Tin mới
Người Việt Nam ở Séc rời bỏ các chợ vùng biên

Ngày đăng: 21/09/2009 - 21:10:36

Trong thời gian gần đây nhiều người Việt Nam kinh doanh ở Séc có xu hướng chuyển sang mở các cửa hiệu sơn sửa móng chân, móng tay và chăm sóc thẩm mý, các cửa hàng bán thực phẩm, quán bia…

Theo các nguồn tin từ biên giới phía Tây Séc thì số lượng người Việt Nam bán hàng ở các chợ vùng biên đang giảm đi rất nhanh. Nhiều người Việt Nam hiện nay đang chuyển sang tìm kiếm cơ hội kinh doanh các của hàng thực phẩm, mở các cửa hiệu sơn sửa móng chân, móng tay và chăm sóc thẩm mý. Dần dần họ cũng đã nắm bắt cả lĩnh vực mở nhà hàng ăn và quán bia nhất là ở những nơi có doanh thu thấp, giá thuê cao mà người Séc không chịu được phải bỏ đi.

Nhưng người bán hàng ở các chợ Cheb, Svatý Kříž còn học hỏi các câu chào mời, bán hàng bằng tiếng Đức. Chỉ cần khách hàng ghé nhìn các mặt hàng là ngay lập tức người bán hàng mời chào đủ các mặt hàng khác nhau. Nào là đĩa CD, thuốc lá hay quần áo và các mặt hàng khác.

Tiếng loa phát ra từ quầy bán dĩa cũng là các bài nhạc pop bằng tiếng Đức. Các biển quảng cáo hay biển treo, biển đề hầ hết cũng lag bằng tiếng Đức. Điều đó chững tỏ nơi đây chẳng mấy khi có khách hàng người Séc. Giờ đây thì ngay cả số lượng người Đức viếng thăm các chợ này cũng giảm đáng kể.

Một trong những người bán hàng nói rằng công việc làm ăn rất tồi tệ. Mỗi ngày kiếm được đôi chục khách đã là sung sướng lắm rồi mặc dù trong số đó có tới một nửa chỉ nhìn ngó mà không mua hàng. Hoặc nể lắm thì họ mua cho đôi ba bao thuốc thât dẻ hơn ở quầy bán thuốc vài korrun và không thèm mặc cả.

Một người khách đến bất ngờ làm cho người Việt Nam bán hàng tự xưng là Kamil lúng túng. Kamil nói rằng họ luôn nắm bắt được tỷ giá của đồng euro với dồng korun. Hiện tại đồng euro mất giá nên lượng khách hàng càng giảm. Vào thứ Bảy, Chủ Nhật còn khá chứ trong tuần chỉ có ngồi chơi xơi nước mà thôi.

Mặt hàng bán chạy vẫn là thuốc lá và can đựng xăng cỡ lớn. Nhất là thuốc lá bao giờ cũng dẫn đầu. Sau đó là can đựng xăng chủ yếu là loại cỡ to. Sư ra đi của người Việt Nam ở chợ Svatý Kříž càng trở nên rõ ràng hơn. Chỉ còn các quầy ven chợ là còn có người bán. Càng đi sâu vào trong thì số lượng quầy bỏ trống càng nhiều. Hơn một nửa số quầy đã bị bỏ trống. Chủ chợ cho thuê quầy và cả nhà ở tầng một mà cũng chẳng có người muốn thuê.

Doanh thu bán các mặt hàng nhái chắc cũng khá lên do số lượng quầy bán ít đi. Thanh tra thương mại và hải quan kiểm tra nhiều qua thì họ lại có cách riêng. Hơn nữa áo phông, áo khoác, túi xách phụ nữ và các mặt hàng giày dép cũng đâu có bán chạy như trước nữa. Theo lời của một khách hàng người Đức thì họ chủ yếu sang Séc để mua xăng và thuốc lá.

Một chợ khác ở Cheb là chợ Dragon vừa được xây dựng lại tử tế cũng nằm trong tình trạng chẳng khác gì chợ Svatý Kříž. Hơn một nửa số quầy bị bỏ không. Những mặt hàng bán chạy trước đây như thuốc lá, rượu, băng đĩa giờ cũng chẳng ai đoái hoài. Sự nhanh nhạy cả người Việt Nam đã được thể hiện qua việc số lượng nhà hàng, quầy ăn nhanh, hiệu cắt gội và sơn sửa móng tay, móng chân và thậm chí cả Văn phòng du lịch đã mọc ra. Chỉ có điều khách hàng còn ít quá.

Một doanh nhân Việt Nam tên là Nguyễn Phùng Hải sống ở Cheb đã gần 30 năm cũng đã dời bỏ chợ như những người khác. Ông ta chuyển vào mở một cửa hàng thực phẩm nhỏ ở trong phố. Ông ta cho biết là đã thôi bán ở chợ Dragon từ 11 năm nay. Thời bấy giờ mỗi ngày vài chiếc xe buýt chở khách người Đức đến nên hầu hết các mặt hàng đều bán được. Tôi nhận thấy là việc này chắc không thể kéo dài mãi. Ai dời chợ trước thì người đó sẽ tiến xa hơn. Ông ta bán hàng ở cửa hàng của mình từ sáng sớm đến chiều muộn. Thậm chí có khách hàng bấm chuông ban đêm cũng vẫn được phục vụ.

Ông Nguyễn Phùng Hải cũng là một trong số ít doanh nhân Việt Nam mang quốc tịch Séc. Trả lời cho câu hỏi tại sao việt làm quốc tịch Séc lại khó khăn với người Việt Nam đến vậy ông ta nói: Điều kiện để nhập quốc tịch Séc là phải biết tốt tiếng Séc mà đó là việc khó nhất đối với nhiều người Việt Nam. Cả bảy ngày trong tuần bán hàng từ sáng đến chiều liệu có còn hơi sức để nâng cao trình độ tiếng Séc được không? Đó là chưa nói đến việc phải đi ra các công sở chờ chờ đợi đợi để giải quyết các thủ tục. Vấn đề chủ yêu là cho con cái chúng tôi. Chúng sinh ra ở đây và cảm thấy nơi đây là nhà của chúng.

Một phiên dịch là thành viên của Hội đồng các dân tộc thiểu số ở Cheb tên là Lê Anh Phong cũng khẳng định là việc các chợ kiểu cũ của người biến mất hoàn toàn chỉ còn là vấn đề thời gian. Ai khôn ra thì chuyển sanh kinh doanh kiểu khác hoặc kinh doanh dịch vụ chứ không chỉ 2 năm nữa là các chợ sẽ bị hủy bỏ. Một phần đó là do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng mặt khác là do hiện nay ở Đức người ta cũng cố thể mua các mặt hàng tương tự bằng giá hoặc thậm chí còn dẻ hơn.

Một phiên dịch khác tên là Đặng Thanh Mai ở chợ Potůčky cũng khẳng định là lượng người Đức đến các chợ giảm đáng kể. Người Việt Nam đua nha bỏ chợ vì bán hàng ở chợ cũng chẳng đủ sống. Chủ yếu họ đi vào trong nội địa tìm cách mở cửa hàng cố định.

Theo số liệu của Cảnh sát Ngoại kiều tỉnh Karlovy Vary thì trong tỉnh có khoảng 20 nghìn người nước ngoài trong đó có hơn 9 nghìn người Việt Nam và chủ yếu là ở Cheb.


Nguồn tin: Vietinfo


Xem tin theo ngày: