Tiểu thuyết NGỌT NGÀO VỊ ĐẮNG: Chương Bốn
Ngày đăng: 31/10/2011 - 13:12:26
Tác phẩm được giải thưởng của Nhà Xuất bản Thanh niên
BỐN
Tối ấy, Văn về Poprad thì được biết có cuộc chiêu đãi phim, anh không thể rời bỏ công việc phiên dịch của mình để đi chơi đêm với Alena được. Anh đến ga Poprad khi màn đêm đã buông. Thành phố đang lên đèn. Trong ga Poprad hành khách lên xuống tấp nập. Anh dõi mắt tìm thấy Alena đứng thẫn thờ bên một gốc cây. Gió thổi mái tóc vàng của nàng bay bay. Văn vội vã đến bên:
- Alena, thật tiếc tối nay anh lại bận rồi.
Alena chua chát nói:
- Văn chắc lại bận xem phim với…
- Đúng đấy, Văn phải dịch cho các em thiếu niên mà.
Alena cười đau khổ:
- Thôi anh khỏi thanh minh nữa, anh về đi, vĩnh biệt!
Văn gặng hỏi:
- Tạm biệt chứ, sao lại vĩnh biệt, Alena?
Văn chỉ vừa kịp nhận ra một nét buồn in đọng trên gương mặt Alena, thì Alena đã khuất sau phố nhỏ. Có điều gì đó đã đến với Alena? Song anh cũng không còn thì giờ để nghĩ thêm nữa.
… Những ngày sau đấy, công việc bận rộn. Nhờ Văn mà các em thiếu nhi được hiểu thêm nhiều truyền thống tốt đẹp của nhân dân Tiệp Khắc, đặc biệt câu chuyện về người anh hùng Giu-li-út Phu-xích. Văn rất thích tác phẩm “Viết dưới giá treo cổ” của ông nên anh kể say sưa, truyền cảm về cuộc đời người anh hùng cho các em nghe:
“Trái tim châu Âu” là cái tên trìu mến người ta đặt cho đất nước Tiệp Khắc tươi đẹp nằm ở giữa lục địa châu Âu. Nhưng Tiệp Khắc còn được gọi bằng cái tên rất đỗi tự hào “Đất nước của Giu-li-ut Phu-xích”. Giu-li-ut Phu-xích, người anh hùng dân tộc của nhân dân Tiệp Khắc, đã từ lâu được nhân dân thế giới trân trọng và cảm phục. Phu-xích sinh ra ở khu phố Xmi-khôp, thuộc thủ đô Praha vào ngày 23 tháng 2 năm 1903. Mẹ là thợ may, còn bố là thợ tiện kim khí. Lớn lên, vào năm 1921, Phu-xích thi đậu vào trường Đại học Văn Triết ở Praha. Ngoài giờ học anh sinh viên khi thì làm nghề thuê cho một sở thống kê, khi thì lao động trên công trường, khi thì đẩy xe hàng hoặc viết báo để kiếm sống. Chính những tháng năm này người thanh niên Phu-xích đã tham gia hoạt động cách mạng trong phong trào thanh niên và sinh viên. Mặc dù còn trẻ, Phu-xích đã trờ nên nổi tiếng khắp trong nước với những bài báo viết về văn hóa và những bài phê bình văn học của ông. Chẳng bao lâu ông trở thành chủ bút của tạp chí Thân cây, và dưới sự chỉ đạo của ông, tạp chí này trở thành tạp chí xuất sắc nhất của Tiệp Khắc thời bấy giờ. Năm 1930-1931 Phu-xích bí mật sang Liên Xô với tư cách phóng viên thường trú báo Đảng. Sau khi công tác ở Liên Xô về, Phu-xích được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Tiệp Khắc và làm chủ bút báo Quyền lợi đỏ. Năm 1938 phát xít Đức xâm chiếm Tiệp Khắc. Báo Quyền lợi đỏ phải đi vào hoạt động bí mật. Phu-xích đã dùng ngòi bút của mình chiến đấu không mệt mỏi với bè lũ phát xít và tuyên truyền cho cách mạng. Mỗi câu mỗi chữ Phu-xích viết ra đều thắm đượm tình cảm của ông với Tổ quốc, với nhân dân. Bọn phát xít đương nhiên rất sợ hãi và ngày đêm chúng tung mật thám tìm bắt ông. Ông đã bị chúng bắt vào một đêm tối trời tại một địa điểm thuộc ngoại ô Praha. Ngay từ khi lọt vào tay bọn đao phủ, Phu-xích đã biết trước cái chết sẽ đến với ông. Ông phải đương đầu với cảnh tra tấn dã man kiểu trung cổ của bọn quốc xã và những cuộc đối chất vô cùng xảo quyệt của chúng. Nhưng cung cảnh đó không làm người anh hùng lùi bước. Ngược lại ông càng sống càng hiên ngang. Nhờ người coi ngục biết lẽ phải mà Phu-xích đã hoàn tất thiên phóng sự “Viết dưới giá treo cổ”. Sau giải phóng, vợ ông đã cho xuất bản tác phẩm này vào mùa thu năm 1945. “Viết dưới giá treo cổ” lập tức gây tiếng vang đặc biệt trong đất nước Tiệp Khắc và trên toàn thế giới. Nó đã được dịch ra hầu hết các thứ tiếng trên thế giới và được tái bản mấy trăm lần ở khắp các nước. Ngày nay mỗi khi đọc lại “Viết dưới giá treo cổ” có lẽ mỗi người trong chúng ta vẫn không thể không xúc động. Thật khó mà tưởng tượng được rằng một tác phẩm vĩ đại như thế, thu hút người đọc như thế mà lại được viết trong hoàn cảnh ngục tù thiếu ánh sáng, thiếu giấy mực, trong hoàn cảnh chỉ có tiếng thét và sự đánh đập của quân phát xít, trong hoàn cảnh phải “chạy đua từng giờ từng phút với cái chết”
“Đâu có phải vì mất đầu mà con người trở nên nhỏ bé!” Câu nói của Phu-xích thật là giản dị nhưng nó có sức hút kỳ lạ với người đọc, vì nó chính là con người của ông. Ông không bao giờ chết. Tư thế hiên ngang của ông: ngẩng cao đầu và hát bài Quốc tế ca khi bước ra pháp trường ngày mùng 8 tháng 9 năm 1943 mãi mãi in sâu trong ký ức nhân loại…
Câu chuyện của Văn kể làm các em liên tưởng đến hình ảnh anh hùng Nguyễn Văn Trỗi bước ra pháp trường. Các em ghi tỉ mỉ câu chuyện vào trang nhật ký để về kể cho bà con nghe. Đêm đốt lửa trại chia tay thật cảm động, đoàn thiếu niên các nước vui sát cánh bên nhau hát hò thâu đêm. Sao Mi cảm thấy niềm vui tràn đầy. Cô luôn thấy cuộc đời đẹp đẽ. Văn coi Sao Mi như em gái mình vậy. Trong ánh lửa bập bùng của miền rừng núi hàn đới Sao Mi đã múa điệu Lăm Vông cùng các cháu thiếu nhi Lào. Tiếng hát Khắp Lăm của cô nghe nghẹn ngào:
- Poprad đêm nay làm em nhớ đến Hà Nội quá. Em không phải là người Hà Nội nhưng tuổi thơ của em đã trôi qua đẹp đẽ bên những hàng sấu mà mỗi trưa hè ve kêu rả rích. Em đã bao lần mong muốn được trở lại Hồ Tây với đường Thanh Niên xanh mướt những hàng liễu rủ. Anh biết không, trở về Lào mà lòng em còn nặng nỗi niềm với đất Hà thành yêu dấu. Em yêu quê hương em, đất nước của triệu voi, của những điệu múa Lăm Vông. Với em, Việt Nam là quê hương thứ hai. Em sẽ xin sang công tác tại Sứ quán Lào tại Hà Nội…
Văn cũng cảm động không kém:
- Sẽ có ngày anh trở về bản Cok Phô thăm em. Ngày nay ba dân tộc anh em Việt Nam – Lào – Căm-pu-chia gần gũi không có gì ngăn được. Anh sẽ đến khi mùa chăm-pa nở trắng khắp rừng núi Savanakhet. Anh sẽ mang tặng em những cánh phượng hồng.
Bỗng Sao Mi hỏi anh:
- Anh Văn đã có ai chờ đợi chưa?
Văn cười:
- Anh chưa dám nghĩ đến chuyện đấy, tất cả cho học tập đã.
Sao Mi muốn nói tiếp một điều gì sâu sắc hơn, nhưng rồi cô lại lặng im.
Rồi ngày chia tay đến, trên sân bay Poprad một buổi sáng mùa hè, từng đoàn thiếu niên các dân tộc chen nhau lên máy bay. Các em còn ngoảnh lại nhìn lần cuối miền đất xa lạ đẹp đẽ và mến khách này. Dũng nắm tay Văn:
- Tạm biệt Văn, hẹn ngày gặp lại Văn ở Việt Nam.
Các em thiếu niên quây lại bên anh.
- Bao giờ anh Văn về nhớ đến nhà em chơi.
Lệ, em gái Côn Đảo nói với anh:
- Ở nhà em, anh sẽ thấy đẹp hơn ở đây nhiều. Em sẽ dẫn anh đi cùng các bạn thăm nghĩa trang Hàng Dương.
Văn vui vẻ dặn dò các em:
- Về nhà các em nhớ kể lại cho bà con nghe những điều hay, những cảnh đẹp mà các em đã được thấy, được nghe ở đây nhé.
Sao Mi đến bên Văn. Giọng cô thoảng qua như hơi thở:
- Anh Văn cầm lấy bức thêu và chiếc túi này. Em muốn nói với anh nhiều lắm, nhưng lúc này em cảm thấy không làm được điều đó. Sao Mi sẽ viết thư cho anh…
Văn cầm lấy những kỷ vật mà lòng bâng khuâng. Anh nắm chặt bàn tay của Sao Mi trong tay mình, rồi đeo lên cổ tay Sao Mi một chiếc đồng hồ:
- Anh Em mình sắp xa nhau, còn lâu mới được gặp lại. Nhưng em hãy coi anh như người anh trai. Luôn ở bên cạnh em, động viên em trong mọi công việc. Anh sẽ nghĩ nhiều đến em
Văn nhìn thấy mắt Sao Mi ngấn lệ.
- Đừng khóc, Sao Mi …
Cô khẽ gật đầu:
- Em là một cô gái đa cảm lắm anh à. Ở bên anh, em cảm thấy hạnh phúc, lúc xa rồi chắc nhớ nhiều. Em sẽ đếm ngày chờ đợi gặp anh. Anh chưa hiểu được lòng em đâu…
Sao Mi rụt tay khỏi tay Văn, chạy như bay đến chỗ các em thiếu nhi Lào. Những chiếc khăn tay màu hồng tung lên. Chia tay, chia tay, Văn lưu luyến trước phút giây tiễn biệt. (Xem tiếp kỳ sau)
Tối ấy, Văn về Poprad thì được biết có cuộc chiêu đãi phim, anh không thể rời bỏ công việc phiên dịch của mình để đi chơi đêm với Alena được. Anh đến ga Poprad khi màn đêm đã buông. Thành phố đang lên đèn. Trong ga Poprad hành khách lên xuống tấp nập. Anh dõi mắt tìm thấy Alena đứng thẫn thờ bên một gốc cây. Gió thổi mái tóc vàng của nàng bay bay. Văn vội vã đến bên:
- Alena, thật tiếc tối nay anh lại bận rồi.
Alena chua chát nói:
- Văn chắc lại bận xem phim với…
- Đúng đấy, Văn phải dịch cho các em thiếu niên mà.
Alena cười đau khổ:
- Thôi anh khỏi thanh minh nữa, anh về đi, vĩnh biệt!
Văn gặng hỏi:
- Tạm biệt chứ, sao lại vĩnh biệt, Alena?
Văn chỉ vừa kịp nhận ra một nét buồn in đọng trên gương mặt Alena, thì Alena đã khuất sau phố nhỏ. Có điều gì đó đã đến với Alena? Song anh cũng không còn thì giờ để nghĩ thêm nữa.
… Những ngày sau đấy, công việc bận rộn. Nhờ Văn mà các em thiếu nhi được hiểu thêm nhiều truyền thống tốt đẹp của nhân dân Tiệp Khắc, đặc biệt câu chuyện về người anh hùng Giu-li-út Phu-xích. Văn rất thích tác phẩm “Viết dưới giá treo cổ” của ông nên anh kể say sưa, truyền cảm về cuộc đời người anh hùng cho các em nghe:
“Trái tim châu Âu” là cái tên trìu mến người ta đặt cho đất nước Tiệp Khắc tươi đẹp nằm ở giữa lục địa châu Âu. Nhưng Tiệp Khắc còn được gọi bằng cái tên rất đỗi tự hào “Đất nước của Giu-li-ut Phu-xích”. Giu-li-ut Phu-xích, người anh hùng dân tộc của nhân dân Tiệp Khắc, đã từ lâu được nhân dân thế giới trân trọng và cảm phục. Phu-xích sinh ra ở khu phố Xmi-khôp, thuộc thủ đô Praha vào ngày 23 tháng 2 năm 1903. Mẹ là thợ may, còn bố là thợ tiện kim khí. Lớn lên, vào năm 1921, Phu-xích thi đậu vào trường Đại học Văn Triết ở Praha. Ngoài giờ học anh sinh viên khi thì làm nghề thuê cho một sở thống kê, khi thì lao động trên công trường, khi thì đẩy xe hàng hoặc viết báo để kiếm sống. Chính những tháng năm này người thanh niên Phu-xích đã tham gia hoạt động cách mạng trong phong trào thanh niên và sinh viên. Mặc dù còn trẻ, Phu-xích đã trờ nên nổi tiếng khắp trong nước với những bài báo viết về văn hóa và những bài phê bình văn học của ông. Chẳng bao lâu ông trở thành chủ bút của tạp chí Thân cây, và dưới sự chỉ đạo của ông, tạp chí này trở thành tạp chí xuất sắc nhất của Tiệp Khắc thời bấy giờ. Năm 1930-1931 Phu-xích bí mật sang Liên Xô với tư cách phóng viên thường trú báo Đảng. Sau khi công tác ở Liên Xô về, Phu-xích được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Tiệp Khắc và làm chủ bút báo Quyền lợi đỏ. Năm 1938 phát xít Đức xâm chiếm Tiệp Khắc. Báo Quyền lợi đỏ phải đi vào hoạt động bí mật. Phu-xích đã dùng ngòi bút của mình chiến đấu không mệt mỏi với bè lũ phát xít và tuyên truyền cho cách mạng. Mỗi câu mỗi chữ Phu-xích viết ra đều thắm đượm tình cảm của ông với Tổ quốc, với nhân dân. Bọn phát xít đương nhiên rất sợ hãi và ngày đêm chúng tung mật thám tìm bắt ông. Ông đã bị chúng bắt vào một đêm tối trời tại một địa điểm thuộc ngoại ô Praha. Ngay từ khi lọt vào tay bọn đao phủ, Phu-xích đã biết trước cái chết sẽ đến với ông. Ông phải đương đầu với cảnh tra tấn dã man kiểu trung cổ của bọn quốc xã và những cuộc đối chất vô cùng xảo quyệt của chúng. Nhưng cung cảnh đó không làm người anh hùng lùi bước. Ngược lại ông càng sống càng hiên ngang. Nhờ người coi ngục biết lẽ phải mà Phu-xích đã hoàn tất thiên phóng sự “Viết dưới giá treo cổ”. Sau giải phóng, vợ ông đã cho xuất bản tác phẩm này vào mùa thu năm 1945. “Viết dưới giá treo cổ” lập tức gây tiếng vang đặc biệt trong đất nước Tiệp Khắc và trên toàn thế giới. Nó đã được dịch ra hầu hết các thứ tiếng trên thế giới và được tái bản mấy trăm lần ở khắp các nước. Ngày nay mỗi khi đọc lại “Viết dưới giá treo cổ” có lẽ mỗi người trong chúng ta vẫn không thể không xúc động. Thật khó mà tưởng tượng được rằng một tác phẩm vĩ đại như thế, thu hút người đọc như thế mà lại được viết trong hoàn cảnh ngục tù thiếu ánh sáng, thiếu giấy mực, trong hoàn cảnh chỉ có tiếng thét và sự đánh đập của quân phát xít, trong hoàn cảnh phải “chạy đua từng giờ từng phút với cái chết”
“Đâu có phải vì mất đầu mà con người trở nên nhỏ bé!” Câu nói của Phu-xích thật là giản dị nhưng nó có sức hút kỳ lạ với người đọc, vì nó chính là con người của ông. Ông không bao giờ chết. Tư thế hiên ngang của ông: ngẩng cao đầu và hát bài Quốc tế ca khi bước ra pháp trường ngày mùng 8 tháng 9 năm 1943 mãi mãi in sâu trong ký ức nhân loại…
Câu chuyện của Văn kể làm các em liên tưởng đến hình ảnh anh hùng Nguyễn Văn Trỗi bước ra pháp trường. Các em ghi tỉ mỉ câu chuyện vào trang nhật ký để về kể cho bà con nghe. Đêm đốt lửa trại chia tay thật cảm động, đoàn thiếu niên các nước vui sát cánh bên nhau hát hò thâu đêm. Sao Mi cảm thấy niềm vui tràn đầy. Cô luôn thấy cuộc đời đẹp đẽ. Văn coi Sao Mi như em gái mình vậy. Trong ánh lửa bập bùng của miền rừng núi hàn đới Sao Mi đã múa điệu Lăm Vông cùng các cháu thiếu nhi Lào. Tiếng hát Khắp Lăm của cô nghe nghẹn ngào:
Em nhớ anh mỗi ngày ba bữa
Bữa thứ nhất, lúc thấy trâu về
Bữa thứ hai khi nhóm nồi cơm nấu tối
Bữa thứ ba là lúc em quay xa, cuộn sợi
Lòng em như tơ rối, nhớ anh mãi khôn nguôi…
Bữa thứ nhất, lúc thấy trâu về
Bữa thứ hai khi nhóm nồi cơm nấu tối
Bữa thứ ba là lúc em quay xa, cuộn sợi
Lòng em như tơ rối, nhớ anh mãi khôn nguôi…
Múa hát xong cô lại ngồi thừ ra. Khi cô ngước nhìn anh:
- Poprad đêm nay làm em nhớ đến Hà Nội quá. Em không phải là người Hà Nội nhưng tuổi thơ của em đã trôi qua đẹp đẽ bên những hàng sấu mà mỗi trưa hè ve kêu rả rích. Em đã bao lần mong muốn được trở lại Hồ Tây với đường Thanh Niên xanh mướt những hàng liễu rủ. Anh biết không, trở về Lào mà lòng em còn nặng nỗi niềm với đất Hà thành yêu dấu. Em yêu quê hương em, đất nước của triệu voi, của những điệu múa Lăm Vông. Với em, Việt Nam là quê hương thứ hai. Em sẽ xin sang công tác tại Sứ quán Lào tại Hà Nội…
Văn cũng cảm động không kém:
- Sẽ có ngày anh trở về bản Cok Phô thăm em. Ngày nay ba dân tộc anh em Việt Nam – Lào – Căm-pu-chia gần gũi không có gì ngăn được. Anh sẽ đến khi mùa chăm-pa nở trắng khắp rừng núi Savanakhet. Anh sẽ mang tặng em những cánh phượng hồng.
Bỗng Sao Mi hỏi anh:
- Anh Văn đã có ai chờ đợi chưa?
Văn cười:
- Anh chưa dám nghĩ đến chuyện đấy, tất cả cho học tập đã.
Sao Mi muốn nói tiếp một điều gì sâu sắc hơn, nhưng rồi cô lại lặng im.
Rồi ngày chia tay đến, trên sân bay Poprad một buổi sáng mùa hè, từng đoàn thiếu niên các dân tộc chen nhau lên máy bay. Các em còn ngoảnh lại nhìn lần cuối miền đất xa lạ đẹp đẽ và mến khách này. Dũng nắm tay Văn:
- Tạm biệt Văn, hẹn ngày gặp lại Văn ở Việt Nam.
Các em thiếu niên quây lại bên anh.
- Bao giờ anh Văn về nhớ đến nhà em chơi.
Lệ, em gái Côn Đảo nói với anh:
- Ở nhà em, anh sẽ thấy đẹp hơn ở đây nhiều. Em sẽ dẫn anh đi cùng các bạn thăm nghĩa trang Hàng Dương.
Văn vui vẻ dặn dò các em:
- Về nhà các em nhớ kể lại cho bà con nghe những điều hay, những cảnh đẹp mà các em đã được thấy, được nghe ở đây nhé.
Sao Mi đến bên Văn. Giọng cô thoảng qua như hơi thở:
- Anh Văn cầm lấy bức thêu và chiếc túi này. Em muốn nói với anh nhiều lắm, nhưng lúc này em cảm thấy không làm được điều đó. Sao Mi sẽ viết thư cho anh…
Văn cầm lấy những kỷ vật mà lòng bâng khuâng. Anh nắm chặt bàn tay của Sao Mi trong tay mình, rồi đeo lên cổ tay Sao Mi một chiếc đồng hồ:
- Anh Em mình sắp xa nhau, còn lâu mới được gặp lại. Nhưng em hãy coi anh như người anh trai. Luôn ở bên cạnh em, động viên em trong mọi công việc. Anh sẽ nghĩ nhiều đến em
Văn nhìn thấy mắt Sao Mi ngấn lệ.
- Đừng khóc, Sao Mi …
Cô khẽ gật đầu:
- Em là một cô gái đa cảm lắm anh à. Ở bên anh, em cảm thấy hạnh phúc, lúc xa rồi chắc nhớ nhiều. Em sẽ đếm ngày chờ đợi gặp anh. Anh chưa hiểu được lòng em đâu…
Sao Mi rụt tay khỏi tay Văn, chạy như bay đến chỗ các em thiếu nhi Lào. Những chiếc khăn tay màu hồng tung lên. Chia tay, chia tay, Văn lưu luyến trước phút giây tiễn biệt. (Xem tiếp kỳ sau)
Đoàn Hoài Trung
Các tin khác:
- CHUYỆN TÌNH BÊN DÒNG SÔNG VLTAVA(01/06/2020 - 08:51:59)
- Bàn thờ nhỏ, Nghĩa tình lớn(27/07/2019 - 00:00:00)
- Những tiếng nói (10/01/2018 - 00:00:00)
- TETREV(30/12/2017 - 00:00:00)
- Rượt theo Premek Bástyr(16/12/2017 - 00:00:00)
- Ngày chủ nhật nóng nực(13/12/2016 - 01:33:00)
- Văn hóa có phải là tài sản…(03/11/2016 - 00:00:00)
- Sách “Giữa đất trời Âu”: Thấy đậm hồn Việt(18/12/2014 - 11:32:47)
- PRAŽSKÉ POVĚSTI ČTOU I VE VIETNAMU(02/11/2013 - 10:49:59)
- Mừng kỷ niệm 95 năm Quốc khánh CH Séc : Những cảm nhận khó quên từ Praha(19/10/2013 - 08:41:49)