Ngày đăng: 21/05/2009 - 09:46:33
Nhắc đến Thanh Lam có lẽ 99% người Việt Nam cũng như người Việt xa xứ đều biết đến chị, nổi tiếng từ thập niên 80,90 với hơn 20 năm ngự trị trên chiếc ghế không ngai và được mệnh danh là nữ hòang nhạc nhẹ Việt Nam, chị được coi là ca sĩ nổi tiếng và giữ được phong độ lâu nhất trong làng nhạc Việt, không những thế Thanh Lam còn là ca sĩ tự do được phong tặng Nghệ sĩ ưu tú khi tuổi đời của chị còn rất trẻ.
“Trong những năm tháng tìm tòi cái mới để cống hiến cho khán giả, tôi nhận được khá nhiều yêu cầu được thấy một nét xưa của Thanh Lam từ bạn bè, người thân và khán giả yêu quý mình. Đó là lý do tôi thực hiện liveshow này”, chị nói. Tuy nhiên, chất xưa chỉ thể hiện ở phần tên ca khúc, còn giọng hát và hình ảnh trên sân khấu là một Thanh Lam của hiện tại.
Với sự kết hợp của ban nhạc Sơn Hương, Diva nhạc Việt đã hát liên tục 20 ca khúc gắn liền với tên tuổi và những chặng đường âm nhạc của chị: từ ngày hồn nhiên trong trẻo thuở Chia tay hoàng hôn, Hoa sữa, Em và tôi... qua những thiết tha, khắc khoải của Gọi anh, Không thể và có thể... đến nồng nhiệt và đằm sâu với Đố tình, Đá trông chồng, Nắng lên...
“Lam... xưa” tại nhà hàng Little Hà Nội (TTTM Sapa) tuy không phải là một đêm diễn hoành tráng nhưng lại là một câu chuyện kể bằng âm nhạc, ít nhiều mang tính hoài cổ, tạo dựng mối liên hệ đối sánh xưa và nay.
Đêm diễn tối 17/5 đã mang đến cho người yêu giọng ca của “người đàn bà hát” một đêm khó quên. Đó là khi những bản tình ca “cũ mà hay” nhẹ nhàng mà đi vào lòng người hay dữ dội và hết mình dưới vòm âm thanh của “nữ hoàng nhạc nhẹ”...
“Để với tiếng ca, bỗng dưng ta gần nhau hơn...”
Bài hát mở đầu “Em và tôi” Thanh Lam đã đưa người nghe trở về giọng hát Thanh Lam nồng nàn và khát cháy của những ngày xưa cũ.
Một chiều Hà Nội bước chân lang thang trên những con phố vắng, người tự hỏi người những kỷ niệm yêu thương ngày xưa đã lùi vào dĩ vãng, mà còn đâu đây những giai âm một bài hát xưa….
Lối cũ ta về dường như nhỏ lại
Trời xanh xanh mãi một màu ấu thơ
“Lối cũ ta về” là một trong nhiều sáng tác trữ tình của nhạc sĩ Thanh Tùng. Ca khúc vẽ lên cảm giác một người cô đơn và hoài nhớ với từng nhịp chậm buồn nhưng cũng đầy tâm trạng lên cao trào bằng những thanh âm cao và dàn trải những quãng nhạc rơi tha thiết. Khán giả sẽ thấy, đúng là một “Lam của ngày xưa”, Lam của một thời đẳng cấp được tôn lên hàng Diva .
Thanh Lam may mắn được sinh ra trong một gia đình bố mẹ đều là những nghệ sĩ yêu nghề và yêu con cái. Khi Lam biểu diễn hầu như bao giờ cũng có ba mẹ ở hàng ghế khán giả và là những khán giả nghiêm khắc nhất. Nhạc sĩ Thuận Yến có nhiều bài hay nổi tiếng nhưng chỉ bài nào hợp với mình Lam mới chịu hát. Hai bài hát luôn gắn với tên tuổi hai cha con cho đến nay là Chia tay hoàng hôn và Khát vọng. Chất bạo liệt trong Thanh Lam tỏ ra đắc địa trong những khúc cuộc xoáy âm thanh: Em muốn ôm cả đất/ Em muốn ôm cả trời/ Mà sao anh ơi/ không ôm nổi trái tim một con người đó là lời mở đầu cho ca khúc “Khát vọng” để rồi chất lửa trong Thanh Lam bùng lên mãnh liết làm cả hội truờng im lặng như cố để tận hưởng tất cả những gì mà Thanh Lam muốn chuyển tải đến khán giả.
Em phải về thôi, xa anh thôi-Hoàng hôn Hoàng hôn yên lặng cũng theo về …sự da diết , khắc khỏai của một người đàn bà sống hết mình và yêu hết mình đúng như con người thật của chị đã khiến chị thể hiện quá thành công ca khúc này để rồi không ai có thể bước qua và thể hiện nó. Cả hội trường Little Hà Nội đã chìm đắm với Thanh Lam trong Chia tay hòang hôn và Khát vọng. Tên người cha được chị nhắc đến khi hát bài hát của cha và chị đã dệt nên những khoảnh khắc không thể nào quên nơi người nghe, khi chị đắm mình trong các bài hát được sáng tác bởi người cha thân yêu.
Thanh Lam sinh ra không phải hát nhạc Trịnh nhưng chị yêu nhạc Trịnh nên khi hát “Ru mãi ngàn năm”, “Này em có nhớ” “Rừng xưa đã khép” chị đã nhận được rất nhiều lời khen. Tâm sự với tôi Thanh Lam nói nói “tôi luôn tự biết nếu mình cứ đi theo cách hát truyền thống thì làm sao “qua” được chị Khánh Ly” nên những ca khúc này tôi hát theo cách thể hiện của riêng mình theo đúng chất “Lam” … chất quyết liệt. Nhưng tôi hát nhạc Trịnh với những cảm xúc riêng của mình và muốn thổi vào đó một luồng sinh khí mới của một người phụ nữ đương đại chứ không phải là một cách hát buông xuôi, trễ nải. Tôi không thích lặp lại những gì người khác đã làm.
Và đúng như chị tâm sự. Người nghe đã quen với lối giản dị của nhạc Trịnh trước đây và Thanh Lam biết mình là một người rất mãnh liệt nên đã cố kìm nén rất nhiều khi hát. Thanh Lam đã cân bằng khát vọng với cảm xúc của một người đàn bà..
Sinh sống tại Hà Nội Hoa sữa, Em ơi Hà Nội phố lại càng đúng với tâm tư của chị, không có gì bằng hát những bài hát về nơi mà mình sinh sống. Chị đã đưa khán giả Séc như được trở về với đêm Hà Nội xưa , đạp xe chầm chậm, hương hoa sữa thoang thỏang đâu đây bao trùm xung quanh mình… Nhạc sĩ Hồng Đăng khi viết bài Hoa sữa có lẽ cũng không ngờ rằng bất kỳ người Hà Nội nào khi nhớ về Hà Nội đều nghĩ đến mùi hoa sữa như thế… “Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm. Có lẽ nào anh lại quên em, có lẽ nào anh lại quên em?...
Thanh Lam tâm sự “Mỗi lần rời xa một người mà mình từng yêu thương điều đó thật khủng khiếp. Tôi nhận thấy, sự bền vững không chỉ bản thân mình quyết định mà luôn luôn phải từ cả người đàn ông của mình nữa..từ hai phía. Khi yêu, tôi thường quên mất chính mình. Thậm chí còn hơn cả điên. Đó là xả thân. Tình yêu của tôi có đẹp, có xấu; có được và có mất, nhưng lúc nào cũng đốt hết mình để xả thân.
Sao chẳng đến cùng em
Con sông khuya buồn lắm
Không thể hát trong đêm vắng lặng
Gọi anh..gọi anh!
Hãy da diết cùng Thanh Lam trong Gọi anh
Hai mươi năm đứng trên sân khấu hát những bản tình ca dịu ngọt là bấy nhiêu ngày tháng Thanh Lam ru cho cuộc đời mình. Trong hai mươi năm ấy những thanh âm của tiếng hát Thanh Lam được kết tinh thành những “giọt Lam” tưới mát cho từng tâm hồn yêu nhạc. Hai mươi năm ca hát của Diva này đã được kết tinh trong “Lam… xưa” như thế đó. Cuộc vui nào rồi cũng đến lúc tàn, chúng ta những người yêu mến Thanh Lam, hãy cùng chúc cho tiếng hát của chị ngày càng lắng đọng và luôn ngự trị trong lòng người yêu nhạc Việt Nam.
Kết thúc đêm nhạc Thanh Lam đã ở lại để cùng các khán giả giao lưu và chụp ảnh lưu niệm, với nụ cười luôn nở trên môi, Thanh Lam nói đêm nay Lam thấy rất hạnh phúc bởi sự yêu quý, sự mong chờ, sự cổ vũ nồng hiệt của khán giả Séc khiến Lam cảm thấy các bạn đã và đang rất yêu Lam. Cảm ơn Ban Giám đóc nhà hàng Little Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ và các bạn đã đã bớt thời gian để đến đây “tâm sự” cùng Thanh Lam trong đêm nhạc “Lam xưa”. Một lần nữa xin cảm ơn tất cả./
Nguồn tin: Vietinfo
- Người Việt tại Cộng hòa Séc phát huy truyền thống tương thân, tương ái(06/11/2023 - 20:03:12)
- Kỷ niệm 20 năm thành lập Trung tâm tiếng Việt tại CH Séc(23/10/2023 - 19:40:16)
- Cộng đồng người Việt Nam tại Séc đoàn kết hướng về quê hương(17/10/2023 - 19:45:27)
- Kỷ niệm 10 năm ra mắt Đại từ điển của người Việt Nam tại Cộng hòa Séc(24/09/2023 - 19:44:46)
- Chúc Tết và cầu bình an cho cộng đồng người Việt Nam tại Séc(24/01/2023 - 20:17:30)
- Xuân Quý Mão 2023: Đầm ấm hương sắc Xuân Quê hương tại Séc(22/01/2023 - 20:09:36)
- Kỷ niệm 78 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Cộng hòa Séc(23/12/2022 - 00:00:00)
- Cộng đồng người Việt là cầu nối quan trọng cho mối quan hệ hữu nghị Việt - Séc(30/08/2022 - 19:54:09)
- Vu Lan báo hiếu: Gìn giữ nét đẹp văn hóa người Việt tại Séc(01/08/2022 - 20:00:48)
- Vinh danh Việt kiều tại Séc có nhiều đóng góp cho quê hương đất nước(23/07/2022 - 20:37:25)