Tin mới
Các doanh nhân Việt Nam ở Séc đã bắt đầu quảng cáo thương hiệu

Ngày đăng: 31/07/2009 - 15:44:15

Các doanh nhân Việt Nam đã bắt đầu sử dụng việc quảng cáo bán hàng cho đại chúng. Trong hai năm gần đây khuynh hướng này ngày cáng gia tăng nhất là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Đặc biệt họ rất ít quảng cáo ở các vùng nông thôn hay đăng quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc tổ chức những giờ ăn vui vẻ (những giờ ăn mà giá của tất cả các thực đơn trong nhà hàng đều giảm) ở trong các nhà hàng.

Cho đến tuổi 56, ông Trần Văn Ngọc, chủ cửa hàng quần áo ở Jičín mới bắt đầu học cách cạnh tranh bằng phương thức khác với kiểu cạnh tranh đặc trưng của người Việt Nam là suốt ngày ngồi bên quầy hàng.

Ông Ngọc nói rằng ông ta đã quan sát thấy người Séc rất Cộng hòa Séc rất chú ý đến những quảng cáo các mặt hàng cụ thể đại hạ giá. Thế là ông ta liền thử xem.

Ông ta đã cho in 300 tờ rơi mà trên đó ông ta quyết định hạ giá hai mặt hàng áo lót nam, nữ khoảng 1/3 giá bán ban đầu. Các tờ rơi này được mang bỏ vào thùng thư của các nhà trong tháng 3 và tháng 4 và điều kỳ lạ đã đến.

Ngay lập tức doanh th tăng vọt và vẫn giữ được nhịp độ đến bây giờ. Thậm chí có mặt hàng bán nhiều gấp 3 lần. Chắc chắn ông ta sẽ tiếp tục chiến dịch khác tương tự.

Lần đầu tiên ông ta chi tiền cho việc quảng cáo bán hàng cách đây 7 năm khi mới chuyển từ việc bán hàng chợ sang mở cửa hàng và đồng thời đặt một tấm biển ghi tên công ty ở trước cửa. Lần đó ông ta phải chi mất 2 nghìn korun và ông ta cho thế là hơi nhiều nên định sẽ không bao giờ chi tiền cho việc quảng cáo nữa.

Nhưng ông ta đã thay đổi quan điểm của mình khi xảy ra cuộc khủng hoảng. Ngoài việc in tờ rơi mất 3 nghìn korun ông ta còn chi tiền mua các chữ cái để dán lên tủ bày hàng để giúp cho khách hàng dễ nhận thấy cửa hàng của mình.

Cũng giống như doanh nhân ở Jičín, những người Việt Nam khác cũng bắt đầu đầu tư cho quảng cáo. Chủ Văn phòng quảng cáo Zlatý nápad (Ý tưởng vàng) ông Nguyễn Hoài Vũ cho biết: Đó là khuynh hướng mới bắt đầu phát triển từ hai năm nay khi mà cuộc khủng hoảng bắt đầu trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh các cửa hàng nhỏ, các nhà hàng, cửa hàng ăn nhanh và các tổ chức khác nhau Đạo tin lành Việt Nam và cả Chợ Sapa, Trung tâm của cộng đồng người Việt Nam ở Séc cũng bắt đầu quảng cáo thường xuyên hơn. Aai cũng muốn nổi lên và được nhiều người biết đến để lôi cuốn khách hàng.

Cũng theo người chủ Văn phòng quảng cáo này thì thực tế cách đây 10 năm chưa có những vụ làm ăn bằng dịch vụ làm quảng cáo. Mội người chỉ đơn thuần viết tên cửa hàng và các mặt hàng bán rồi cắt ra dán lên bìa cát tông. Đó là tất cả những gì mà người Việt Nam kinh doanh ở Séc quảng cáo cách đây 10 năm.

Ban đầu Văn phòng quảng cáo Zlatý nápad chỉ làm những tấm biển rẻ tiền giá khoảng 5 nghìn korun. Ngày nay khách hàng đã yêu cầu anh ta làm những tấm biển lớn hơn, màu sắc rực rỡ hơn và sẵn sàng trả giá tới 60 nghìn korun.

Người Việt Nam chuyên thiết kế mẫu quảng cáo này con cho biết: ngoài các tấm biển khách hàng cũng đặt hàng in quảng cáo nhiều hơn, họ in cả những bao bì để gói sản phẩm và thậm chí còn muốn soạn thảo một kế hoạch quảng cáo bán hàng tổng thể. Số lượng khách hàng đặt làm quảng cáo của họ đã tăng lên gấp 10 lần.

Chẳng hạn chủ Văn phòng quảng cáo còn khuyên các nhà hàng học theo cách quảng cáo của McDonald’s như tìm cách cuốn hút mọi người đến với những thực đơn đặc biệt và hạ giá trong các quảng cáo so với các thực đơn khác hay tổ chức những giờ vui vẻ tức là hạ giá tất cả các thực đơn theo giờ vào thời gian mà nhà hàng thường vắng khách.

Ông Nguyễn Nhật cho biết là chủ nhà hàng ăn nhanh Praha BOK đã có một thực đơn đặc biệt là món ăn tryền thống châu Á cho khách hàng. Lập tức hiệu nghiệm ngay. Nhà hàng đã có nhiều khách hàng tới ăn trưa hơn hẳn. Khi họ tiến hành thông báo là nhà hàng sẽ giảm giá các thức đơn từ 5 đến 9 giờ tối thì lập tức cũng có nhiều người đến ăn tối hơn.

Nhà hàng còn tận dụng cơ hội quản cáo cho mặt hàng kinh doanh khác của mình đó là mì và cháo ăn liền cho bữa chiều của hầu hết các gia đình Séc và Việt Nam.

Ông Nhật còn giải thích thêm là các nhà doanh nghiệp thường ma hàng ở Makro cho nên ông ta tiến hành nghiên cứu làm sao để họ mua hàng của ông ta.

Người chịu trách nhiệm điều hành nhà hàng Đông Đô ở chợ Sapa là ông Cao Nam Thiết cho biết là họ cũng bắt đầu quảng cáo trong các tạp chí để hạ chế việc doanh thu bị giảm.

Ông ta thừa nhận rằng mặc dù nhà hàng đã có tiếng những gần đây doanh thu giảm nên họ đã tìm cách để đảm bảo doanh thu và họ đã thành công.


Nguồn tin: Vietinfo


Xem tin theo ngày: