vẫn còn “gin “ được . Trong các quầy thực phẩm này thôi thì đủ cả , mùa nào thức nấy .. rau thơm, rau muống, cà pháo, tôm, cá đông lạnh … đến quả mít tố nữ với mùi hương “đặc biêt” cũng có . Bà con mình ở đay sướng thật , mua thịt , lòng , dồi, đều có sẵn, muốn ăn cá tươi thì đây :cả dàn các chép con nào cũng từ 3kg trở lên , làm luôn chỉ việc mang về và …nấu . Đến chân giò nấu “giả cầy : cũng được thui sẵn , chặt và ướp riềng mẻ , mắm tôm thơm phức .

 

Gần đây , thông thương Châu Âu , trong chợ còn có cả cua bể , trai, hến , cá chình tuơi nguyên đưa từ Anh và Hà Lan sang ,thậm chí cả ..cá mập nữa . Đồ ăn rất phong phú, vệ sinh an tòan n thực phẩm thì ….còn nhiều vấn đề phải bàn , nhưng an tòan hơn trong nước là cái chắc .

Ngay gần chùa Vĩnh Nghiêm Praha la quầy phở Quỳnh Anh. Nói đến món Phở , ai cũng nghĩ : đơn giản , ai mà chẳng nấu được . Nhưng mà phở Quỳnh Anh vẫn có hương vị riêng, và đặc biệt là món gia vị tương ớt ( nghe nói được nhập từ Đức về ) làm cho bát phở có mùi rất Việt nam .

Về món phở thì trong Sapa còn nhiều hàng ăn ngon , có tiếng từ xửa xưa là phở Thúy Như hay là phở gà Thành Huệ , Thúy Như thì người ta nhớ đến những miếng mọc thả không chê vào đâu được và cách trần bánh phở mềm như phở tươi , còn Thành Huệ thì bát phở gà bao giờ cũng có tí nước béo vàng ngâỵ và thịt gà xếp đầy tú hụ .

 

Người viết bài này là người Hà nội chính cống cũng phải thú nhận rằng phở ở Sapa ăn ngon hơn ở Hà nội vì bây giờ quen ăn phở “thập cẩm “ gà , bò , tái , nạm,gầu rồi , mà cái thứ phở đó ở Hà nội không có . Ở Hà nội phở gà là gà , bò là bò , ..không lẫn lộn .

Ngay cạnh đó là quán bún chả -ngan Dũng Liên ( chồng tên Dũng , vợ Liên )cái quán này mới chuyển xuống đây được vài năm , chủ nhân luôn tự tay quạt chả mà không nhờ bất cứ người giúp việc nào vì theo anh chất lượng là bí quyết giữ khách. Chả lợn thì mềm , chả ngan thì thơm và đặc biệt là món tiết canh ngan cứ gọi là tuyệt cú mèo , đến ..Tây còn mê tít . Ông chủ quán khoe một cách tự hào rằng có ông Tây ăn quen tiết canh ,hàng tùần phóng xe hơn 100 km lên chỉ ăn có …3 bát xong lại về .

 

Nói tới bún chả và bún ngan thì phải kể đến ông “tổ” là anh Thanh “dê|”. Anh nay sang Tiệp kể đến gần hai chục năm, ai đã từng ở Tiệp đều nhớ quán Thanh Dê ở chợ Bokave với món bún chả gia truyền, về Sapa anh tiếp tục nghề cũ và những khách quen cả Tây lẫn Ta vẫn tìm đến.

Kể cũng lạ , người ta gọi anh là Thành “Dê” chẳng ăn nhập gì với quán bún chả và bún ngan của anh cả , hay là anh “dê” quá nên người ta gọi vậy ?

 

Riêng tôi thấy anh là người rất hiền lành, luôn miệng cười và hoạt động rất tích cực trong phong trào bóng đá của Chợ Sapa . Cũng còn một người nữa ra nhập làng “bún chả “sau nay là chị Thu, Quán Hải Hằng .

Có hôm tôi đọc được trên trang web của người Tiệp có bài viết về quán của chị , quán này nằm ở dưới cùng khu quán ăn trong Chợ , Tây họ khen trên trang web cái món chả băm và nước chấm của quán chị Thu.

Đối diện với quán Dũng Liên là một quán mới chuyên bán vịt quay Hàng Buồm. Ông chủ quán tên Sơn luôn lễ phép chào khách làm thực khách nào cũng có cảm giác mình thực sự là “Thượng đế |” trong quán của anh . Nghe nói anh Sơn đã từng đọat giải cao trong một cuộc thi ẩm thực được tổ chức tại Hà Nộ .

Dạo nay , ngoài vịt quay Hàng Buồm, anh còn làm thêm các loại lẩu cá chình và lẩu ..cá mập.

Bản thân người viết cũng từng được nếm thử món súp vây cá mập chính hiệu do tự tay anh trình bày

.Nghe nói món này ở Việt nam cũng có , nhưng thay vì nấu vây cá mập thì họ nấu bằng vây cá … chép và giá cả của bát súp đó thì đắt như cá ..vàng .

Bên Tiệp này bà con mình cũng sướng , làm thật và ăn cũng thật .

Vòng xe một vòng , rẽ trái tôi vào khu “ẩm thực “ cua chợ Sapa . Ngay đầu đường là quán bún cá Hải phòng của anh chị Hưng Bé .

Nếu ai còn nhớ cái hồi còn chợ Petit ở phố Meteologicka hẳn đều nhận ra cặp vợ chồng này, ngày ấy chị Bé ngồi ở một cái ngã ba và bán bún trông “bô lô nhếch “lắm . Nhưng món bún cá Hải Phòng thực sự khởi sắc từ ngày anh chi mở ở chợ Sapa. Chiều nào đi qua cửa hàng cũng thấy anh Hưng ngồi xổm làm cả chậu các chép thì đủ biết quán đông đến chừng nào, bát bún cay , nóng lại thêm măng chua ngâm ớt mà ăn vào mùa đông rét âm độ ở châu Âu thì còn gì bằng ..

 

Cạnh đó là quán cơm Kiều Hiệp , đay là quán cơm của chị Kiều Hiệp ( một mình , chứ không phải chồng Kiều vợ Hiệp đâu nhé ) nghe đâu chị đã từng là diễn viên có tài của đòan Cải lương Chuông Vàng, sang Tiệp cũng vì mưu sinh mà mở quán cơm , quán này bán cơm tự chọn , ai muốn ăn gì thì ăn và chỉ phải trả tiền 1 lần . Món ăn rất phong phú , từ đậu phụ sốt cà chua đến cánh gà rán , rau cải xào v.v . Trong khu quán ăn này có một cửa hàng của người Tầu, cũng bán cơm tự chọn nhưng món Tầu , ngoài ra ông Tầu này còn rán quẩy cung cấp cho các hàng phở xung quanh

 

Đặc biệt nhất ở đây là quán pizza , ông chủ quán trang bị cả lò nướng điện để nướng pizza và làm bánh mì kẹp thịt kiểu Việt nam .

Với chiếc xe đạp cà tàng , ông đạp xe đi khắp chợ đưa pizza va bánh mì đến tận quầy phục vụ bà con . Nằm ở cuối dãy khu quán ăn quay mặt ra khu M là hàng bún Nam Tuyết , khi sang đến Tiệp tôi mới được ăn món bún “nhúng “ của quán này.

Gọi là nhúng vì chủ quán bê ra 2 bát , một bát đựng bún và một bát đựng nước dùng trong đó có dọc mùng tươi , thịt chân giò , mọc , và cả thịt gà . Khách ăn cứ việc gắp bún nhúng vào bát mà ăn lẫn với nhau , quán nay còn có món bún ốc rất ngon .

À đây rồi Hồ Sen Quán , ông chủ quán với cái đầu bóng mượt lúc nào cũng niềm nở chào khách . Tôi nhớ quán này nổi tiếng với món “nầm “dê nướng hay cá chép om dưa.

Ông bà chủ quán là người miền Trung rất xởi lởi với khách hàng . Vẫn là một xuất ăn , nhưng thức ăn , cơm và canh nếu thiếu cứ việc xin thêm . Ông nói với tôi , có lúc 5 người vào gọi 3 xuất cơm khi ăn thấy thiếu( tất nhiên là thiếu rồi vì có 5 người mà ăn những …3 xuất cơm ) kêu ầm lên nhưng ông vẫn nhã nhặn phục vụ, cái nghề “làm dâu trăm họ “ mà .

Dạo này có thêm món cháo lòng ngon lắm , nghe đâu có một quán đóng cửa, anh đầu bếp sang “đầu quân” cho Hồ Sen Quán và thế là lại thêm khách khoái khẩu LÔLÔTICA kéo đến quán ầm ầm.

 

Cạnh Hồ sen Quán là quán ẩm thực Hùng Cương ( chồng Hùng vợ Cương )quán này trước đây là phở Tiến Viên khá nổi tiếng, sau khi anh Tiến bị tai nạn tại Việt nam thì quán đóng cửa và anh chị Hùng Cương đến tiếp quản . Anh Hùng vốn là dân gốc Hàng Đào nên khi ra đời món chả cá Lã vọng là mọi người hưởng ứng ngay. Cũng bánh đa, rượu trắng, cháo và đặc biệt là chảo cá sôi dầu thơm phức chấm với mắm tôm, thêm mấy hột lạc , cọng rau” thì là “ làm thực khách ngồi ở Sapa mà ngỡ như ngồi ở chả cá Lương văn Can Hà nội .

 

Gần đó , trên gác hai là hàng bánh cuốn Thanh trì Phuơng Phượng. Cặp vợ chồng này nghe nói khi chơ Sapa mới về còn ngồi xổm tráng bánh cuốn cạnh hàng rào gần khu Hala , sau đó chuyển vào nhà thực phẩm Tâm Hằng và bây giờ thì lên gác.

Bánh it dầu , giòn và dai cộng với tí rau húng và miếng chả vàng rộm cũng làm khách hàng cả nam lẫn nữ xuýt xoa .Nhiều người cứ thứ 7 hay lên chợ Sapa mua quà quê về cho người nhà thì bánh cuốn hay bánh bao , bánh gìò của nhà Lan Đề là những món dễ kiếm nhất ..

Ai ở Tiệp mà chẳng có một vài lần đi dự tiệc sinh nhật , đám cưới , tròn tháng… thì đều phải biết đến Nhà hàng Đông đô và Little Hanoi.

 

Nhà hàng Đông Đô ra đời đầu tiên và là nhà hàng Việt nam lớn nhất ở Tiệp. Hồi còn ở khu Vòng tròn Praha 6 đã có tiếng , sau chuyển về Sapa lại càng nổi tiếng hơn . Gần như các đám cưới của người Việt đều tổ chức ở Đông Đô , đầu bếp chuyên nghiệp, phục vụ cũng chuyên nghiệp và đặc biệt là món ăn …ăn mãi không chán.

Hiện nay Nhà hàng Đông Đô đang sửa chữa , nâng cấp lại để cuối năm nay sẽ đi vào họat động với sức chứa tới 1200 chỗ.

Anh Thiết giám đốc Nhà hàng nói với tô. Mặc dù vậy , thực khách quen thuộc vẫn tìm được ở Nhà hàng Đông Đô “tạm “ những món ăn mà mình ưa thíc

 

. Little Hanoi ra đời sau khi chợ Sapa hình thành , phải nói là các ông chủ rất chịu “chi” đã biến mấy bể đựng dầu hình tròn thành một quán sang trọng giữa lòng Chợ Sapa , mà Tây cũng hay gọi là” Hà nội nhỏ” . Không gian ấm cúng , sành điệu , trên tường treo nhiều bức ảnh quý về Hà nội là nơi tổ chức các cuộc giao lưu văn hóa ,văn nghệ thì thật là mỹ mãn .

 

Năm vừa qua các đêm nhạc Thanh Lam , Phú Quang và gần đây nhất là đêm nhạc An Thuyên đều được tổ chức tại đây rất thành công .

“Cầy tơ 7 món” , tôi reo lên, Sapa vẫn còn thiếu , phen này tôi quyết thắng ông lãnh đạo Sapa rồi nhé , vẫn còn thiếu món này so với Việt nam , tôi khẳng định. Ông phẩy tay cười nhạt : nhầm rồi , trước đây có đấy , sau ngày rằm thì đầy. Nhưng mà sau mấy vụ lùm sùm bên này báo chí Tiệp kêu ca người Việt mình ăn thịt chó, Tây kêu người Việt nam mình ghê quá nên chúng tôi vận động bà con trong chợ ngừng cái món “Quốc hồn quốc túy “này đẽ đỡ xấu mặt người Việt mình với người bản xứ , cho nên muốn xơi thì phải chuyển từ Việt nam sang , thi thỏang vẫn có đấy .

“Làng Việt “, “Hà nội nhỏ” , “thành phố trong thành phố “, v.v đó là cách gọi của người Tiệp về khu chợ Sapa , tuy nhiên với tôi thì có lẽ câu nói của ai đó: Sapa quê nhà nơi phương xa là câu nói đầy đủ nhất về khu Chợ này

Xuân canh Dần – Praha


Nguồn tin: Vietinfo


Xem tin theo ngày: