Tin mới
Cuộc sống xa quê tại Séc: Quá khó hiểu người Việt lại chịu khó như thế

Ngày đăng: 22/11/2009 - 12:21:03

Trong số ra ngày 11/11/2009 của nhật báo Lidové noviny có bài viết của nữ phóng viên tên là Hanka Michopula, về sự “khó hiểu“ của người Việt Nam. “Nghề làm báo đã cho tôi cơ hội lọt tới tất cả mọi nơi. Thế nhưng vẫn còn một cánh cửa vẫn luôn khép kín. Đằng sau nó là bí mật của những người châu Á kinh doanh rau hoa quả với nụ cười luôn thường trực trên môi“ nữ phóng viên viết.

Không ai có thể phủ nhận, rằng thành công của những cửa hàng châu Á tại CH Séc đang là trào lưu trong thập kỷ qua. Mặc dù không thể nhìn vào cả chặng đường, nhưng nữ phóng viên cũng vẫn muốn tìm hiểu theo những gì có thể chứng kiến.

 Theo nữ phóng viên, thì tất cả đều đã biết, rằng những người bán hàng Việt Nam đều ân cần, niềm nở, cửa hiệu mở thường xuyên, rau hoa quả rẻ và chất lượng tốt. Mà ở đây phải đặt ra câu hỏi khác: Vì sao mà họ làm được như vậy? Marcel Winter, Chủ tịch hội Séc-việt khẳng định, rằng người Việt Nam có chuẩn mực giá trị hòan tòan khác với những chủ người Séc của những cửa hiệu tạp hóa, rau hoa quả: “Họ lao động mỗi năm 365 ngày, bởi họ sang đây không phải để đi nghỉ ngơi, mà là lao động và điều đó được ưu tiên. Và vì thế lẽ quan trọng, là làm cách nào để kiếm tiền. Mục tiêu hàng đầu của họ là tri thức cho con cái. Ưu tiên thứ hai là cha mẹ ở Việt Nam. Và đứng sau rất xa những điều đó thì mới tới nhà cửa hay xe cộ.“

 “Tôi cố gắng nhẩm nhanh, xem ông Duong ở Dejvice phải bán bao nhiêu trái muỗm với giá 9,90 korun để mỗi tháng một lần có thể gửi về Việt Nam một món tiền tương đối, nhưng quá khó, nên đành để khi khác vậy,“ nữ phóng viên viết.

 Nếu tính về số lượng và lời lãi thì chẳng mấy tương ứng, nhưng về phương diện cửa hàng thực phẩm thì nguồn cung này rất có ý nghĩa. Dầy đặc tuyệt vời và chắc chắn là không nên so sánh với chất lượng hàng vải mà những người Việt Nam bắt đầu bầy bán từ thập kỷ 90. Họ có năng khiếu ẩm thực hơn hẳn về thời trang. Rau quả mới luôn được chọn lọc, bổ xung. Bởi đồ ăn Việt Nam tuyệt vời dựa trên nền tảng của rau quả và gia vị. Giá trị sản phẩm quyết định bởi nguyên liệu, nên chất lượng của nó là then chốt.

 Nơi then chốt cho những cửa hiệu rau quả mới, thuộc vào nhóm “bắt đầu từ con số không“, nhưng nhiều khi còn thấp hơn nữa- có thể bắt đầu từ âm. Khởi nghiệp từ cái nơi khỉ ho cò gáy, nơi mà người Séc đã phá sản hay cả cạnh tranh với đại siêu thị, thì với người Việt Nam là thách thức. Theo ông Marcel Winter, điều này bởi vì người Việt Nam sinh ra đã là thương nhân. “Các vị đừng quên, rằng kinh doanh tư nhân chưa bao giờ bị gián đoạn tại Việt Nam như ở đây, cho nên họ có tới hai trăm năm truyền thống. Vì thế cho nên ví dụ đã có lí luận nào đó cho rằng, người Việt Nam mở hiệu bán rau quả của mình trong ngôi nhà thông thống không ai ở được chính là để bảo đảm cho rau hoa quả thóang gió và qua đó giữ được chất lượng. Họ không ngại cạnh tranh, mà ngược lại. Để có được giá rẻ, họ dùng biện pháp không sử dụng chỉ một nguồn cung cấp, mà luôn theo dõi, tìm kiếm mua hàng của nhiều nơi khác nhau với giá hời, kể cả với một mặt hàng nào đó. Buổi sáng lấy hàng ở tổng kho Lipence, buổi trưa đi tìm các chiến dịch hạ giá ở Lidl và sau bữa ăn trưa đã đẩy những xe hàng nặng trĩu ra từ Makro.

  “Tôi không rõ quyết tâm và nghị lực của họ chịu đựng được bao lâu với mức độ lao động khổ sở như vậy và hòan cảnh của họ khó khăn đến mức nào, cũng không biết bao người ai trong số họ phải tự nguyện làm việc quần quật như thế còn những ai thì bị cưỡng bức. Tôi chỉ biết, rằng nơi mà cách đây 5 năm là con đường bẩn thỉu vào sân nhà, thì bây giờ là gian hàng có mái che, nơi từng là cửa hàng, thì nay là siêu thị, và nơi từng là siêu thị sẽ sớm trở thành đại siêu thị. Với những người Séc cạnh tranh, thì đây không phải là tin vui, nhưng với những bữa cơm của người Séc thì là quá hay.


Nguồn tin: Vietinfo


Xem tin theo ngày: