Tin mới
Bao nhiêu một tháng đủ chi phí cho sinh viên đại học từ Séc?

Ngày đăng: 23/10/2010 - 12:24:45

Cuộc sống sinh viên chắc chắn không phải là đơn giản và rẻ. Điều đó còn phụ thuộc vào sự trợ cấp của bố mẹ có hay không. Tình trạng tài chính chi tiêu còn liên quan cả đến trường Đại học và ngành học của sinh viên. Sinh viên học ở các trường kỹ thuật có cơ hội làm việc để kiếm thêm cao hơn so với sinh viên học các môn xã hội.

Chi phí trung bình của sinh viên đại học trong một tháng là 8 163 koron. Nhưng theo kinh nghiệm của sinh viên các trường Đại học thì con số đó là quá nhỏ. Không thực tế.  Nhưng với số 8 nghìn koron thì cũng tạm ổn nếu sinh viên biết chịu khó làm thêm hay cố gắng tiết kiệm trong chi tiêu.

Nữ sinh viên năm thứ 3 khoa Y nói : Nếu tôi tính hết các chi phí cho việc chuẩn bị học tập của học kỳ đầu năm thì ít nhất cũng phải chi gấp hai lần số tiền trên. Chúng tôi phải sắm quần áo, mua sách giáo khoa, các loại bản đồ, tất cả đều rất đắt tiền. Sách học về ngành Y rất hiếm khi tìm thấy trong các hiệu sách cũ, vì vậy đành phải bỏ tiền ra mua sách mới. Chúng tôi lấy đâu ra tiền nếu bố mẹ không chu cấp cho? Sinh viên Y khoa không thể làm thêm được vì họ không có thời gian rỗi.

Các bạn sinh viên ở các trường Đại học kỹ thuật thì làm thêm vô tư.

Có anh quê ở Beroun, sinh viên trường ČVUT Praha, nhà kỹ thuật chuyên gia máy tính tương lai. Ngoài việc đi học hàng ngày, anh còn đi làm thêm nửa buổi ở một công ty tư nhân. Nhờ đó anh ta có thêm khoản tiền đủ để chi tiêu đàng hoàng và ở riêng, không phải sống trong ký túc xá sinh viên.

Anh nói : Bố mẹ tôi không thể lo cho tôi được như thế, nếu tôi không kiếm thêm hàng tháng ít nhất được 10 đến 15 nghìn, thì đành phải chấp nhận cuộc sống kham khổ và quên luôn việc thuê nhà để ở chung với một bạn cùng học. Và tôi cũng chẳng có tiền để chi cho các hoạt động thể thao hay văn hóa văn nghệ. Một tuần hai lần đi bơi và khi muốn mời bạn gái đi xem phim, tôi phải có trong ví 300 koron là ít. Đấy là còn chưa nói đến chuyện ngồi với bạn bè trong quán bia.

Cho giải trí phải chi nhiều nhất ?

Theo kết quả điều tra thì sinh viên Đại học tiêu cho giải trí là tốn kém nhất ( uống, văn hoá văn nghệ, tận dụng thời gian rỗi), tiếp đến là ăn, ở, điện thoại và internet, sách giáo khoa, đi lại và cuối cùng là cho quần áo mặc. Chi phí của sinh viên có khác nhau theo khả năng của từng gia đình.

Bốn nghìn koron cũng sẽ đủ nếu sinh viên đó sống với cha mẹ, anh ta không phải chi gì cả, chi khoảng 100 koron/ ngày ở bếp ăn sinh viên, có 35-40 koron một suất, anh ta sử dụng giao thông công cộng( vé tháng ở Praha cho sinh viên 260 koron), hạn chế buôn điện thoại bằng mobil  tới mức tối thiểu( 300 koron) cộng với tiền cho vui chơi giải trí là 400-500 koron. Nhưng anh ta phải quên đi khoản mua sắm quần áo, mua truyện và sách hướng dẫn tập thể thao.

Các của hàng đồ cũ (second hand).

Làm thế nào để vừa hạn chế chi tiêu, lại có đủ cái cần có ? Ngày nay, phần lớn các bộ phim hay bản nhạc có thể kéo từ trên mạng, có nghĩa là bạn đã tiết kiệm được khoản xem phim ở rạp và mua CD. Các giáo trình quan trọng có thể tìm mua rẻ ở các hiệu bán sách cũ hay chụp lại ở văn phòng Khoa và có thể đọc ngay tại chỗ ở các cửa hàng sách ngoại ô thành phố với vài koron lẻ.

Cũng không nên mua quần áo ở các cửa hàng đắt tiền, bạn vẫn có thể tìm được quần áo xịn ở các của hàng “ bình dân“ nếu tìm đúng chỗ và biết được khi nào thì có nhập hàng mới.

Dưới 10 nghìn thì khó mà sống và học được ở nước ngoài.

Nếu bạn được đi thực tập ở nước ngoài trong quá trình học Đại học, bạn phải chuẩn bị cho mình khoản tiền lớn hơn để có đủ chi tiêu. Ví dụ có một cô sinh viên Khoa Triết trường UK được đi học nửa năm trong khuôn khổ của chương trình Erasmus ở Lyon Pháp. Học bổng hàng tháng nhận được là 470 eur (khoảng 11 750 koron). Chí phí thêm bắt buộc phải có là 65 eur. Cô ta phải trả cho ký túc xá 170 eur tiền ở, 35 eur cho đi lại, 30 eur cho nối mạng internet và 300 để ăn uống. Tổng chi phí mất 535 eur ( 13 375 koron). Bố mẹ cô sinh viên phải gửi cho con gái 6000 koron để bù vào các chi phí trên. Cô sinh viên phải hạn chế lắm việc gọi điện thoại và các chi phí khác nữa. Vẫn chưa đi thăm thú các danh lam thắng cảnh ở Pháp được và trong khi mua đồ thì phải cân nhắc cẩn thận hơn so với ở nhà.

Lời kết :Các ông bố bà mẹ có con đang học Đại học và sắp bước vào cổng trường Đại học cần phải biết những thông tin trên để mà hiểu được những khó khăn, vất vả của con mình trong sự học, để chuẩn bị tinh thần mà „ chi“! Biết làm sao được! Muốn con học Đại học, phải chấp nhận đầu tư xứng đáng.

Kỹ sư Nguyễn Doãn Trường ( EIC)


Nguồn tin: Secviet


Xem tin theo ngày: