Tin mới
Luật sư Pavel Čižinský tư vấn cho CĐ người Việt tại Séc

Ngày đăng: 28/09/2009 - 11:28:16

Ban biên tập báo Sức Sống và báo điện tử Vietinfo.eu phối hợp với luật sư Pavel Čižinský và Nhóm tiếp cận châu Âu (ESK) của CH Séc xin giới thiệu một số vấn đề liên quan trực tiếp tới cuộc sống của người Việt Nam tại CH Séc. Bạn đọc có thể gửi những câu hỏi của mình cho báo Sức Sống, báo điện tử Vietinfo.cz và chúng tôi sẽ cùng với luật sư Pavel Čižinský giải thích trong khả năng có thể.

LUẬT SƯ TƯ VẤN CHO NGƯỜI VIỆT NAM

là loạt các bài viết về những quyền lợi cơ bản và nghĩa vụ của người nước ngoài trong năm đầu tiên khi sống tại CH Séc. Các bài viết này chủ yếu dành cho những người Việt Nam, chưa hiểu biết về luật pháp Séc và không có khả năng sử dụng dịch vụ luật sư.

 Tác giả là Mgr. Pavel Čižinský, luật sư đang cộng tác với tổ chức phi chính phủ Cố tấn cho quốc tịch/Công dân và nhân quyền, xem chi tiết www.diskriminace.cz/dp-migrace

 

                                               LUẬT SƯ TƯ VẤN CHO NGƯỜI VIỆT NAM- phần 1)

                                                              Cơ sở cư trú hợp pháp tại Cộng hoà Séc

NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (là những nghĩa vụ mà công dân Séc không có):

1)       luôn phải có (mang theo) giấy phép cư trú còn hiệu lực

2)       đề nghị ra hạn giấy phép cư trú muộn nhất là 14 ngày (tính tất cả các ngày không chỉ ngày làm việc) trước khi giấy phép cư trú hết thời hạn

đơn đề nghị ra hạn nộp cho cảnh sát ngoại kiều trên địa bàn theo địa chỉ cư trú (mẫu mầu xanh lá cây). Nếu như nộp đơn chậm, sẽ không thể ra hạn giấy phép và sẽ phải trở về Việt Nam (nếu không sẽ rơi vào vị thế bất hợp pháp). Những điều duy nhất có thể châm chước là “nguyên nhân nằm ngoài mong muốn của người ngoại quốc“ (ví dụ đau ốm). Lỡ thời điểm ra hạn là sai phạm rất đỗi phổ biến.

 Nếu như ngược lại đơn đề nghị nộp đúng hạn, theo điều §60 luật về cư trú của người nước ngoài thì thị thực hiện có sẽ được ra hạn thêm cho tới khi cảnh sát quyết định tối hậu, kể cả khi kéo dài nhiều năm.

3)       có hộ chiếu

nếu người Việt Nam bị mất hộ chiếu, ngay lập tức phải báo cho cảnh sát Séc và phải nhanh chóng giải quyết hộ chiếu mới tại đại sứ quán Việt Nam. Nếu như không được cấp hộ chiếu mới, thì phải đề nghị cảnh sát ngoại kiều cấp giấy thông hành cá nhân và tự giải quyết (hộ chiếu) mới tại Việt Nam. Nếu không sẽ có nguy cơ bị trục xuất.

4)       thông báo địa chỉ cư trú với cảnh sát ngoại kiều, và phải trong vòng 3 ngày kể từ khi đến hay chuyển nhà

thông báo địa chỉ bằng cách điền biểu mẫu “přihlašovací“ (tờ nhỏ), chỉ cần gửi bằng thư bảo đảm. Nhưng nếu như người nước ngoài không làm hay làm chậm, không bị đe doạ trục xuất, nhưng chỉ bị phạt tối đa 3 nghìn korun.

5)       là người làm thuê với 1) giấy phép cư trú có hiệu lực và đồng thời 2) với giấy phép lao động của phòng lao động cấp cho chỗ làm việc cụ thể

người ngoại quốc phải có đồng thời cả hai loại giấy phép này. Tất nhiên giấy phép cư trú không nhất thiết chỉ với mục đích lao động; nghĩa là cả với thị thực kinh doanh cũng có thể đề nghị phòng lao động cấp giấy phép lao động và có thể làm việc với hợp đồng lao động trọn vẹn. Giấy phép lao động cũng cần phải có cho cả mỗi công việc làm thêm nhỏ. Nhưng người ngoại quốc có thể có nhiều giấy phép lao động và cả nhiều nơi làm việc (cũng như công dân Séc) chỉ có điều phải có giấy phép lao động cho mỗi chỗ làm.

6)       luôn phải có bảo hiểm y tế (hay có 30 nghìn euro tiền mặt)

chỉ cần bảo hiểm cơ bản, chăm sóc sức khoẻ tối thiểu và cấp bách (kể cả khi nên bảo hiểm sao cho bao trùm nhất); nếu người ngoại quốc không có bảo hiểm, phần lớn đó không phải là lí do để huỷ cư trú, mà chỉ bị phạt tối đa 3 nghìn korun.

7)       thông báo cho cảnh sát ngoại kiều những thay đổi khác (đến 3 ngày):

thay đổi họ tên, cưới hay li dị; sinh con phải báo trong vòng 60 ngày và đồng thời nộp đơn đề nghị cấp phép cư trú.

8)       những nghĩa vụ khác của người nước ngoài:

a)        xuất trình giấy tờ tuỳ thân và cả các thủ tục khác theo yêu cầu của cảnh sát (còn những nơi làm việc hay cả mục đích cư trú khác, địa chỉ, bảo hiểm y tế, đủ tiền mặt, v.v... )

b)       xuất trình giấy thông hành của mình cho chủ nhà

ví dụ trong khách sạn, nhà trọ, chủ sở hữu căn hộ cho thuê; LƯU Ý: chỉ xuất trình chứ không để họ giữ lâu

9)       đi sang các nước khác trong khu vực Schengen (ví dụ Slovakia, Đức) chỉ khi có các loại giấy phép cư trú cho phép đi lại;

LƯU Ý về một số loại thị thực dài hạn- với các thị thực như vậy chỉ có thể đi lại tại châu Âu trong ba tháng đầu tiên thời hạn của nó; với lệnh đi khỏi (výjezdní příkaz) thì không thể; tổng thể người ngoại quốc có thể đi lại trong lãnh thổ Schengen nếu như: 1) có hộ chiếu thông hành, 2) có giấy phép cư trú còn hiệu lực tại CH Séc (hay những mảnh giấy mang hiệu lực tương tự dán trong hộ chiếu), 3) có đủ phương tiện tài chính và 4) không có tên trong hệ thống thông tin Schengen

 

PHẢI LÀM THẾ NÀO, KHI TÔI CẦN VIẾT GÌ ĐÓ CHO CƠ QUAN CHÍNH QUYỀN, NHƯNG LẠI KHÔNG BIẾT CÁCH:

-          quan trọng nhất là không được quá thời hạn (để nộp đơn, để khiếu nại), nghĩa là không được đưa đơn muộn

-          có thể nộp cả lá đơn chưa hoàn chỉnh, không có tài liệu hồ sơ kèm theo, không cần cả theo đúng biểu mẫu, có thể viết cả bằng tiếng Việt Nam; cơ quan chính quyền trước hết sẽ phải bằng văn bản yêu cầu đương sự bổ xung vào đơn (= loại bỏ khắc phục thiếu xót) và sau đó thì mới có thể phủ nhận đơn.

Như vậy nghĩa là, ví dụ cần phải nộp đơn đề nghị ra hạn giấy phép cư trú kể cả khi người nước ngoài vẫn chưa có chỗ làm mới- bởi có thể trong thời gian giải quyết đơn sẽ nhận được giấy phép lao động mới và sau đó mới bổ xung cho cảnh sát ngoại kiều.

-          có thể bằng cách báo cáo miệng vào biên bản (nhân viên công quyền có nghĩa vụ ghi chép, cần phải lấy bản sao làm bằng chứng), bằng văn bản (bao giờ cũng là gửi thư bảo đảm, và giữ giấy chứng nhận gửi thư làm bằng chứng), thư e-mail với chữ ký điện tử (chữ ký điện tử cần phải đăng ký tại bưu điện) hay kể cả hình thức thư điện tử e-mail thông thường (thời hạn vẫn giữ như vậy, nhưng hình thức nộp đơn này trong vòng 5 ngày cần phải thực hiện lại bằng văn bản).

 

NHỮNG LỜI KHUYÊN CƠ BẢN CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI:

Tìm lấy ai đó, để giải quyết đối thoại với các cơ quan chính quyền (luật sư, agentura, tổ chức phi chính phủ, hàng xóm, đồng nghiệp... ) và ký với họ hợp đồng, rằng chủ thể này sẽ

-          có uỷ quyền, được gửi cho cảnh sát ngoại kiều tại địa phương, đến phòng lao động và trong trường hợp cần thiết cả phòng quản lí kinh doanh, như vậy các cơ quan này sẽ gửi tất cả mọi thư bảo đảm đến cho người đại diện và người này sẽ phản ứng.

-          sẽ theo dõi thời hạn, đến thời hạn nào phải nộp đơn đề nghị ra hạn, và các nghĩa vụ khác.

Nếu như các chủ thể này vi phạm nghĩa vụ của mình và từ đó người ngoại quốc phát sinh thiệt hại (ví dụ bị mất cư trú hợp pháp hay phải trả tiền phạt), thì người nước ngoài sẽ có thể đòi hỏi những chủ thể này bồi thường thiệt hại ra trước toà án Séc.

 

Nếu người Việt Nam không có những người đại diện như vậy, thì cần phải:

I)                    cần phải có địa chỉ đang hoạt động để nhận thư bảo đảm (hoặc hộp thư số liệu điện tử)- phần lớn người ngoại quốc bị huỷ mất cư trú hợp pháp, là khi cảnh sát tiến hành giải quyết xử lí, nhưng người nước ngoài không hề biết đến điều đó, bởi vì thư bảo đảm được gửi đến địa chỉ cũ hay tới những nơi mà họ không được biết.

II)                  bao giờ cũng phải phản ứng lại tất cả mọi yêu cầu của cơ quan chính quyền, đến tận nơi, viết trả lời, v.v...Mỗi sự sơ suất có thể phải trả bằng giá đắt, luật pháp thường nghiêm khắc với người ngoại quốc hơn là với công dân Séc. Nhưng tất nhiên người ngoại quốc thường lo sợ các cơ quan công quyền một cách vô ích; phần nhiều không có gì phải lo ngại cả.

III)                chỉ ký những gì mà mình thực sự hiểu. Nếu như nhân viên công quyền chỉ cần chứng nhận là đã nhận được một hồ sơ nhất định nào đó, mà nội dung của nó thì người ngoại quốc không hiểu, thì người ngoại quốc hãy viết “tôi chỉ chứng nhận là đã nhận“ và có thể viết bằng tiếng Việt Nam.

IV)                khiếu nại lại tất cả những gì mà mình không đồng ý. Phần lớn các thủ tục giấy tờ trong thẩm quyền của cảnh sát ngoại kiều đều có thể viết đơn khiếu nại (đơn khiếu nại gửi cho chính cơ quan đã ra quyết định) và chống lại mọi thứ (ngoại trừ trường hợp liên quan đến thị thực) có thể đệ đơn kiện lên toà án thành phố Praha hay các toà án tỉnh. Nhưng nếu như quá thời hạn khiếu nại, thì thường không còn cơ hội để sửa sai nữa.


Nguồn tin: Vietinfo


Xem tin theo ngày: